/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn Long

3391 11:22, 23/07/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn Long
Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan triển lãm tranh về 12 tháng, từng được treo trong cung điện thời vua Càn Long, Trung Quốc.

Theo The Paper, Thập nhị nguyệt nguyệt lệnh đồ được trưng bày ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc từ tháng 7 đến ngày 22/9. Bộ tranh tái hiện khung cảnh trong và ngoài cung đình từ tháng một âm lịch đến tháng 12. Tác phẩm do các họa sĩ cung đình thực hiện, hoàn thành đầu thời Càn Long (1711-1799), triều Thanh. Loạt tranh từng được trưng trong cung điện của vua, mỗi tháng sẽ treo bức miêu tả tháng tương ứng.

Bức tháng một tái hiện cảnh tết Nguyên tiêu, nhà nhà treo đèn lồng bên trong, đốt pháo ngoài cổng. Có người uống rượu ngắm trăng, trẻ con nô đùa dưới đèn lồng.

Tháng hai âm lịch, trời dần ấm hơn, hoa mơ nở rộ. Các cô gái chơi xích đu trong vườn còn các chàng trai săn bắt trên núi.

Ngoài miêu tả thiên nhiên, Thập nhị nguyệt nguyệt lệnh đồ khắc họa hoạt động điển hình của con người, phụ thuộc tiết trời. Từ "nguyệt lệnh" chỉ sự thay đổi của tự nhiên theo từng tháng.

Tháng ba, nông dân mang trâu ra đồng cày bừa, cấy lúa. Văn nhân ngắm cảnh bên dòng kênh nhỏ. Thư đồng thả ly rượu (một loại ly nổi) xuống nước, người nào muốn uống rượu sẽ vớt ly lên. Đây là tập tục Thượng Tị, diễn ra ngày 3/3 âm lịch. Thượng Tị còn gọi là ngày Tắm xuân, mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại điều tốt lành, vui vẻ. Người dân thường ăn uống bên suối, hồ nước, du xuân, ăn các món bánh làm từ hoa, uống canh nấu từ hoa.

Tháng tư, hoa mẫu đơn và mộc lan nở rực rỡ. Tranh miêu tả ngày mưa nhẹ, nam nữ cầm ô. Trên đồi, một vài phụ nữ lấy ống tay áo che đầu, vội tìm nơi trú.

Theo trang Shuge, bối cảnh và hoạt động con người trong bộ tranh phong phú, sinh động, gợi liên tưởng về cuộc sống lãng mạn và yên bình.

Bức về tháng năm tái hiện sự sôi nổi, náo nhiệt của cuộc đua thuyền trên sông. Hoa hướng dương, hoa lựu tô điểm không gian mùa hè.

Tháng sáu, giai đoạn nóng nhất năm, một vài người cầm quạt ngồi tránh nắng. Phụ nữ chèo thuyền hái sen, mang về trang trí khắp nơi trong khu nhà.

Tháng bảy, phụ nữ tụ tập làm lễ cầu mong được ban cho bàn tay khéo léo để thêu thùa, may vá.

Bức về tháng tám tái hiện mùa thu hoa cúc, phụ nữ dẫn trẻ em ra ngoài ngắm trăng, các gia đình ngồi bên mâm cơm sum vầy.

Tháng chín là khoảng thời gian hoa cúc nở rộ, mọi người cùng mang hoa cúc mình trồng ra ngắm, thảo luận cách trồng và nuôi dưỡng hoa.

Tháng 10 đầu đông, hoạt động ngoài trời ít hơn, văn nhân bàn về thi họa, cổ vật. Phụ nữ cũng tụ tập ở nơi ấm áp để chơi đàn, may vá. Loạt tranh chủ yếu khắc họa cuộc sống an nhàn của tầng lớp giàu có.

Bức tháng 11 khắc họa một ông bố đang trách phạt người con, văn nhân đến nhà thăm hỏi nhau, trẻ con chơi trốn tìm.

Tháng 12, tuyết phủ trắng dãy núi, nước sông đóng băng. Tranh khắc họa người dọn tuyết, người chơi đùa trên mặt băng, người trông nom trẻ nhỏ. Trong vườn, hoa chớm nở, báo hiệu mùa xuân mới.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 1
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 2
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 3
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 4
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 5
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 6
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 7
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 8
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 9
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 10
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 11
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn LongTháng 12
0 0 1,289 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mấy nét về hội họa Nguyễn Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1608 08:47, 23/02/2022
0 0 6,300 0.0
Sinh năm 1940, quê tỉnh Sóc Trăng cũ, học ba năm (1959-1962) và từng tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, đồng sáng lập Hội họa sĩ trẻ (miền Nam 1965) – Nguyễn Trung và hội họa của ông có thể là một trong những “tiêu mẫu” điển hình nhất để nghiên cứu quá trình phát triển của phong trào ...
Xu hướng chiết trung trong nghệ thuật
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1602 09:08, 19/02/2022
0 0 5,621 0.0
Chiết trung là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp, nghĩa là được lựa chọn. Thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng trong triết học bởi một dòng các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại không muốn theo một hệ thống tư tưởng nào, thay vào đó họ lựa chọn những học thuyết phù hợp nhất với họ. Nổi bật nhất ...
CHUYỆN ÔNG BA ĐÔNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1596 10:13, 16/02/2022
0 0 5,045 0.0
Với chiếc xe đạp mini mua từ năm nảo năm nào, thoắt cái ông ở chỗ này chỗ nọ. Trong nhà ông, tranh lụa, tranh sơn dầu, sơn mài… chật cả phòng khách. Còn ở phòng vẽ thì ngổn ngang những tranh vừa vẽ xong, tranh còn đang dở cùng những phác thảo màu, đen trắng… Có điều ít khi gặp được ông ở nhà. Ông đi hội ...
Bóc trần sự thật sau nét vẽ nguệch ngoạc trên tranh triệu đô của Cy Twombly
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1589 10:32, 13/02/2022
0 0 5,403 0.0
Nhìn tranh của Cy Twombly, người ta liên tưởng đến nét vẽ nguệch ngoạc của một đứa trẻ 3 tuổi. Nhưng sự thật lại khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Tranh của Cy Twombly ẩn chứa một tâm hồn nghệ thuật kỳ lạ

Gần đây, một số bài viết chia sẻ loạt tác phẩm của cố họa sĩ hoạ sĩ đương đại Cy Twombly (1928-2011), ...
Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng Tám
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1586 13:21, 10/02/2022
0 0 4,970 0.0
Tôi có mấy nhận xét về hội họa hiện đại kể cả một phần trước Cách mạng. Hiện giờ có nhiều người còn cho rằng nghệ thuật hội hoạ dưới thời thuộc Pháp là hoàn toàn vứt đi cả, bọn hoạ sĩ thời đó học theo trường tư sản đồi truỵ Âu châu tư tưởng tự do chủ nghĩa, nghệ thuật vị nghệ thuật, đồi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!