/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Căn bản của đức hạnh ở đâu?

3367 16:02, 03/07/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Căn bản của đức hạnh ở đâu?

Căn bản của đức hạnh ở đâu?

Từ chỗ này chúng ta hồi tưởng lại một chút, người phương Tây phát hiện đức hạnh rất quan trọng, đó đều là lúc đã xảy ra vấn đề, cho nên họ hiện tại phải lo giải quyết. Xin hỏi: Họ có biết căn bản của đức hạnh ở đâu không? Phải có thể trị gốc thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Hiện tại doanh nghiệp lớn của họ cũng bỏ ra rất nhiều tiền để bồi dưỡng [đức hạnh cho nhân viên], dùng tục ngữ của phương Đông gọi là “lâm nguy mới ôm chân Phật”. Xin hỏi: Có thể trong hai tháng luyện được một người có thái độ lễ phép không? Giả như họ vốn dĩ rất khô cứng không biết cười, lập tức huấn luyện họ trong hai tháng để họ cười với mọi người, tôi tin rằng khi khách hàng bước vào, nhìn thấy họ cười thì toàn thân sẽ nổi da gà. Rất không tự nhiên, bởi vì nụ cười của họ là muốn lấy tiền từ trong túi của quý vị về bên họ chứ không phải tôn kính người từ trong nội tâm.

Người phương Đông cắm cái gốc đức hạnh từ lúc nào vậy? Từ nhỏ đã phải cắm cái gốc đức hạnh rồi. “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, nếu từ nhỏ mà không được dạy dỗ thì khi trưởng thành muốn kéo chúng trở lại sẽ rất là khó khăn, vì vậy nhất định phải dạy từ nhỏ. Trong “Kinh Dịch” có một câu nói rất quan trọng: “Mông dĩ dưỡng chánh, thánh công dã” (Dạy cho trẻ thơ điều đúng đắn, có công như Thánh nhân vậy). Chữ “mông” này là đại biểu khi thiên địa sơ khai, vạn vật đều còn rất yếu ớt, vào lúc này phải cố gắng bảo hộ chúng, cố gắng dưỡng dục chúng. Cho nên từ giáo dục này là nói đến giáo dục trẻ nhỏ, chính là khi đứa trẻ còn nhỏ phải nuôi dưỡng chính khí cao thượng và thái độ đối nhân xử thế chuẩn xác cho chúng. Quý vị nuôi dưỡng tốt chúng, công đức này rất thần thánh. Nếu như nuôi ra một Phạm Trọng Yêm thì là công lao sự nghiệp thần thánh. Hiện tại muốn nuôi ra một Phạm Trọng Yêm có dễ không? Vì sao không dễ? Hiện tại quý vị nuôi dưỡng con mình trở nên rất hiếu thuận, chúng lập tức sẽ là một điểm hồng trong đám rừng xanh.

Ở Thẩm Quyến, chúng tôi có rất nhiều trẻ nhỏ đang học giáo huấn của Thánh Hiền. Lần này chúng trở lại quê hương đều làm cho tất cả trưởng bối kinh ngạc: Thời nay mà vẫn còn nhìn thấy trẻ con cúi đầu đến 90 độ. Họ đều sinh lòng kính phục, nhìn thấy rất là hoan hỉ, không biết bao lì xì có cho thêm nhiều hơn không?

Có một lần, một đứa bé cùng ngồi ăn cơm chung với mọi người. Khi thức ăn được bưng lên, tất cả người lớn lập tức động đũa gắp lấy thức ăn, đột nhiên họ nhìn thấy đứa bé đó cúi đầu đọc cái gì đó có câu có kệ. Vốn dĩ họ muốn gắp thức ăn nhưng đột nhiên cảm thấy rất kỳ lạ nên ngưng lại, đợi đứa bé này sau khi đọc xong liền hỏi: 

“Vừa rồi con đọc cái gì vậy? 

Vì sao không mau ăn đi?”

Đứa bé này nói với các trưởng bối trong bàn rằng: “Con vừa đọc bài cầu nguyện trước khi ăn cơm:

“Cảm ân cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng

Cảm ân thầy cô đã ân cần dạy bảo

Cảm ân bác nông dân đã lao động vất vả

Cảm ân tất cả những ai đã bỏ công sức”.

Những trưởng bối này vừa cầm đến đũa thì đã học được một bài học. Chúng ta chỉ nghĩ đến ăn, còn đứa trẻ này thì trong lòng luôn luôn có tâm cảm ân. Các vị bằng hữu, đứa bé này có hạnh phúc không? Người sống với tâm cảm ân thì đặc biệt hạnh phúc. Nếu quý vị thật sự dạy con thành người lương thiện, chúng nhất định sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, chúng nhất định sẽ là Phạm Trọng Yêm thời nay. Do đó, làm phụ huynh chúng ta phải xác định rằng: “Dạy cho trẻ thơ điều đúng đắn thì có công như Thánh nhân vậy”. Đứa trẻ ngay từ nhỏ đã được cắm gốc trí tuệ của các bậc Thánh Hiền rồi thì các vị có cần lo lắng khi lớn lên chúng không có việc làm hay không? Nếu các vị còn lo lắng thì gọi là “người nước Kỷ sợ trời sập” (lo cái việc không đâu, lo bò trắng răng). Bởi vậy, tâm lượng của quý vị phải lớn thì đường đời mới đi được thênh thang. Tâm lượng nhỏ thì cả đời quý vị sẽ sống trong cảnh sợ được sợ mất.

