/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA

3406 11:05, 06/08/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA
Một ấm trà bằng đất tử sa cần phải trải qua nhiều quy trình từ sản xuất đến nung, trong quá trình nung có rất nhiều yếu tố không thể kiểm soát được. Chi phí và rủi ro khi chế tác riêng nắp ấm thường gấp vài lần so với việc chế tạo một chiếc ấm, rất có thể phải làm hàng chục lần mới có thể thành công, ngay cả một bậc thầy có tay nghề tinh xảo cũng không thể đảm bảo rằng việc phục chế.

Trong giới nghệ nhân tử sa thường có câu: “Chẳng thà làm lại 3 cái ấm tử sa mới còn hơn làm lại 1 cái nắp ấm trà” – Vậy tại sao làm lại một cái nắp ấm trà lại khó đến vậy? Một chiếc ấm tử sa vô tình bị vỡ nắp, thật khó để tìm một chiếc nắp khác phù hợp để thay thế.

Trong lịch sử, đã có một câu chuyện về phục chế nắp ấm tử sa của đại sư Cố Cảnh Chu như sau:

“Đường Vân, một họa sĩ và một nhà sưu tập ấm tử sa nổi tiếng ở Thượng Hải, đã từng sưu tập được một chiếc ấm tử sa “Hán Đạc hồ” được chế tác vào cuối đời nhà Thanh của “Nhật Đỉnh Sơn Quán”. Nó đã bị Hồng vệ binh tịch thu trong Cách mạng Văn hoá và bị mất nắp.

Đường Vân rất thích chiếc ấm này nên đã liên lạc và nhờ người bạn cũ của mình là nghệ nhân Cố Cảnh Chu chế tác một chiếc nắp khác cho nó, Cố Cảnh Chu đã nhận lời. Cố Cảnh Chu, Triệu Giang Hoa (thư kí riêng, người thường đi theo Cố Cảnh Chu để ghi chép các phương pháp của ông) và đệ tử của ông là Hà Đạo Hồng đã mất một khoản thời gian để tự tay luyện đất theo những phương pháp đặc biệt khác nhau.

Sau đó Cố Cảnh Chu yêu cầu Hà Đạo Hồng làm một số mẫu thử và nung chúng trong lò ở 3 nhiệt độ: cao, trung bình và thấp với những quy trình nung khác nhau. Sau khi mở lò, xem mẫu thử ở nhiệt độ nào có thể tạo sản phẩm phù hợp với màu của “Hán Đạc hồ”.

Sau rất nhiều lần thử sai cuối cùng ông cũng đã tìm ra được loại đất tử sa, phương pháp luyện đất và quy trình nung đất tử sa phù hợp, nắp ấm tử sa đã được chế tác và nung hoàn thiện. Sau khi ra khỏi lò nung, nắp ấm và màu sắc của thân ấm “Hán Đạc hồ” cuối cùng cũng đạt được sự hài hoà hoàn mỹ và đây được mới được xem là sự hoàn thành của quá trình phục chế nắp ấm.

Đối với một bậc thầy như Cố Cảnh Chu, việc chế tác một cái nắp mới không dễ dàng, chẳng trách các nghệ nhân tử sa thường có câu: “Chẳng thà làm lại 3 cái ấm tử sa mới còn hơn làm lại 1 cái nắp ấm trà”

Theo suy nghĩ của nhiều người, việc chế tác một chiếc nắp thì đương nhiên là đơn giản hơn rất nhiều so với việc chế tác nguyên cả ấm trà? Vậy tại sao rất ít nghệ nhân đồng ý đề nghị làm lại nắp một chiếc ấm. Chúng ta hay thử tìm hiểu nguyên nhân.

1. Nguyên liệu khó kiếm

Để đảm bảo nắp ấm tử sa phục chế phù hợp với nắp ấm ban đầu về kết cấu và màu sắc, cần phải sử dụng cùng một loại nguyên liệu khoáng tử sa và cùng một phương pháp luyện khoáng, về vấn đề này thì khá khó khăn.

Ấm trà tử sa cũ thường được người chơi sưu tầm, sử dụng và dưỡng ấm trong một khoảng thời gian dài, trong hoàn cảnh bình thường việc tìm kiếm loại khoáng tử sa giống y hệt khoáng tử sa đã làm nên ấm đã là một điều cực kì khó do bản chất hai cục khoáng tử sa được khai thác cạnh nhau cũng không thể giống hệt nhau, đằng này lại là hai cục khoáng tử sa khai thác ở những địa điểm, thời gian và khoáng tầng khác nhau, chưa kể hiện nay nguyên liệu khoáng tử sa tốt ngày càng trở nên khan hiếm dẫn đến quá trình tìm kiếm còn khó khăn hơn gấp bội phần, có thể nói đi mòn đôi giày sắt chưa chắc đã có thể tìm được loại khoáng tử sa phù hợp để phục chế.

2. Kích thước không thể kiểm soát

Quy trình sản xuất ấm trà tử sa phải liên tục, sau khi nung thì nắp phải khớp với thân ấm, không lỏng cũng không chặt, vừa khít. Trong quá trình nung, phải nung cùng lúc nắp và thân ấm để nắp và thân đồng thời chịu lực và co vào nhau sao cho nắp và thân khớp.

