Nguyễn Tường Lân (1906-1946) là một trong bộ tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”. Nguyễn Tường Lân học khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1928-1933), ghi danh cùng Nguyễn Gia Trí (không học) đến khóa 7 Nguyễn Gia Trí mới ghi danh lại và học hết khóa. Ông sáng tác nhiều nhưng phần lớn đã bị thất lạc, số ít còn lại được trưng bày tại Viện Mỹ Thuật Quốc gia ở Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội, nổi tiếng với đầy đủ tiện nghi để phát triển nghệ thuật và những người mẫu đẹp. Thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than,... Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, tuy nhiên rất ít các tác phẩm của ông còn sót lại. Có lẽ cũng chính vì vậy mà hình ảnh của ông trong bộ tứ kiệt khá mờ nhạt, mong manh dù rằng ông là một họa sĩ kỳ tài của Việt Nam bấy giờ.
Nguyễn Tường Lân - một người hoạ sĩ đương đại kết hợp hài hoà giữa các màu sắc, mà vẫn đem lại sự giản dị mà không kém phần tinh tế, đẹp mê mẩn ngay cả khi đó là tranh lụa. Vào những năm 1940, phong cách nghệ thuật của ông bắt đầu có xu hướng thay đổi, ông sử dụng các sọc lớn trên đồ trang trí như một điểm nhấn trong nghệ thuật. Vừa lạ mắt lại vừa thu hút người nhìn bằng chính những thứ tưởng chừng không thể kết hợp chúng.
Bức tranh “Bên bờ sông” khắc họa rặng tre xanh mướt với mảng đất đỏ màu mỡ - hình ảnh bình dị quá đỗi thân thuộc với làng quê Việt Nam xưa. Phía sau là những dải núi được gợi lên trùng điệp trong gam màu xanh tím nhẹ nhàng như thêm phần chất thơ cũng như khoác lên một dáng vẻ của tranh thủy mặc Á Đông. Nguyễn Tường Lân sử dụng bút pháp thanh thoát với những nét nhỏ làm điểm nhấn cho các mảng loang màu lớn gợi lên một nét rất tinh cho bức tranh.
Tranh của ông sử dụng những gam màu nền nã, nhã nhặn, đặc biệt trên nền lụa. Ông là một trong số ít những họa sĩ tự tin sử dụng màu nguyên chất vào tranh mà không khiến tranh trờ nên rời rạc thiếu kết nối mà ngược lại còn tạo nên hiệu ứng hài hòa mà giản dị, ấm áp. Vào những năm 1940, phong cách nghệ thuật của ông bắt đầu có xu hướng thay đổi. Ông sử dụng các sọc lớn trên đồ trang trí như một điểm nhấn trong nghệ thuật, vừa lạ mắt lại vừa thu hút người nhìn bằng chính những thứ tưởng chừng không thể kết hợp chúng.
Thông tin về họa sĩ Nguyễn Tường Lân cùng các tác phẩm của ông không có nhiều. Hiện nay chỉ còn một vài tác phẩm của ông được trưng bày ở Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia ở Hà Nội như Hiện vẻ Hoa, Đôi bạn, Chợ miền núi, Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Những tác phẩm ít ỏi còn lại của họa sĩ Nguyễn Tường Lân đã được giới mộ điệu săn đón trên các sàn đấu quốc tế trong nhiều năm với những mức giá cao ấn tượng.
Uống Trà Thôi
Theo lehouseart