/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD

3390 14:49, 22/07/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD
Tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm sở hữu chiếc bát khoảng nghìn tuổi, thời Tống, giá gần 40 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm gốm sứ nhận chú ý của giới sưu tầm khi được triển lãm tại Hong Kong từ ngày 27/7. Vợ chồng ông Lưu Ích Khiêm mua cổ vật ở phiên đấu giá của Sotheby's năm 2017, với giá 294 triệu HKD (37,6 triệu USD), lập kỷ lục tác phẩm gốm sứ đắt nhất thế giới bấy giờ. Từ đó, Lưu Ích Khiêm bảo quản chiếc bát ở Bảo tàng mỹ thuật Rồng (Long Museum) tại Thượng Hải. Vợ chồng tỷ phú thành lập Long Museum được hơn 10 năm, hiện có ba cơ sở tại Trung Quốc.

Cổ vật được chế tác thời Bắc Tống (960-1127), phục vụ cung đình. Tác phẩm màu thiên thanh, đường kính 13 cm, hình dạng chiếc bát đáy nông. Thời cổ đại, loại gốm sứ này thường được dùng đựng nước để rửa bút lông. Giới nghiên cứu nhận định nghệ nhân chỉ sản xuất gốm Nhữ diêu trong khoảng 20 năm, vì thế dòng gốm sứ này được ví là "ngôi sao băng" vụt qua trong lịch sử đồ gốm Trung Quốc, ngắn ngủi nhưng lấp lánh.

Các sản phẩm Nhữ diêu đều được đưa vào lò nung nhiều lần, lần đầu nung thường, những lần sau nung tráng men. Lớp tráng men cho hình dạng nứt như đá quý, màu óng ánh, vì thế được giới sưu tầm ưa chuộng từ xưa đến nay.

Chưa đầy 90 món đồ gốm Nhữ diêu còn tồn tại trên thế giới, hầu hết nằm trong bảo tàng lớn, chỉ vài chiếc thuộc sở hữu tư nhân. Vì vậy, các cổ vật dòng này luôn nhận quan tâm lớn mỗi khi xuất hiện trên thị trường đấu giá hoặc được triển lãm.

Theo Ifeng, Lưu Ích Khiêm là một trong nhà sưu tập nổi tiếng thế giới khi sở hữu các tác phẩm đắt giá. Ngoài bát Nhữ diêu, ông có bức thư pháp Bình an của Vương Hy Chi thời Đông Tấn (giá gần 40 triệu USD năm 2010), bức khỏa thân Nu Couché của Amedeo Modigliani (giá hơn 170 triệu USD năm 2015), tranh Phật giáo thời Minh (giá 44,5 triệu USD năm 2014), chén hình con gà thời Minh (giá 35 triệu USD năm 2014), tranh Đào nguyên của Trương Đại Thiên (giá 34,4 triệu USD năm 2016), tranh Ngũ vương túy quy thời Nguyên giá hơn 47 triệu USD năm 2020).

Lưu Ích Khiêm tham gia đấu giá nghệ thuật từ năm 1993. Ông cho biết đến nay, 99% tác phẩm của ông có được từ đấu giá, hiếm khi mua bán riêng tư. Lưu cho rằng giá của tác phẩm nghệ thuật nên để thị trường quyết định. "Trước đây, tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc thường được giao dịch riêng tư, chuyển nhượng cá nhân, vì thế khó mà xác định được giá trị của nó. Mua bán theo con đường đấu giá công khai sẽ tốt hơn", Lưu Ích Khiêm nói.

Trang CC Art nhận định sau hơn 30 năm đấu giá, Lưu Ích Khiêm trở thành tên tuổi quan trọng ở thị trường nghệ thuật Trung Quốc. Bên cạnh phổ cập kiến thức và quảng bá nghệ thuật Trung Quốc, ông liên tục bổ sung các tác phẩm nghệ thuật nước ngoài vào bộ sưu tập, nhằm đưa Long Museum sánh vai với các bảo tàng thế giới.

Lưu Ích Khiêm 61 tuổi, quê Thượng Hải, bỏ học thời cấp ba, từng làm tài xế taxi. Ông giàu lên nhờ chơi cổ phiếu, buôn bán bất động sản và dược phẩm. Theo thống kê của hãng nghiên cứu Hurun công bố tháng 3, Lưu Ích Khiêm sở hữu khối tài sản 34,5 tỷ nhân dân tệ (4,7 tỷ USD).

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD
Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD
4 0 1,157 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

HAI VẤN ĐỀ VỀ QUẶNG KHOÁNG CHẾ TÁC ẤM TỬ SA
1271 10:53, 12/10/2021
0 0 3,762 10.0
Trong giới gốm nghệ thuật nói chung và giới trà thuật nói riêng, không ai không biết đến Tử sa Nghi Hưng nổi tiếng trên thế giới nhưng những loại quặng khoáng ít nổi tiếng hơn thì không phải ai cũng biết. Những quặng này thông dụng hơn quặng Tử sa và được dùng cho việc chế tạo các loại đồ gốm dùng hàng ngày ...
Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1180 12:07, 22/09/2021
0 0 3,326 10.0
Nếu nói về ấm trà ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến ấm tử sa, loại ấm được đông đảo người yêu trà sưu tầm và sử dụng hằng ngày. Một trong những công năng của ấm tử sa là làm thay đổi hương vị trà, tất nhiên là theo chiều hướng tốt hơn. Nếu Trung Quốc có ấm tử sa, thì Nhật Bản có loại ...
Ấm Nhật - Bizen Houhin Rồng của Lò Konishi Touko ( 250ml)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1077 10:32, 10/09/2021
2 0 4,283 2.0
Thông tin về Nghệ nhân Konishi Tozo, người giám sát trực tiếp Lò Konishi Touko:

- Nghệ nhân Konishi Tozo sinh 1947 ở Ibe, thành phố Bizen, Tỉnh Okayama. Triển lãm đầu tiên năm 1971 tại Triển Lãm Thủ Công truyền thống Nhật Bản lần thứ 18. Các năm sau đó Ông được rất nhiều giải thưởng danh giá của vùng.

- Năm 2013, Konishi ...
TỬ SA - TRI KỶ CỦA TRÀ
1076 14:09, 09/09/2021
0 0 4,268 0.0
Có lẽ không một loại hình nghệ thuật chế tác nào gắn bó với trà và văn hóa của trà hơn những chiếc ấm tử sa từ vùng đất Nghi Hưng – ‘Thành phố của Gốm’. Những chiếc ấm trà sản xuất ở đây không những lưu giữ được những nét thanh nhã và mộc mạc của thiền trà mà còn làm bừng lên những cảm ngộ ...
TÌM HIỂU 3 HIỆU ẤM TRÀ: THẾ ĐỨC, LƯU BỘI, MẠNH THẦN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1056 16:09, 05/09/2021
1 0 3,142 9.5
Có câu truyền miệng:
"Thứ nhất Thế Đức gan gà
Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần"
Đầu tiên cần xác định, đây không phải là thành ngữ điển tích của người Trung Hoa, mà là câu thiệu bằng thơ lục bát cho dễ nhớ của các cụ ta (V.N) ngày xưa, vì vậy “vai vế” thứ nhất, thứ nhì, thứ ba trong câu chỉ là tượng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!