/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Vì sao Người Việt Nam luôn mời nhau uống trà khi gặp mặt?

34 11:44, 25/05/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Vì sao Người Việt Nam luôn mời nhau uống trà khi gặp mặt?
Nhiều người thường đặt câu hỏi Việt Nam có trà đạo không? Tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với trà đạo Nhật Bản, với trà nghệ Trung Hoa, với trà buổi chiều của Anh quốc?

Nếu chúng ta cho rằng, đạo là con đường, là cung cách uống trà thì Việt Nam hẳn nhiên có trà đạo. Đó là cách uống trà của người Việt.

Cách uống trà đó giản dị, gần gũi, nhưng cũng rất đỗi tinh tế như tâm hồn người Việt nên nó không là một cái đạo như trà đạo Nhật Bản, không quá cầu kỳ như trà nghệ Trung Hoa, cũng không quá thực dụng như trà phương Tây.

Còn nếu nói sâu xa hơn, thì trà đao Việt Nam không đạo ấy mà là đạo. Đạo ở đây là gì?

Cái đạo ấy bình dị như trong cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông: “đói ăn khát uống mệt ngủ liền”. Đó là khi uống một bát trà, người dân cảm thấy giải khát, sung sướng trong buổi trưa hè nắng nóng hay cảm thấy ám áp trong những ngày giá rét đêm đông.

Cây trà mọc lên từ đất, lớn lên trong ánh mặt trời và tắm mình trong gió trong mưa, nên khi nhấp một chung trà, con người như uống cả thiên nhiên phong thủy hỏa thổ vào lòng với niềm vui sướng.

Trà Việt mang tính chất gần gũi với thiên nhiên, nó dạy cho người thưởng trà cái tính cộng đồng, gần gũi, biết cảm ơn những người đã hai sương một nắng trên cánh đồng trà…

Thưởng thức một chén trà mang phong cách trà Việt là việc mang nhiều ý nghĩa. Màu nước vàng sánh trong xanh, hương trà, hương hoa tự nhiên là hình ảnh Việt Nam với rừng vàng, biển bạc, tài nguyên phong phú. Vị đắng chát gợi lên nỗi vất vả, cần lao của những người làm trà truyền thống bao đời nay. Hậu vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu tình, giàu nghĩa, có thủy, có trung. Vì vậy mà chén trà cho con người gần điều thiện, xa lánh điều ác, đoàn kết hơn, chia sẻ hơn.

Nghệ thuật uống trà phản ánh phong cách văn hoá ứng xử của người Việt Nam. Trong gia đình truyền thống, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời các ông. Người ta có thể uống trà trong yên lặng suy ngẫm như để giao hoà với thiên nhiên.

Lấy việc rót trà làm ví dụ, sau khi tráng chén bằng nước sôi cho sạch và giữ nhiệt, người ta xếp các chén vào sát nhau, tạo thành một hình tròn. Bình thường ai cũng nghĩ nó chỉ giúp cho việc rót trà dễ hơn.

Nhưng nếu hiểu theo cái đạo của trà Việt thì sao ? Các chén nằm sát nhau thể hiện sự gắn bó giữa con người với con người, cái tình làng nghĩa xóm khi mời nhau chén trà. Hình tròn của các chén xếp thành thể hiện mong muốn viên mãn, đầy đủ.

Nếu rót trà theo hình tròn của các chén, mỗi chén rót một chút, từ đầu đến cuối, rồi lại vòng ngược lại đến đầu, điều này làm cho trà không có sự chênh lệch đậm nhạt giữa chén đầu và chén cuối. Ý nghĩa của nó là thể hiện sự bình đẳng giữa chủ và khách trong sự hưởng thụ tinh tuý của thiên nhiên. Cũng có thể rót nước trà vào một chén to, gọi là chén tống, rồi từ chén to rót sang các chén con, gọi là chén quân, cho đều nước. Nếu rót liền tay một vòng không ngừng thì gọi cách rót đó là “Quan Công tuần thành”, còn nếu rót một chén rồi cao tay lên mà ngắt nước trà rồi mới chuyển qua chén khác gọi là ” Hàn Tín điểm binh” (2 cái này là du nhập từ Trung Hoa).

Tất cả những cái đó không phải tự nhiên mà có, không phải ngẫu nhiên người xưa thuận tay mà tạo ra như vậy, nó là cái đạo hết sức giản dị của ông cha ta.

