/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Căn bản của đức hạnh ở đâu?

3367 16:02, 03/07/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Căn bản của đức hạnh ở đâu?

Căn bản của đức hạnh ở đâu?

Từ chỗ này chúng ta hồi tưởng lại một chút, người phương Tây phát hiện đức hạnh rất quan trọng, đó đều là lúc đã xảy ra vấn đề, cho nên họ hiện tại phải lo giải quyết. Xin hỏi: Họ có biết căn bản của đức hạnh ở đâu không? Phải có thể trị gốc thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Hiện tại doanh nghiệp lớn của họ cũng bỏ ra rất nhiều tiền để bồi dưỡng [đức hạnh cho nhân viên], dùng tục ngữ của phương Đông gọi là “lâm nguy mới ôm chân Phật”. Xin hỏi: Có thể trong hai tháng luyện được một người có thái độ lễ phép không? Giả như họ vốn dĩ rất khô cứng không biết cười, lập tức huấn luyện họ trong hai tháng để họ cười với mọi người, tôi tin rằng khi khách hàng bước vào, nhìn thấy họ cười thì toàn thân sẽ nổi da gà. Rất không tự nhiên, bởi vì nụ cười của họ là muốn lấy tiền từ trong túi của quý vị về bên họ chứ không phải tôn kính người từ trong nội tâm.

Người phương Đông cắm cái gốc đức hạnh từ lúc nào vậy? Từ nhỏ đã phải cắm cái gốc đức hạnh rồi. “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, nếu từ nhỏ mà không được dạy dỗ thì khi trưởng thành muốn kéo chúng trở lại sẽ rất là khó khăn, vì vậy nhất định phải dạy từ nhỏ. Trong “Kinh Dịch” có một câu nói rất quan trọng: “Mông dĩ dưỡng chánh, thánh công dã” (Dạy cho trẻ thơ điều đúng đắn, có công như Thánh nhân vậy). Chữ “mông” này là đại biểu khi thiên địa sơ khai, vạn vật đều còn rất yếu ớt, vào lúc này phải cố gắng bảo hộ chúng, cố gắng dưỡng dục chúng. Cho nên từ giáo dục này là nói đến giáo dục trẻ nhỏ, chính là khi đứa trẻ còn nhỏ phải nuôi dưỡng chính khí cao thượng và thái độ đối nhân xử thế chuẩn xác cho chúng. Quý vị nuôi dưỡng tốt chúng, công đức này rất thần thánh. Nếu như nuôi ra một Phạm Trọng Yêm thì là công lao sự nghiệp thần thánh. Hiện tại muốn nuôi ra một Phạm Trọng Yêm có dễ không? Vì sao không dễ? Hiện tại quý vị nuôi dưỡng con mình trở nên rất hiếu thuận, chúng lập tức sẽ là một điểm hồng trong đám rừng xanh.

Ở Thẩm Quyến, chúng tôi có rất nhiều trẻ nhỏ đang học giáo huấn của Thánh Hiền. Lần này chúng trở lại quê hương đều làm cho tất cả trưởng bối kinh ngạc: Thời nay mà vẫn còn nhìn thấy trẻ con cúi đầu đến 90 độ. Họ đều sinh lòng kính phục, nhìn thấy rất là hoan hỉ, không biết bao lì xì có cho thêm nhiều hơn không?

Có một lần, một đứa bé cùng ngồi ăn cơm chung với mọi người. Khi thức ăn được bưng lên, tất cả người lớn lập tức động đũa gắp lấy thức ăn, đột nhiên họ nhìn thấy đứa bé đó cúi đầu đọc cái gì đó có câu có kệ. Vốn dĩ họ muốn gắp thức ăn nhưng đột nhiên cảm thấy rất kỳ lạ nên ngưng lại, đợi đứa bé này sau khi đọc xong liền hỏi: 

“Vừa rồi con đọc cái gì vậy? 

Vì sao không mau ăn đi?”

Đứa bé này nói với các trưởng bối trong bàn rằng: “Con vừa đọc bài cầu nguyện trước khi ăn cơm:

“Cảm ân cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng

Cảm ân thầy cô đã ân cần dạy bảo

Cảm ân bác nông dân đã lao động vất vả

Cảm ân tất cả những ai đã bỏ công sức”.

Những trưởng bối này vừa cầm đến đũa thì đã học được một bài học. Chúng ta chỉ nghĩ đến ăn, còn đứa trẻ này thì trong lòng luôn luôn có tâm cảm ân. Các vị bằng hữu, đứa bé này có hạnh phúc không? Người sống với tâm cảm ân thì đặc biệt hạnh phúc. Nếu quý vị thật sự dạy con thành người lương thiện, chúng nhất định sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, chúng nhất định sẽ là Phạm Trọng Yêm thời nay. Do đó, làm phụ huynh chúng ta phải xác định rằng: “Dạy cho trẻ thơ điều đúng đắn thì có công như Thánh nhân vậy”. Đứa trẻ ngay từ nhỏ đã được cắm gốc trí tuệ của các bậc Thánh Hiền rồi thì các vị có cần lo lắng khi lớn lên chúng không có việc làm hay không? Nếu các vị còn lo lắng thì gọi là “người nước Kỷ sợ trời sập” (lo cái việc không đâu, lo bò trắng răng). Bởi vậy, tâm lượng của quý vị phải lớn thì đường đời mới đi được thênh thang. Tâm lượng nhỏ thì cả đời quý vị sẽ sống trong cảnh sợ được sợ mất.

