/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Danh họa Trần Văn Cẩn: Hy sinh cái tôi, phụng sự nền mỹ thuật

3421 09:40, 13/08/2024
Team Uống Trà Thôi Trần Văn Cẩn

( từ)

Danh họa Trần Văn Cẩn: Hy sinh cái tôi, phụng sự nền mỹ thuật
Bức tranh “Em Thúy” của danh họa Trần Văn Cẩn thường được công chúng nhắc đến. Tác phẩm này được công nhận bảo vật quốc gia năm 2013, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Kỷ niệm 30 năm Ngày mất của danh họa Trần Văn Cẩn (1994 - 2024), mới đây một cuốn sách dày dặn về ông đã được xuất bản.

Buổi ra mắt cuốn sách “Trần Văn Cẩn - Tác phẩm chọn lọc trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” vừa diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội).

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bộ sưu tập quý giá những tác phẩm của danh họa Trần Văn Cẩn. Với mong muốn giới thiệu rộng rãi tới công chúng bộ sưu tập quý giá này, Bảo tàng đã biên soạn và xuất bản cuốn sách “Trần Văn Cẩn - Tác phẩm chọn lọc trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”. Sau 4 năm, cuốn sách đã ra mắt, dày 214 trang, do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành, gồm những bài viết, hình ảnh và thông tin các tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Đáng chú ý, trong cuốn sách này, lần đầu tiên bức ''Ở hang'' (1951) của Trần Văn Cẩn được công bố.

Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh nhưng sinh ra tại Kiến An, Hải Phòng. Bằng những tác phẩm hội họa đặc sắc, ông có mặt trong “tứ trụ” thứ nhất của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại: Trí - Lân - Vân - Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn).

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Yến, cố vấn nội dung cuốn sách cho rằng, nằm trong "tứ trụ" Trí-Lân-Vân-Cẩn, danh họa Trần Văn Cẩn thể hiện tài năng ở nhiều mặt, từ tranh lụa, tranh sơn mài, tranh sơn dầu đến tranh khắc gỗ. Những tác phẩm của ông góp phần hình thành nên diện mạo của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, đưa hương sắc mỹ thuật Việt Nam vươn tầm quốc tế.

"Cả cuộc đời ông dành cho nghệ thuật, ông chấp nhận hy sinh cái tôi cá nhân, ý thích cá nhân để phụng sự con người, phụng sự nền mỹ thuật của dân tộc. Đặc biệt, Trần Văn Cẩn là người có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện kỹ thuật sơn mài cũng như những tác phẩm của ông góp phần hình thành nên diện mạo của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, đưa mỹ thuật Việt Nam vươn tầm quốc tế" - nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Yến nói.

Sinh thời, họa sĩ Trần Văn Cẩn thể hiện tài năng ở nhiều mặt, từ tranh lụa, tranh sơn mài, tranh sơn dầu đến tranh khắc gỗ. Những tác phẩm của ông góp phần hình thành nên diện mạo của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, đưa hương sắc mỹ thuật Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Danh họa Trần Văn Cẩn sống qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, gần như trọn vẹn với đất nước suốt thế kỷ 20. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng, danh họa Trần Văn Cẩn sống giản dị và dấn thân. Phong cách, đối tượng, đề tài trong tranh Trần Văn Cẩn thay đổi theo dòng biến động của đất nước. Ban đầu, ông vẽ theo phong cách hiện thực lãng mạn hậu ấn tượng, sau này là hiện thực xã hội chủ nghĩa.

“Sống nhẹ nhõm và bình dị, ông yêu quý nét đẹp miên viễn của những người đàn bà Việt, những đứa trẻ Việt ở thị thành và thôn quê. Hồn hậu sống và vẽ, ông là người đồng hành thủy chung với số phận của dân tộc, của đất nước và của bất kỳ ai. Hành trình Bắc - Trung - Nam của ông là một thiên sử dài chưa bao giờ cũ. Nét đẹp Việt hòa điệu thật ấm áp, dịu dàng với tâm hồn Việt trong những ký họa dọc đường khi ông đặt bút vẽ nhanh như chỉ sợ nét đẹp mà ông vụt thấy của người Việt và thiên nhiên Việt biến mất”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn chia sẻ.