Nếu nắp và thân nung riêng biệt và đặt trong các môi trường nung khác nhau thì thường sẽ xảy ra hiện tượng không khớp do mức độ co ngót khác nhau. Đặc biệt là với dòng chu nê độ co rút càng nghiêm trọng và để làm ra một chiếc nắp đậy hoàn hảo là điều vô cùng khó khăn.

3. Sự khác biệt màu sắc rất khó điều chỉnh

Có rất nhiều yếu tố không thể kiểm soát được trong quá trình nung ấm trà Tử sa. Sau khi đưa ấm vào lò thì không thể tái tạo hoàn toàn điều kiện nung giống như ban đầu, dù là cùng một nguyên liệu nhưng dưới tác động của nhiệt độ, thời gian nung, quy trình và không khí trong lò khác nhau, thành phẩm nung mỗi lần cũng có chút khác biệt.

Thân ấm sau khi sử dụng và lên nước có màu khác hẳn so với lúc mới ra lò, nếu nung riêng nắp ấm mới thì chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng chênh lệch màu sắc giữa nắp và thân ấm; Nếu màu sắc giống nhau ngay từ đầu thì sau một khoảng thời gian sử dụng chúng sẽ có màu sắc khác nhau; Còn nếu màu sắc khác nhau thì ngay từ đầu đã gây sự không hài hoà về màu sắc, chưa kể sau một khoảng thời gian sử dụng chưa chắc nắp ấm và thân ấm sẽ có màu sắc giống nhau.

4. Sự không đồng nhất về tinh thần và tỉ lệ của dáng ấm:

Ngoài việc phù hợp với cùng một loại đất sét, kiểu dáng và sức mạnh, việc thể hiện hình dáng, tinh thần và năng lượng của chiếc ấm nguyên bản ban đầu khi có nắp còn khó hơn. Nếu không phải cùng một nghệ nhân tử sa thì khó có thể đạt được sự thống nhất về kiểu dáng và tinh thần.

Ngay cả cùng một nghệ nhân chế tác ấm tử sa cũng làm ra những chiếc ấm tử sa ở những thời điểm khác nhau, trong những môi trường khác nhau và tâm trạng khác nhau, với những nét quyến rũ khác nhau. Ấm phương khí không giống nhau kiểu dáng và ấm viên khí cũng không giống nhau, đây là lý do tại sao chúng ta thường nói rằng mỗi chiếc ấm tử sa là duy nhất và khó sao chép, và điều này càng đúng hơn với nắp ấm.

Một ấm trà bằng đất tử sa cần phải trải qua nhiều quy trình từ sản xuất đến nung, trong quá trình nung có rất nhiều yếu tố không thể kiểm soát được. Chi phí và rủi ro khi chế tác riêng nắp ấm thường gấp vài lần so với việc chế tạo một chiếc ấm, rất có thể phải làm hàng chục lần mới có thể thành công, ngay cả một bậc thầy có tay nghề tinh xảo cũng không thể đảm bảo rằng việc phục chế sẽ được giống hệt nhau. Vì vậy, khi sử dụng ấm tử sa người chơi nên giữ tinh thần thoải mái, giữ gìn cẩn thận, tránh va đập gây những hư hỏng khó lòng có thể phục hồi.

Uống Trà Thôi
Theo Lão Tà – An Nhiên Tịnh Quán
PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA
PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA
PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
382 14:30, 15/06/2021
0 0 5,108 0.0
Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc ...
Trào lưu chế tác ấm tử sa phỏng cổ những năm đầu thế kỉ XX
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
229 09:26, 07/06/2021
0 0 4,727 0.0
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, thời đại mới manh nha và cũng là thời kỳ đặc biệt của ngành làm ấm trà Tử Sa. Vào những năm Dân quốc đầu tiên ở Trung Quốc, rộ lên phong trào sưu tập đồ sứ cổ, người từ bốn phương tranh nhau mua vét, thủ giữ làm của ...
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
171 10:23, 04/06/2021
1 0 3,556 0.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
78 11:38, 27/05/2021
1 0 2,570 0.0
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG

Nói đến ấm Xưởng Công Nghệ Tử Sa, có thể có chút la lẫm đối với những hồ hữu mới chơi, còn những vị sưu tập thâm niên thì có những tâm đắc không giống nhau, những vị kỹ tính và có chút khắt khe về kỹ thuật chế tác ấm thì ít có thể chấp nhận đuợc ấm nhất xưởng, ...
Ấm Tử Sa qua góc nhìn của các nhà khoa học
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
64 13:35, 26/05/2021
1 0 2,269 0.0
Ấm Tử Sa là loại ấm được làm từ đất ‘tử sa’ hay còn gọi là đất tím. Loại ấm này hiện nay được xem là niềm đam mê của rất nhiều nhà sưu tầm và chơi ấm tại Việt Nam. Về khía cạnh thưởng trà, ấm tử sa được xem là có khả năng khai mở hết tiềm năng của trà pha trong ấm. Thậm chí là tác động hương ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!