Gần đây tôi nghe một người bạn nói, có rất nhiều doanh nghiệp lớn đều đến một đoàn thể chuyên môn hoằng dương phát triển học thuyết Nho giáo để tìm những người trẻ tuổi. Những chủ doanh nghiệp này nói, hiện tại người bên ngoài không có thành tín, không có lòng trách nhiệm, họ tuyển dụng thì trong lòng thấp thỏm lo sợ, nên họ chủ động đến đoàn thể học tập học thuyết của Thánh Hiền để tìm nhân tài. Các vị phụ huynh, nếu như con của quý vị hiện tại đã cắm cái gốc này, hiểu được làm thế nào để làm người và làm việc, thì quý vị đã giúp cho chúng ngay một đời này đứng vững không ngã.

 

Trích nguồn:

Cẩn dịch: Ban biên dịch Tịnh Không Pháp Ngữ

 

*Phạm Trọng Yêm của triều đại Tống từ nhỏ đã biết lập chí.  

Có một lần ông đi xem tướng, đến một nơi nhìn thấy một vị xem tướng, ông liền thẳng thắn mà hỏi: “Ông xem giúp cháu, cháu liệu có thể làm tể tướng không ạ?”. 

Người xem tướng này cả đời chưa từng gặp một đứa trẻ nào lại mở miệng nói muốn làm tể tướng cả và sau một hồi kinh ngạc, ông liền nói với Phạm Trọng Yêm: “Cháu tuổi còn nhỏ, sao lại có khẩu khí lớn thế này?”. 

Phạm Trọng Yêm không hề ngại ngùng, tiếp tục nói với người xem tướng: “Hay là thế này vậy, ông xem lại giúp cháu, xem cháu có thể làm thầy thuốc được không vậy?”. 

Người xem tướng sau một hồi nghĩ ngợi, chí nguyện sao lại thay đổi nhanh thế này, liền hỏi ông: “Tại sai cháu lại có hai chí nguyện này vậy?”. 

Phạm Trọng Yêm trả lời: “Bởi vì chỉ có vị tể tướng và thầy thuốc tốt thì mới cứu được người ạ”. 

Người xem tướng sau khi nghe xong rất cảm động, một đứa trẻ niệm niệm đều nghĩ đến cứu người, ông lập tức nói với Phạm Trọng Yêm: “Cháu có tấm lòng thế này, thực sự là tấm lòng của quan tể tướng, cho nên sau này cháu nhất định làm được tể tướng”.

3 0 3,877 6.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3588 09:00, 26/11/2024
0 0 1,640 0.0
Có một câu chuyện về một chàng trai trẻ muốn khởi sự kinh doanh. Chàng trai muốn mở một cửa hàng trên con phố nơi mình sinh sống. Anh đưa ý định này ra hỏi ý kiến bố anh – một người từng trải trên thương trường nay đã lui về nghỉ ngơi: "Con muốn mở một cửa hàng kinh ở đây. Liệu có thể được không?".Người ...
CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI: TRƯ HÒA THƯỢNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3582 14:00, 24/11/2024
0 0 2,275 0.0
Ngày xưa, ở một ngôi chùa nọ, vị thiền sư trụ trì nuôi một con heo lâu năm. Tuổi heo xấp xỉ tuổi đạo của nhà sư, và cả đại chúng kể từ vị tri sự tăng trở xuống đều phải nhường heo về khía cạnh thâm niên nọ. Do đó vị trụ trì đặt cho heo một biệt danh là Trư Hòa Thượng.Trư hòa thượng chỉ có việc ...
Câu truyện cuối tuần
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3581 09:00, 24/11/2024
0 0 2,308 0.0
Tiết Văn. Cô giáo kể một câu chuyện: "Ngày xưa, có một người làm công việc thu thuế, nhà rất giàu. Hắn ta rất độc ác. Người hắn lùn tịt, béo quay. Hắn luôn tìm đủ mọi cách để lấy được nhiều tiền bạc từ những người nông dân đến nộp thuế cho hắn...Một hôm có một bác nông dân đến xin khất hắn ...
Họa phúc tương sinh
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3579 09:00, 23/11/2024
0 0 1,262 0.0
Họa và phúc tương sinh với nhau và sự chuyển hóa này khó mà lường trước được.Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa – Phúc luân chuyển và tương sinh. Dưới đây là một vài câu chuyện nói về điều này.  Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới hỏi ...
TÂM ĐỐ KỴ HẠI MÌNH HẠI NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3583 19:00, 22/11/2024
0 0 935 0.0
Người Trung Quốc trong quá khứ chịu ảnh hưởng của Nho giáo, tính cách rất hướng nội, và điều này đã làm tăng trưởng tâm đố kỵ rất mạnh mẽ. Trong lịch sử Trung Quốc, đã xuất hiện rất nhiều nhân vật nổi tiếng với tâm đố kỵ. Trong số đó, Bàng Quyên và Chu Du là 2 người có tính cách ganh tỵ tật đố ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!