/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Từ điển trà – Những khái niệm liên quan đến trà

3383 11:43, 17/07/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Từ điển trà – Những khái niệm liên quan đến trà
Nhân sinh như một chén trà, nhắc đến trà là người ta nghĩ ngay đến một thứ nghệ thuật lâu đời của người Việt ta. Nhưng có những từ ngữ chuyên dụng mà không phải người thưởng trà nào cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ lược về một số thuật ngữ chính về trà và thưởng trà trong “từ điển trà” nhé.

- Các khái niệm chung

Trà không chỉ là một loại đồ uống đời thường. Mà còn là một loại văn hóa, một kiểu tinh thần. Dưới đây là các khái niệm chung liên quan đến trà.

Trà đạo: Tính “đạo” trong Trà. Trước đây “Trà đạo” vốn chỉ dùng để nói về trường phái trà nổi tiếng của Nhật Bản. Hiện nay trà đạo được dùng để chỉ tổng quát về văn hóa trà nói chung.

Trà cụ: Là cách gọi chung của tất cả các dụng cụ dùng trong trà đạo. Có thể kể đến ấm, chén, khay, đĩa cho đến những phụ kiện, vật trang trí khác.

Trà thất: Không gian thưởng trà chính trong Trà đạo. Thường là một ngôi nhà nhỏ hoặc một gian phòng để thưởng trà. Được làm bằng những nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên. Như vậy tạo không gian riêng, yên tĩnh giúp người thưởng trà tĩnh tâm, thư thái

Trà viên: Khu vườn hoặc một góc vườn dùng để uống trà.

Hiên trà: Sân hoặc mái đình – nơi uống trà kết hợp với thiên nhiên, quang cảnh.

Trà nô: Người phục vụ trà, bao gồm các thao tác pha trà mời khách và dọn dẹp khi kết thúc buổi tiệc trà. Với nữ thì có thể gọi là Trà Nương. Trong nghĩa rộng hơn, Trà nô chỉ những người nỗ lực giới thiệu văn hóa trà đến công chúng. Cũng như có công trong việc hoàn thiện trà đạo.

Trà nhân: Những người thưởng trà nói chung.

Trà hữu: Bạn uống trà. Chỉ những ai có được những “trà hữu” đồng điệu về tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ, kiến thức… mới thấy hết cái thú trong trà đạo.

Trà sư: Những chuyên gia, bậc thầy về trà đạo. Đó có thể là nhà nghiên cứu, người viết sách, nghệ nhân trồng và sao chế trà. Trà nô ở cấp độ cao hoặc người đứng đầu môn phái trà…

Trà ngũ hương: Kiểu thưởng trà đặc biệt – gồm năm người, mỗi người dùng một chén trà, trong chén quyện mùi hương của năm loại hoa khác nhau: sen, ngâu, nhài, cúc, sói. Loại khay và chén dùng cho tiệc trà này cũng được thiết kế riêng, phù hợp với cách thưởng trà.

- Từ điển vè dòng trà

Bạn thắc mắc vè các dòng trà mà chưa có câu trả lời, cùng tìm hiểu các định nghĩa sau nhé!

Hoa trà: Loại hoa được làm bởi những lá trà khô bó lại, khi thả vào nước nóng thì nở tung ra thành hình bông hoa.

Trà mạn: Loại trà đã được sao chế, sấy khô, dùng phổ biến nhất hiện nay.

Trà xanh: Lá trà tươi, chỉ phơi khô, không qua sơ chế, tẩm ướp gì cả nên còn giữ được hương vị tự nhiên, đầy đủ nhất.

Trà hương: Trà mạn được ướp hương của những loại hoa như sen, sói, ngâu, nhài, cúc…

- Trà cụ

Những dụng cụ mà mình vẫn dùng hàng ngày trong pha trà, vậy tên gọi của chúng là gì? Tìm hiểu các khái niệm sau:

Ấm tử sa: dùng chỉ dòng ấm gốm, cụ thể hơn là ấm pha trà được làm từ đất sét Tử Sa, vùng Nghi Hưng, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

Ấm lưu hương: Chỉ các loại ấm làm bằng đất nung, trong đó có ấm tử sa. Loại ấm này bên trong có những lỗ nhỏ li ti. Có tác dụng lưu lại hương và màu trà qua mỗi lần sử dụng. Sau thời gian dài và qua nhiều lần sử dụng. Ấm có thể tự tiết ra màu và hương trà khi đổ nước nóng vào ấm.

Ấm không lưu hương: Chỉ các loại ấm sành, sứ, gốm, kim loại, thủy tinh…, không có tác dụng lưu lại mùi hương và màu trà.

Nhất tống tứ quân: một bộ ấm trà kiểu xưa gồm có một chén tống và bốn chén con.

- Hoạt động pha trà

Để có một ấm trà ngon không thể thiếu cách thức pha trà, các động tác nhẹ nhàng nhưng đầy tinh tế.

Ngọc diệp hồi cung: Chỉ động tác bỏ lá trà vào ấm để chuẩn bị pha trà.

Cao sơn trường thủy: Chỉ động tác rót nước sôi vào ấm để tráng trà lần thứ nhất (đánh thức trà)

Hạ sơn nhập thủy: Chỉ động tác rót nước sôi vào ấm để trà ngấm, và bắt đầu dùng được.

Tam long giá ngọc: Chỉ động tác dùng ba ngón tay cái, trỏ và giữa đỡ chén trà đưa lên miệng uống.

Du sơn lâm thủy: Chỉ động tác đưa chén trà qua lại hai bên trái phải để nhìn và ngửi mùi hương trà.

Quan Công tuần thành: là kiểu rót trà mà các chén kê sát miệng vào nhau, cầm ấm quay vòng rót từ chén đầu đến chén cuối và ngược lại.

Hàn Tín điểm quân: kiểu rót trà mà đưa ấm chuyển động lên xuống theo chiều dọc, rót rứt nhịp vào từng chén một.

- Thành ngữ liên quan

Trà gắn liền với đời sống nhân sinh hàng ngày. Nhiều thành ngữ hay cũng ra đời để diễn tả một nghệ thuật thấm nhuần trong tiềm thức con người.

Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh: Câu thành ngữ nói về 5 yếu tố quan trọng để có một buổi tiệc trà ngon, thi vị: Quan trọng nhất là nước, thứ hai là trà, thứ ba, bốn là ấm chén và thứ năm là các bạn hữu cùng uống trà.

Sơn thủy thưởng, giang thủy trung, tĩnh thủy hạ: câu thành ngữ nói về mức độ ưu tiên của loại nước dùng pha trà – ngon nhất là nước suối, rồi đền nước sông, cuối cùng là nước giếng.

Trà tam, tửu tứ: Câu thành ngữ quen thuộc trong thưởng trà, thưởng rượu vời ý nghĩa: “Uống trà hay nhất là với ba người, uống rượu thì phải có bốn người mới vui”

Trên đây là những kiến thức về từ điển liên quan đến trà. Nếu bạn là người đam mê, muốn thưởng thức văn hóa trà. Hãy nên một lần uống qua những loại trà ngon này. Chúng tôi hy vọng có thể mang tới nhiều thông tin hữu ích tới các quý trà hữu, bạn đã có thể hiểu thêm về một số thuật ngữ chuyên môn trong “từ điển trà” và có những buổi thưởng trà đầy thi vị nhé.

Uống Trà Thôi
Theo yeutraviet
2 0 3,050 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 9,885 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 8,112 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 8,499 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 8,282 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 11,328 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!