/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà đạo: Nét tinh hoa trong văn hóa Nhật

3374 13:36, 10/07/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà đạo: Nét tinh hoa trong văn hóa Nhật
Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc được thế giới biết đến với nền văn hóa đa dạng, đặc sắc. Là một đất nước lớn mạnh về kinh tế với trình độ công nghệ hiện đại song Nhật Bản vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Một trong số đó là trà đạo – một tinh hoa văn hóa độc đáo ẩn chứa nghệ thuật sống, triết lý sống của người Nhật Bản.

Theo truyền thuyết của Nhật Bản, vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 12, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Quy trình pha trà, uống trà, thưởng trà trong Trà đạo Nhật Bản rất công phu, cầu kỳ, tinh tế. Nguyên liệu pha trà là bột Matcha có vị đắng, thanh mát. Nước pha trà là tiêu chuẩn đầu tiên được đề cập tới trong nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C. Khi pha trà dụng cụ pha trà và tách uống trà đều được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ sau đó dùng khăn lau khô trước rót trà vào trong.

Trước khi cho trà vào ấm, người pha trà thường ngửi trà để phân biệt trà được pha là loại trà nào, sau đó căn cứ vào số người dùng trà mà lựa chọn cách pha trà cho phù hợp để đảm bảo hương vị của trà không quá đặc cũng không quá loãng. Chén trà được rót đảm bảo cả vệ hương, vị và sắc. Rót trà cũng là một nghệ thuật và phải tuân theo nguyên tắc thứ tự 1 – 2 – 3 – 4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4 – 3 – 2 – 1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Để đảm bảo cho chất lượng của chén trà luôn ở cùng một trạng thái thì khi rót trà vào tách đều có chừng mực. Người rót trà cần dùng mắt để quan sát xem màu sắc của chén trà, dùng mũi để ngửi hương vị trà. Điều này đảm bảo không có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.

Gắn với tinh thần Thiền của Phật giáo, không gian thưởng trà trong Trà đạo Nhật Bản là không gian tĩnh lặng, hòa hợp với thiên nhiên. Phòng trà được bày biện đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Khi khách đến, sẽ được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi. Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn dẫn đến phòng trà. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo, mỗi thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng đem lại cảm giác thanh bình, yên ả. Tại đây, khách dừng lại dùng vòi nước có sẵn trong vườn để rửa tay trước khi vào phòng trà. Chủ nhà trong bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa của phòng trà.Lối vào phòng trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi người đều phải cúi mình để đi, tượng trưng sự cung kính và khiêm tốn.

Không chỉ dừng lại ở việc pha trà, uống trà, Trà đạo còn thể hiện nghệ thuật sống của người Nhật. Bốn nguyên tắc trong trà đạo là: Hòa - Kính – Thanh – Tịch. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”.“Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ. Chính vì vậy, ngoài hình thức thư giãn, trà đạo còn là phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.

Với sự cầu kỳ, độc đáo, tinh tế cùng những giá trị nội hàm sâu sắc, từ lâu nghệ thuật Trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Thông qua Trà đạo, thế giới lại càng ngưỡng mộ “đất nước mặt trời mọc” hơn bởi một quốc gia giàu mạnh với nền khoa học phát triển nhưng luôn coi trọng, giữ gìn những nét truyền thống văn hóa của dân tộc.

Uống Trà Thôi
Theo songv.vinhphuc.gov.vn
Trà đạo: Nét tinh hoa trong văn hóa Nhật
0 0 1,072 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 1,572 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 1,702 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 1,746 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 1,915 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 1,635 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!