/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lễ tạ ơn và bức tranh ‘Người nghèo biết ơn’

3327 11:29, 05/06/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Lễ tạ ơn và bức tranh ‘Người nghèo biết ơn’
Trong ngày Lễ tạ ơn, bạn đã suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa của việc ‘biết ơn’ hay chưa? Biết ơn nghĩa là gì, và chúng ta nên biết ơn điều gì?

Đôi khi, những ngày lễ như Lễ Tạ ơn có thể gây căng thẳng. Ví dụ, một số người trong chúng ta có thể phải tổ chức và nấu ăn cho gia đình của mình. Một số khác có thể không có ai bên cạnh để chia sẻ Lễ Tạ ơn.

Tuy nhiên, Lễ tạ ơn có thể khác nhau, nhắc nhở chúng ta rằng luôn có điều gì đó mà chúng ta có thể hướng tới để bày tỏ sự biết ơn.

‘Người nghèo biết ơn’

Henry Ossawa Tanner, một trong những nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi nổi tiếng thế giới đầu tiên của thế kỷ 19, đã vẽ bức “Người nghèo biết ơn”. Bức tranh gợi ý một cách sống trên đời với lòng biết ơn.

Hai nhân vật, ông lão và một cậu bé, ngồi vào bàn bếp chuẩn bị bữa ăn. Cho dù lượng thức ăn ít ỏi trên bàn, cả hai đều cúi đầu cầu nguyện cảm ơn mặc dù tư thế của cậu bé kém trang trọng hơn so với ông lão. Những chiếc đĩa trống của họ chờ đợi thức ăn sau khi kết thúc lời cầu nguyện.

Phía sau ông lão, một cánh cửa sổ duy nhất chiếu ánh sáng vào khung cảnh. Do vị trí ngồi quay lưng của ông ấy, nên khuôn mặt của ông bị che khuất trong bóng tối, nhưng khuôn mặt của cậu bé được chiếu sáng bởi ánh sáng màu vàng.

- Cuộc sống với lòng biết ơn

Bức tranh của họa sĩ Tanner nhắc tôi nhớ tầm quan trọng của việc biết ơn ngay cả khi thiếu thốn với khẩu phần ăn nhạt nhẽo, nhưng ông lão và cậu bé vẫn thể hiện lòng biết ơn thông qua lời cầu nguyện.

Họa sĩ Tanner gọi bức tranh của mình là “Người nghèo biết ơn”, điều này gây chú ý đến thực tế là ngay cả những người trong chúng ta, những người có ít tiền vẫn có thể tìm thấy những điều mà họ biết ơn.

Đôi khi, mọi người nói với tôi rằng họ biết ơn như thế nào về những khó khăn mà họ trải qua. Những khó khăn ấy đã giúp họ trở thành con người như bây giờ. Tất nhiên, biết tu dưỡng lòng biết ơn trong khi trải qua va vấp là rất tốt, nhưng nói thì dễ hơn làm, nhưng dù sao chúng ta cũng rút ra được những bài học quý từ quãng thời gian chông gai đó.

Trong bức tranh, ông lão và cậu bé đang cầu nguyện. Họ đang thể hiện lòng biết ơn của mình với Thượng đế. Dù bữa ăn rất ít ỏi nhưng họ vô cùng biết ơn, điều này cho thấy họ tin rằng Thượng đế biết điều gì là tốt nhất cho họ.

Lời cầu nguyện của họ cũng gợi ý rằng, ngoài thức ăn trên bàn, họ còn nhận được những đặc ân khác từ Thượng đế. Niềm tin cao cả ấy khiến họ trở nên giàu có hơn họ tưởng.

Cuối cùng, tôi không thể không cảm nhận về mối liên hệ giữa ông lão và cậu bé. Có thể ông lão là cha hoặc ông nội của cậu bé. Dù sao đi nữa, sự hiện diện của ông cho thấy rằng ông đang dẫn dắt cậu bé; ông đang dạy cậu bé cách biết ơn Thượng đế cho dù đứa trẻ có nhỏ bé đến đâu, nghĩa là sống biết ơn và biết ơn để được sống. Bất chấp tư thế kém trang trọng của cậu bé, ánh sáng chiếu vào khuôn mặt cho thấy cậu là tâm điểm và việc bày tỏ sự biết ơn là tùy thuộc tấm lòng cậu.