Các nhà phê bình mỹ thuật cũng đánh giá, những tác phẩm của danh họa Trần Văn cẩn góp phần hình thành nên diện mạo của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, đưa hương sắc mỹ thuật Việt Nam vươn tầm quốc tế. Cả nửa đầu sự nghiệp, ông dấn thân cho nghệ thuật, có nhiều tìm tòi, đóng góp cho mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt là những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện kỹ thuật sơn mài. Nửa sau sự nghiệp, Trần Văn Cẩn dấn thân cho sự nghiệp mỹ thuật phục vụ nhân dân. Ông chấp nhận hy sinh cái tôi cá nhân, ý thích cá nhân để phụng sự con người, phụng sự nền mỹ thuật của dân tộc.

Những đối tượng trong tranh của Trần Văn Cẩn chuyển từ nhân vật thành thị như “Em Thúy” hay “Thiếu nữ đọc sách” sang nông dân, công nhân, tầng lớp lao động nói chung như “Tát nước đồng chiêm” "Xuống đồng" hay “Thằng cu đất mỏ”...

Không chỉ vẽ, họa sĩ Trần Văn Cẩn còn tham gia nhiều hoạt động trong tư cách của một nghệ sĩ. Trong những năm kháng chiến, ông tham gia giảng dạy tại Trường Mỹ thuật ở Việt Bắc, do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng. Năm 1954, sau khi họa sĩ Tô Ngọc Vân hy sinh, Trần Văn Cẩn được bầu làm hiệu trưởng và đảm nhiệm cương vị này trong suốt 15 năm (1954-1969).

Bên cạnh hoạt động giảng dạy, ông còn được bầu làm Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (1958-1983), Chủ tịch Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ 2 (1983-1989), Đại biểu Quốc hội khóa 2... Họa sĩ Trần Văn Cẩn còn có nhiều đóng góp, xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như thẩm định, tuyển chọn những tác phẩm hội họa có giá trị cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Sớm khẳng định tài năng nổi bật của mình qua những tác phẩm hội họa, nhưng sinh thời, họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉ bày 1 cuộc triển lãm cá nhân. Đó là năm 1980, khi đó họa sĩ 70 tuổi, Hội tổ chức triển lãm cho ông tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vào đúng ngày sinh nhật 13/8. Bảo tàng khi đó ngỏ ý muốn mua lại 200 bức tranh của ông để lưu trữ, sưu tầm nhưng ông tỏ ý ngạc nhiên, khiêm tốn, nên bảo tàng giảm đề nghị xuống còn một nửa.

Tuy thế, danh họa Trần Văn Cẩn vẫn là tác giả có nhiều tranh nhất tại bảo tàng. Đây cũng chính là lý do để Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đứng ra làm cuốn sách dày dặn cho ra mắt độc giả cũng như giới nghiên cứu mỹ thuật và công chúng yêu hội họa. TS Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thừa nhận: “Tranh của danh họa Trần Văn Cẩn như khối tài sản giúp nâng tầm giá trị của bảo tàng".

Trong ký ức của nhiều người, danh họa Trần Văn Cẩn là một người chất phác, đôn hậu. Trong nghệ thuật ông là họa sĩ dám dấn thân.

Là một người Việt Nam yêu nước, Trần Văn Cẩn đặc biệt có cảm tình của cách mạng đấu tranh giành độc lập. Điều này đã thúc đẩy họa sĩ tham gia phong trào vẽ tranh cổ động. Một số tranh của Trần Văn Cẩn để cổ động tinh thần yêu nước của nhân dân như: “Cứu nông dân”, “Trừ giặc đói”, “Phá xiềng”, “Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt”. Sau Cách mạng Tháng Tám, họa sĩ đã cùng nhiều đồng nghiệp khác thực hiện hàng chục bức tranh cổ động được trưng bày xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, bức “Nước Việt Nam của người Việt Nam” được đặt ngay tòa nhà Địa ốc Ngân hàng.

Dù làm công tác giảng dạy, quản lý hay làm công tác lãnh đạo Hội, họa sĩ Trần Văn Cẩn vẫn lấy sáng tạo làm mục đích sống của mình. Vì thế, ông cố gắng đi đó đi đây, có dịp là rong ruổi trên những nẻo đường đất nước. Bây giờ, xem lại một số tác phẩm của ông, đặc biệt là bộ ký họa màu nước được Trần Văn Cẩn sáng tác trong những năm 1955 - 1979 cho thấy những dấu chân ông qua những vùng miền đất nước. Những “Chân dung cô T” (1963), “Cố Thiềm” (1966), “Hai thiếu phụ và em bé” (1955); hay “Thuyền sông Hương” (1954), “Ráng chiều trên Đèo Nai” (1965), “Buôn Ma Thuột” (1975); “Vá lưới” (1965), “Phát hoang trồng sắn” (1969), “Nữ dân quân Bảo Ninh” (1969)… thật sự như cuốn nhật ký bằng hình ảnh đã được họa sĩ Trần Văn Cẩn ghi chép vừa rất chân thực vừa ngập tràn cảm xúc và sự rung động từ trái tim người họa sĩ.

