/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà ủ lạnh - thức uống gây thương nhớ

3330 14:16, 07/06/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà ủ lạnh - thức uống gây thương nhớ
Trà ủ lạnh (cold brew) đã trở thành một loại thức uống “gây thương nhớ” trong thời gian gần đây. Thay vì sử dụng nước nhiệt độ cao để chiết tách các thành phần của lá trà thì loại trà ủ lạnh sẽ sử dụng nước lạnh. So với cách pha nóng thì trà khi được ủ lạnh sẽ có vị dịu hơn, hương thơm lắng đọng hơn.

Trà ủ lạnh hay còn gọi là trà cold brew là phương pháp ủ trà nguyên lá hoặc trà túi lọc trong nước nguội, sau đó để trong tủ lạnh từ 10-12 tiếng để lá trà từ từ bung nở, thay vì sử dụng nước nóng để hãm trà như phương pháp thông thường.

Nhiều người nghĩ rằng trà pha lạnh chỉ mới có gần đây. Sự thật là nó đã ra đời từ lâu lắm rồi, trước cả sự có mặt của cà phê pha lạnh. Các bằng chứng cho thấy trà pha lạnh đã xuất hiện ở Nhật trước những năm 1600. Khi đó, người Nhật đã có thói quen dùng trà pha lạnh hàng ngày bằng cách ngâm lá trà với nước sông mát lạnh trong một thời gian.

Trong khi sự ra đời của kỹ thuật pha lạnh xuất phát từ việc pha trà lạnh ở Nhật Bản, nhưng phương pháp này đã không được phát triển mạnh cho đến khi áp dụng cho cà phê. Thành phố Kyoto của Nhật Bản là nơi đầu tiên áp dụng kỹ thuật pha lạnh này với cà phê – một cách uống trở nên phổ biến với các thương nhân châu Âu vào thời điểm đó vì cà phê là một sản phẩm có giá trị được bán khắp thế giới.

Từ Hà Lan và Pháp cho đến Cuba và Bắc Mỹ, tất cả các quốc gia rải rác trên thế giới đều đã dùng nghệ thuật pha lạnh này, ngay cả khi các sản phẩm pha lạnh không phải là trà. Sự phổ biến và bùng nổ của tiêu dùng nói chung đã mở ra cánh cửa cho Nhật Bản trong việc tiếp thị những đồ uống pha lạnh này trên máy bán hàng tự động và cửa hàng tiện lợi của họ. Hàng ngàn nhân viên pha chế cà phê ở khắp thế giới đã thực hiện thử thách cải biên từ kỹ thuật pha lạnh cơ bản để tạo ra những thức uống lạnh có nét độc đáo riêng.

Trong trà có rất nhiều thành phần hóa học, nhưng có hai thành phần hóa học nổi bật, thường được nhắc đến, là Tanin (chất tạo ra vị đắng) và Theanin (chất tạo ra vị ngọt). Khi trà được pha nóng, chất đắng tanin tiết ra nhiều hơn, chất ngọt theanin – vốn nhạy cảm với nhiệt độ cao – dễ bị mất hơn. Kết quả là trà pha nóng, mà lại ngâm lâu dễ bị đắng. Nhược điểm này hoàn toàn biến mất khi ta đem trà ủ lạnh: Khi ủ lạnh, theanin trong trà hoạt động mạnh hơn hẳn, nên trà của bạn ngọt hơn, vị đắng cũng tiết ra ít hơn (dường như rất ít)

Nếu như ủ nóng sẽ rút ngắn thời gian pha trà thì ủ lạnh cho phép các lá trà nở rất chậm theo thời gian, tạo ra sự cân bằng trong các hợp chất, rất khác với việc ngâm nóng. Việc phát triển hương thơm của trà ủ lạnh cũng phức tạp hơn, ngăn chặn sự giải phong tannin (chiết xuất vào cuối giai đoạn ủ nóng) có vị đắng, giảm hàm lượng caffeine (với loại trà có chứa caffeine), qua đó sẽ cho bạn một hương vị trà thanh tao, ngọt ngào

Không như những cách pha trà truyền thống đậm vị dễ gây ra cho ta những cảm giác “say trà” thì trà cold brew lại mang đến cho người ta cảm giác sảng khoái, mát mẻ xua tan đi mọi cơn nóng gay gắt, cơn nóng bức trong người từ đó góp phần giúp tinh thần vui tươi, thoải mái.

Một điều không thể bỏ qua mỗi khi nhắc đến trà cold brew là những công dụng có ích cho sức khỏe. Đối với những lúc thời tiết chuyển mùa thất thường gây cho cơ thể ta tình trạng mất nước, mệt mỏi và thậm chí là stress sau những lúc làm việc vất vả.

Có thể nhận thấy sự khác biệt giữa trà pha lạnh và trà nóng qua màu sắc của chúng. Trà pha lạnh có màu nhạt hơn, trong khi trà nóng có màu đậm và sẫm hơn khi nhiệt độ giảm xuống. Điều này phản ánh mức độ oxy hóa polyphenol trong trà, và trà nóng có mức độ oxy hóa cao hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn uống trà có chất chống oxy hóa cao, nên pha lạnh hoặc uống trà ngay sau khi pha với nước nóng.

Không những vậy, trà lạnh phù hợp với tất cả mọi loại trà, đảm bảo vẫn giữ được toàn bộ hương vị thơm ngon của lá trà một cách tinh tế nhất.

Pha trà lạnh là một quy trình đơn giản. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một bình nước và lựa chọn loại trà yêu thích. Cho trà và nước vào bình theo tỷ lệ và nhiệt độ mong muốn và sau đó đặt bình vào tủ lạnh qua đêm. Trà xanh và trà ô long là hai loại trà phổ biến để pha lạnh. Tuy nhiên, để tránh vi khuẩn và tránh làm nhũn trà, bạn nên uống trà ngay sau khi pha lạnh.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Trà ủ lạnh - thức uống gây thương nhớ
2 0 1,861 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của trà (Kỳ 1): Những huyền tích về xuất xứ của cây trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3201 09:03, 27/02/2024
0 0 2,130 0.0
Từ những chiếc lá của một loại cây bụi vô danh cách đây hơn 500.000 năm nhưng khi được “đắm mình” trong nước nóng đã cho ra một loại thức uống đặc biệt gọi là trà. Xét cả về mặt khoa học và truyền thuyết thì các chuyên gia đều thống nhất trà có nguồn gốc từ khu vực châu Á.

- Thần Nông nếm thử trà ...
Nguồn gốc văn hóa dùng trà của người Anh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3194 08:47, 23/02/2024
0 0 2,063 0.0
Hãy tưởng tượng về một người Anh điển hình. Tôi đoán bất kể bạn nghĩ tới kiểu người nào đi chăng nữa, thì rồi người đó cũng gắn liền với hình ảnh một người cương quyết, trên tay luôn cầm một tách trà. Bởi đó chính là người Anh.

Họ mang theo trà, họ uống trà. Trà là thứ hoàn toàn Anh, là một phần ...
Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 2,425 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 2,575 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,541 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!