Trong Lễ tạ ơn này, bức tranh “Người nghèo biết ơn” nhắc nhở tôi ‘biết ơn’ những người gần gũi xung quanh, đồng thời cũng nhắc tôi biết ơn những giây phút được sống trên đời. Hơn hết, bức tranh nhắc nhở tôi phải tạ ơn Thượng đế, và sống sao cho những người xung quanh cũng được khích lệ để thắp lên ngọn lửa tạ ơn từ tận đáy lòng.

Uống Trà Thôi
Theo ntdvn
Lễ tạ ơn và bức tranh ‘Người nghèo biết ơn’Chân dung họa sĩ Henry Ossawa Tanner của V. Floyd Campbell. (Ảnh: wikimedia)
Lễ tạ ơn và bức tranh ‘Người nghèo biết ơn’Bức “Người nghèo biết ơn” năm 1894, của Henry Ossawa Tanner. Tranh dầu trên vải; kích thước 35,5 inch x 44,2 inch. Bộ sưu tập riêng. (Phạm vi công cộng)
0 0 2,086 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những tác phẩm hội họa bí ẩn nổi tiếng trường tồn với thời gian!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3401 09:01, 02/08/2024
0 0 1,993 0.0
Họa sĩ kiệt xuất Hieronymus Bosch (1450 – 1516) người Hà Lan theo phong cách “hậu Gothic”, được biết đến như là đại diện Bắc phái của thời kỳ văn nghệ tiền Phục Hưng. Phong cách nghệ thuật của Bosch thường được mô tả là kỳ bí và ám ảnh. Rất khó hiểu được nội hàm và ý nghĩa trong những tác phẩm của ...
Bức chân dung tự hoạ bị giấu kín 63 năm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3398 15:51, 29/07/2024
1 0 1,989 0.0
Tròn 10 năm sau khi hoạ sĩ người Anh nổi tiếng thế kỷ 20, Norman Cornish qua đời, bức chân dung tự hoạ của ông được tìm thấy ở mặt sau của một tác phẩm nghệ thuật khác.

Nhằm chuẩn bị cho cuộc triển lãm sắp tổ chức, chuyên gia bảo quản tại bảo tàng Anh tháo tấm gỗ ở mặt sau bức tranh của Norman Cornish (1919-2014). ...
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3391 11:22, 23/07/2024
0 0 1,761 0.0
Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan triển lãm tranh về 12 tháng, từng được treo trong cung điện thời vua Càn Long, Trung Quốc.

Theo The Paper, Thập nhị nguyệt nguyệt lệnh đồ được trưng bày ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc từ tháng 7 đến ngày 22/9. Bộ tranh tái hiện khung cảnh trong và ngoài cung đình từ tháng một âm lịch đến ...
BÌNH PHONG KHẢM TRIỀU NGUYỄN - NƠI ĐÔNG TÂY HỘI NGHỘ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3387 13:49, 18/07/2024
0 0 2,066 0.0
Chiếc bình phong khảm được làm năm 1877, cuối thế kỷ 19, thời Tự Đức thứ 30 với đề tài kiến trúc Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội

(Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn gọi tắt Nhà thờ Đức Bà)

Tổng kích thước với Chiều cao: 150cm, Chiều rộng: 60cm, cân nặng khoảng 30kg cùng ...
Cuộc đời thầm lặng của danh họa Dương Bích Liên
Team Uống Trà Thôi Dương Bích Liên
3379 09:59, 16/07/2024
0 0 388 0.0
Họa sĩ Dương Bích Liên của bộ tứ ''Nghiêm, Liên, Sáng, Phái'' nhiều lần từ chối Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm cho ông.

Danh họa sống không vợ con, ít bạn bè. Ông thân thiết hai họa sĩ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng. Trong căn nhà ở số 55 Bà Triệu, Hà Nội, đồ đạc của ông chỉ có một chiếc giường ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!