Từ những chuyến đi thực tế và từ những ký họa trực tiếp đó, sau này họa sĩ Trần Văn Cẩn đã sử dụng để thực hiện những tác phẩm nổi tiếng, bằng nhiều chất liệu khác nhau như: “Tát nước đồng chiêm” (sơn mài, 1958), “Nối lại dây gầu” (sơn dầu, 1957), “Đan len” (sơn mài, 1959), “Nữ dân quân miền biển” (sơn dầu, 1960)…

Với những đóng góp của mình, họa sĩ Trần Văn Cẩn được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng II, Huân chương Lao động hạng III và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ông cũng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (năm 1996). Tên ông được đặt cho một con phố thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Uống Trà Thôi
Theo Đại Đoàn Kết
Danh họa Trần Văn Cẩn: Hy sinh cái tôi, phụng sự nền mỹ thuậtDanh họa Trần Văn Cẩn. Ảnh tư liệu.
Danh họa Trần Văn Cẩn: Hy sinh cái tôi, phụng sự nền mỹ thuậtTác phẩm “Em Thúy” (sơn dầu, 1943) được in trong cuốn sách “Trần Văn Cẩn - Tác phẩm chọn lọc trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”.
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

'Em Thúy' qua đời
Team Uống Trà Thôi Trần Văn Cẩn
3376 10:44, 11/07/2024
0 0 300 0.0
Nhà giáo Minh Thúy - nhân vật trong bức tranh ''Em Thúy'' của danh họa Trần Văn Cẩn - qua đời ở tuổi 89 vì bệnh tuổi già.

Ông Đào Anh Tuấn - con trai trưởng của nhà giáo Nguyễn Minh Thúy - cho biết khoảng bốn năm nay, sức khỏe bà yếu hơn. Nhiều năm trước lúc mẹ còn khỏe, ông Tuấn thường đưa bà đến Bảo tàng ...
chuyện VỀ HOẠ SĨ TRẦN VĂN CẨN
Team Uống Trà Thôi Trần Văn Cẩn
3318 10:18, 29/05/2024
1 0 365 0.0
Họa sĩ Trần Văn Cẩn là một trong những danh họa nổi tiếng của nền hội họa Việt Nam trước giải phóng. Hãy cùng tìm hiểu về sự nghiệp và những tác phẩm nổi bật của họa sĩ tài năng này qua bài viết sau.

- Tiểu sử của họa sĩ Trần Văn Cẩn

Danh họa Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/08/1910 tại Hải Phòng, ông sinh ...
Tình bạn chân thành và cảm động
Team Uống Trà Thôi Bùi Xuân Phái
3576 08:37, 20/11/2024
1 0 23 0.0
Bức “Phố Hàng Thiếc” được vẽ năm 1952. Đây là bức vẽ phố cổ Hà Nội được xem là có thâm niên lâu năm nhất mà người ta thấy của Bùi Xuân Phái.

Bức tranh này được treo mấy chục năm tại phòng khách của nhà văn Nguyễn Tuân. Đến năm 1984, cụ Tuân hay tin Bùi Xuân Phái lần đầu được phép ra mắt công chúng ...
Đời bình lặng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Tư Nghiêm
3505 08:44, 14/10/2024
0 0 45 0.0
Trong ký ức người thân và đồng nghiệp, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm là người lặng lẽ, không giao tiếp rộng.

Giới mỹ thuật, gia đình ôn kỷ niệm và sự nghiệp của ông trong chương trình Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại, hôm 12/10 ở Hà Nội.

Danh họa ở ...
Chuyện về hiệu trưởng Victor Tardieu và sinh viên Nguyễn Gia Trí
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Gia Trí
3500 09:22, 08/10/2024
0 0 78 0.0
Vài lời rào trước: Bố tôi – cố họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp (tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII 1939-1944) từng là đệ tử của danh họa Nguyễn Gia Trí trong khoảng các năm 1942 – 1946 đã kể câu chuyện này cho tôi nghe mấy lần. Tất nhiên đây là giai thoại thuộc loại nổi tiếng về hai nhân ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!