/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Càn Long ở phòng thi ra một vế đối, thí sinh quay đầu bỏ đi liền được phong làm trạng nguyên

3344 15:38, 18/06/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Càn Long ở phòng thi ra một vế đối, thí sinh quay đầu bỏ đi liền được phong làm trạng nguyên

Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh là một vị hoàng đế rất thích văn hóa câu đối, thậm chí đã có lần Hoàng đế Càn Long dùng câu đối để quyết định ngôi vị trạng nguyên.

 

Một tác phẩm câu đối tuy chỉ có hai câu tưởng chừng như rất đơn giản, thực ra kiến ​​thức trong đó lại rất sâu sắc.

Tương truyền dưới thời Càn Long, có một lần Hoàng đế đi tuần sát vùng Giang Nam thì tình cờ gặp được kỳ khoa cử. Càn Long vốn là người tài lại yêu chữ nghĩa nên cũng ghé qua xem xét.

Song không biết do vô tình hay cố ý mà kỳ thi năm ấy lại rơi vào hoàn cảnh khó chọn trạng nguyên. Hóa ra có hai thí sinh ngang tài ngang sức, điểm của họ được đánh giá là ngang nhau.

Lúc này, Hoàng đế Càn Long đi tới, giám thị vội vàng cáo từ. Hoàng đế Càn Long xem kỹ bài thi của hai thí sinh, quả nhiên là hai người rất tài giỏi nên ông cười nói: “Thôi, ta sẽ xuất ngay một câu đối, ai trả lời tốt sẽ là người đứng đầu”.

Mọi người đều muốn nghe xem Hoàng đế sẽ hỏi gì, vì vậy tất cả đều rất chú ý.

Khi hai ứng viên đã sẵn sàng, Càn Long bắt đầu đọc câu đối: 

 

“Đề bài của ta có 5 chữ: Yên tỏa trì đường liễu

 

Ngay khi vế đối đầu tiên được đưa ra, mọi người đều nghĩ về một cặp ăn ý, khi họ nhìn thấy một thí sinh lập tức quỳ gối, mọi người đều cho rằng thí sinh này đã đưa ra được đáp án, nhưng thí sinh nói: “Khởi bẩm hoàng thượng, vế đối này quá sức thâm thúy. Học trò bất tài, xin tự nguyện rút lui”.

Nói xong, người học trò quay lưng bỏ đi, để lại cả hội thi sững sờ. Tất cả những người ở đây còn chưa kịp định thần vế đối của hoàng thượng rốt cuộc là có ý gì, vậy mà thí sinh này đã vội vàng bỏ cuộc.

Khi tất cả mọi người đang kinh ngạc, Hoàng đế Càn Long đã hét lên: “Hãy quay lại, người đã đỗ trạng nguyên rồi”.

Hóa ra 5 chữ mà Càn Long nói ra “Yên tỏa trì đường liễu” là một vế tuyệt đối trong lịch sử Trung Quốc.

 

Ý cảnh của câu này là hồ nước yên tĩnh và cây liễu ven bờ, có sương khói vờn quanh. Câu đối khó ở chỗ 5 chữ này mỗi chữ đều có một bộ thủ trong Ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ. Trong đó, yên là khói (hỏa), tỏa là khóa (kim), trì là hồ (thủy), đường là đê (thổ) và liễu là cây (mộc).

 

Chỉ đối ý của câu thì thực không khó, nhưng phải đối cả bộ ngũ hành kia quả là điều nan giải. Vế đối này đã xuất hiện từ thời nhà Minh, nhưng đến tận ngày nay vẫn chưa thể tìm ra một vế đối tương xứng.

15310235310516rq8827n61 1636700298631

“Yên tỏa trì đường liễu” là một vế tuyệt đối. 

Người học trò kia hiểu rõ điều này, thế nên chỉ vài giây xong khi nghe đề bài, anh đã tự nguyện rút lui trong khi những người khác trong hội thi của chưa hiểu chuyện gì.

Chỉ với một câu xin rút lui, anh đã cho Càn Long thấy rõ sự hiểu biết và khiêm nhường của mình, khiến cho hoàng đế ấn tượng sâu sắc mà trao cho vị trí trạng nguyên.

Vậy mới nói, không phải một người cứ ham thể hiện bản thân mới là người tài giỏi. Đôi khi hiền tài là người hiểu thế sự, biết tiến biết lùi, âm thầm đánh giá mọi vấn đề và trân trọng những giá trị mà thế hệ trước để lại. Nếu làm được như vậy thì không cần những lời hoa mỹ, khoe khoang hay xu nịnh vẫn có thể được cấp trên đánh giá cao.

Đăng Dũng biên dịch

2 0 5,048 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mượn tích củ diễn giải cho vụ lùm xùm 5.0 trong những ngày qua!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1869 06:04, 31/05/2022
0 0 13,973 0.0
Lặng lẽ hɑ̀ո‌h động khôn ngoan còn hơn cả chục ngàn lời nói: Người giỏi gιаո‌g thực sự nói ít và lắng nghe rất ᴛһɑ̣̂ո‌ trọng.

“Khi nói, bạn chỉ nói những gì bạn đã biết. Nhưng khi bạn nghe, bạn có thể học được nhiều điều”, theo Đại Đức Dalai Lamа.
Ở một quɑ́ո‌ ăn nọ, hai người đang ...
Luôn có một nơi ᵭể về – Đó là “Nhà”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1868 16:54, 30/05/2022
1 0 16,054 0.0
Luôn có một nơi ᵭể về – Đó là “Nhà”, một câu chuyện thú vị nhân văn sâu sắc

Ông Pαρρy là chủ một cửα tiệm bán đồ cổ. Ðã từ lâu, ông giữ kín một nỗi buồn ɾiêng. Một hôm, tɾong lúc đαng lαu chùi cái đèn lồng để chuẩn bị giαo cho khách hàng, bỗng ông nghe tiếng nhạc củα cái chuông tɾeo ở ...
Lời dạy của Thế Tôn
1867 14:58, 30/05/2022
1 1 16,850 0.0
CẦU NGUYỆN
Này thôn trưởng, ông nghĩ thế nào khi có một người sát sinh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, Vọng ngữ, tham lam, sân hận, tà kiến; Khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này được sinh về Thiên giới?
Này thôn trưởng, ví như có người lấy một tảng ...
Làm sao tôi có thể thực hành thiện?!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1859 06:34, 27/05/2022
1 0 15,358 0.0
Một lần, một người đàn ông rất nghèo đến với Phật. Anh ấy hỏi: ′′Bhagwan, sao tôi nghèo thế?"

Phật đáp: ′′Anh nghèo vì anh không thực hành rộng lượng. Anh không thực hành từ thiện."

′′Làm sao tôi có thể thực hành từ thiện. Tôi nghèo lắm rồi. Tôi không có gì để cho đi".

Phật mỉm cười. ′′Anh có ...
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1857 18:12, 25/05/2022
1 0 18,437 0.0
Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.
Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!