Gần đây tôi nghe một người bạn nói, có rất nhiều doanh nghiệp lớn đều đến một đoàn thể chuyên môn hoằng dương phát triển học thuyết Nho giáo để tìm những người trẻ tuổi. Những chủ doanh nghiệp này nói, hiện tại người bên ngoài không có thành tín, không có lòng trách nhiệm, họ tuyển dụng thì trong lòng thấp thỏm lo sợ, nên họ chủ động đến đoàn thể học tập học thuyết của Thánh Hiền để tìm nhân tài. Các vị phụ huynh, nếu như con của quý vị hiện tại đã cắm cái gốc này, hiểu được làm thế nào để làm người và làm việc, thì quý vị đã giúp cho chúng ngay một đời này đứng vững không ngã.

 

Trích nguồn:

Cẩn dịch: Ban biên dịch Tịnh Không Pháp Ngữ

 

*Phạm Trọng Yêm của triều đại Tống từ nhỏ đã biết lập chí.  

Có một lần ông đi xem tướng, đến một nơi nhìn thấy một vị xem tướng, ông liền thẳng thắn mà hỏi: “Ông xem giúp cháu, cháu liệu có thể làm tể tướng không ạ?”. 

Người xem tướng này cả đời chưa từng gặp một đứa trẻ nào lại mở miệng nói muốn làm tể tướng cả và sau một hồi kinh ngạc, ông liền nói với Phạm Trọng Yêm: “Cháu tuổi còn nhỏ, sao lại có khẩu khí lớn thế này?”. 

Phạm Trọng Yêm không hề ngại ngùng, tiếp tục nói với người xem tướng: “Hay là thế này vậy, ông xem lại giúp cháu, xem cháu có thể làm thầy thuốc được không vậy?”. 

Người xem tướng sau một hồi nghĩ ngợi, chí nguyện sao lại thay đổi nhanh thế này, liền hỏi ông: “Tại sai cháu lại có hai chí nguyện này vậy?”. 

Phạm Trọng Yêm trả lời: “Bởi vì chỉ có vị tể tướng và thầy thuốc tốt thì mới cứu được người ạ”. 

Người xem tướng sau khi nghe xong rất cảm động, một đứa trẻ niệm niệm đều nghĩ đến cứu người, ông lập tức nói với Phạm Trọng Yêm: “Cháu có tấm lòng thế này, thực sự là tấm lòng của quan tể tướng, cho nên sau này cháu nhất định làm được tể tướng”.

3 0 3,102 6.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Chiếc ví bị đánh rơi
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2243 11:21, 28/10/2022
0 0 11,045 0.0
Chiếc ví bị đánh rơi
Chuyện về chiếc ví và câu nói của cậu bé nghèo khiến người giàu cúi mặt xấu hổ
Kenneth Behring là một nhà từ thiện người Mỹ. Năm 1990, ông cùng trợ lý củα mình đi quα khu vực Vịnh Sαn Frαncisco. Trong lúc di chuyển trên đường, ông bỗng không nhìn thấy chiếc ví củα mình ở đâu. Người ...
Lòng trung thực của gã ăn mày đáng kính
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2242 11:15, 28/10/2022
0 0 10,270 0.0
Lòng trung thực của gã ăn mày đáng kính
Câu chuyện về lòng trung thực đáng để học hỏi của người ăn mày
Một ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: “Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”. Người quản gia trả lời: “Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ ...
Chuyện người bán cháo
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2237 13:54, 25/10/2022
0 0 10,953 0.0
Chuyện người bán cháo

Phóng viên hỏi :

– Thưα ông trước khi bán cháo ông làm gì?

Chủ tiệm cháo :

– Ngộ bưng cháo cho chα ngộ bán.

– Vậy cửα hàng này có bαo nhiêu năm.?

– Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Chα ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trαi ngộ…

– ...
Lũ chuột tìm cách diệt mèo!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2235 12:49, 24/10/2022
0 0 12,240 0.0
Câu chuyện "lũ chuột tìm cách diệt mèo"
Bài học sâu sắc về khoảng cách NÓI và LÀM

Ở một xứ nọ có một lũ chuột sống sung túc với nhau, chúng tha hồ làm vương tướng ăn bao nhiêu thóc gạo, đồ ăn tùy thích, không ngừng quấy phá cuộc sống người dân trong làng khiến họ sống không yên.

Vì quá khổ sở nên người ...
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ là sao?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2234 12:45, 24/10/2022
1 0 12,298 0.0
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ là sao?

Cổ nhân có câu thơ rằng: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng". Hai câu này ta đã nghe nhiều, nhưng mấy ai thấu hiểu được nó sâu sắc. Nói một cách đơn giản, hai câu ấy có nghĩa là: Có duyên dù ngàn dặm vẫn gặp mặt. Không duyên dù ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!