/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà đạo: Nét tinh hoa trong văn hóa Nhật

3374 13:36, 10/07/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà đạo: Nét tinh hoa trong văn hóa Nhật
Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc được thế giới biết đến với nền văn hóa đa dạng, đặc sắc. Là một đất nước lớn mạnh về kinh tế với trình độ công nghệ hiện đại song Nhật Bản vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Một trong số đó là trà đạo – một tinh hoa văn hóa độc đáo ẩn chứa nghệ thuật sống, triết lý sống của người Nhật Bản.

Theo truyền thuyết của Nhật Bản, vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 12, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Quy trình pha trà, uống trà, thưởng trà trong Trà đạo Nhật Bản rất công phu, cầu kỳ, tinh tế. Nguyên liệu pha trà là bột Matcha có vị đắng, thanh mát. Nước pha trà là tiêu chuẩn đầu tiên được đề cập tới trong nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C. Khi pha trà dụng cụ pha trà và tách uống trà đều được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ sau đó dùng khăn lau khô trước rót trà vào trong.

Trước khi cho trà vào ấm, người pha trà thường ngửi trà để phân biệt trà được pha là loại trà nào, sau đó căn cứ vào số người dùng trà mà lựa chọn cách pha trà cho phù hợp để đảm bảo hương vị của trà không quá đặc cũng không quá loãng. Chén trà được rót đảm bảo cả vệ hương, vị và sắc. Rót trà cũng là một nghệ thuật và phải tuân theo nguyên tắc thứ tự 1 – 2 – 3 – 4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4 – 3 – 2 – 1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Để đảm bảo cho chất lượng của chén trà luôn ở cùng một trạng thái thì khi rót trà vào tách đều có chừng mực. Người rót trà cần dùng mắt để quan sát xem màu sắc của chén trà, dùng mũi để ngửi hương vị trà. Điều này đảm bảo không có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.

Gắn với tinh thần Thiền của Phật giáo, không gian thưởng trà trong Trà đạo Nhật Bản là không gian tĩnh lặng, hòa hợp với thiên nhiên. Phòng trà được bày biện đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Khi khách đến, sẽ được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi. Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn dẫn đến phòng trà. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo, mỗi thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng đem lại cảm giác thanh bình, yên ả. Tại đây, khách dừng lại dùng vòi nước có sẵn trong vườn để rửa tay trước khi vào phòng trà. Chủ nhà trong bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa của phòng trà.Lối vào phòng trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi người đều phải cúi mình để đi, tượng trưng sự cung kính và khiêm tốn.

Không chỉ dừng lại ở việc pha trà, uống trà, Trà đạo còn thể hiện nghệ thuật sống của người Nhật. Bốn nguyên tắc trong trà đạo là: Hòa - Kính – Thanh – Tịch. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”.“Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ. Chính vì vậy, ngoài hình thức thư giãn, trà đạo còn là phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.

Với sự cầu kỳ, độc đáo, tinh tế cùng những giá trị nội hàm sâu sắc, từ lâu nghệ thuật Trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Thông qua Trà đạo, thế giới lại càng ngưỡng mộ “đất nước mặt trời mọc” hơn bởi một quốc gia giàu mạnh với nền khoa học phát triển nhưng luôn coi trọng, giữ gìn những nét truyền thống văn hóa của dân tộc.

Uống Trà Thôi
Theo songv.vinhphuc.gov.vn
Trà đạo: Nét tinh hoa trong văn hóa Nhật
0 0 3,147 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mỗi quốc gia - Một thức trà - Một nền văn hóa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1988 08:37, 21/07/2022
0 0 6,477 0.0
Cùng với cà phê, trà là thức uống quen thuộc được yêu thích. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, tùy từng nền văn hóa và điều kiện tự nhiên mà cách uống trà, loại trà yêu thích của từng nước cũng khác nhau, ẩn chứa những nét văn hóa đặc sắc, niềm tự hào của các quốc gia này.

- Vương quốc Anh

Văn ...
Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 7,303 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 7,092 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,647 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,542 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!