Nói như G.S Trần Ngọc Thêm: “Người Việt Nam mời nhau uống trà không phải đơn thuần là để giải khát, mà là để biểu hiện một phong độ văn hóa thanh cao, một sự kết giao tri kỷ, một tấm lòng ước mong hòa hợp, một sự tâm đắc của những người đối thoại. Người Việt Nam mời nhau uống trà là để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình, xã hội, chuyện thế thái nhân tình, để cảm thấy trong chén trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây và muôn vật.”

Tục uống trà với cả một hệ thống những kinh nghiệm tinh tế những quy ước ứng xử bất thành văn từ ngàn đời xưa như thế, khác chi một thứ đạo?

Sở dĩ nó không trở thành “đạo trà” như chaodo của Nhật Bản được, chẳng qua vì nó phổ biến rộng quá, trở thành thói quen toàn dân từ sớm quá, cộng thêm tính linh hoạt cố hữu của căn hóa Việt Nam không chịu gò mình vào một khuôn khổ nhất định nào.

Từ đó cho ta thấy, Văn hóa Việt Nam rất có giá trị.

Chẳng phải cuộc sống cho chúng ta thấy rằng: Cái gì đơn giản nhất mà làm người ta thấy an vui nhất thì đó là thứ giá trị nhất?

Văn hóa Việt Nam đơn giản, mộc mạc và bình dị chấp nhận những điều mộc mạc, giản tiện nhằm để cho cuộc sống hài hòa hơn với thiên nhiên, với mọi người, và chính thế giới nội tâm của mình.

Qua trà Việt, chúng ta cũng thấy được phần nào sự tinh tế của người Việt Nam, thú hưởng thụ cuộc sống bằng những điều tưởng chừng như nhỏ nhoi, đơn giản nhưng chứa đựng biết bao tâm tình.

Theo diendanvanhoahoc
2 0 11,768 9.5
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TRÀ LUẬN Phần 1: Tiểu sử Okakura Kakuzo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3280 11:33, 01/05/2024
6 0 3,541 0.0
Khi vừa ngoài đôi mươi tôi đã được một vị thầy tặng cho cuốn mang tựa đề “Trà Đạo” của Okakura Kakuzo do Bảo Sơn dịch. Thú thật lúc đó tôi chẳng đánh giá cao tác phẩm này, thậm chí còn cho là lạc đề. Quả vậy, trong tác phẩm này Okakura Kakuzo chẳng nói mấy về trà, cũng chẳng biểu lộ một cảm xúc nào ...
Đệ nhất danh trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3277 10:36, 26/04/2024
3 0 2,547 0.0
Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản phẩm trà thơm ngon nức tiếng là Thái Nguyên, với thương hiệu trà đã vang danh ở cả trong và ngoài nước.
Địa hình của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam, do đó, chè thường trồng ở độ cao khoảng 300 - 1000 mét so với nước ...
Cửu Đạo Trà - Bí Quyết Thưởng Thức Trà Đầy Tinh Tế
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3271 09:23, 22/04/2024
5 0 2,692 9.0
Trà đạo từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Pha trà và thưởng trà không chỉ đơn thuần là để giải khát, mà còn là một nghệ thuật, một cách để thư giãn tinh thần và kết nối con người. Cửu đạo trà, hay còn gọi là 9 bước tinh hoa thưởng thức trà, là một quy tắc ...
Trà Gấu trúc – Trà “độc nhất vô nhị” ở Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3266 10:16, 18/04/2024
2 0 3,058 7.0
Không phải Đại Hồng Bào hay Long Đỉnh... loại trà “độc nhất vô nhị” của Trung Quốc khiến nhiều người tò mò lại là trà Gấu trúc. Đây là loại trà được trồng từ phân gấu trúc, nửa cân chè loại sau chế biến có giá 200.000 nhân dân tệ (khoảng 35.000 USD), với trà hái đợt đầu tiên.

Trà Gấu trúc (hùng miêu ...
Cổ nhân dạy “Nhân sinh như 3 chén trà”: Đắng tựa cuộc đời, ngọt tựa ái tình nhưng lại nhạt như gió thoảng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3262 09:00, 15/04/2024
5 0 3,090 0.0
Người xưa ví von nhân sinh giống như 3 đạo trà: Đạo thứ nhất đắng khổ tựa như cuộc đời, đạo thứ hai ngọt ngào tựa ái tính trong khi đạo thứ ba lại nhạt như gió thoảng. Những ai yêu trà, biết thưởng trà, họ sẽ không coi trà đơn thuần là một thức uống mà coi nó như biểu hiện của bách thái nhân sinh, với ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!