/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TỪ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI KHÁC SẼ TÌM RA THIẾU SÓT CỦA MÌNH

3433 17:04, 15/08/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TỪ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI KHÁC SẼ TÌM RA THIẾU SÓT CỦA MÌNH

Thái độ của người khác giống như tấm gương giúp bạn xem lại chính bản thân mình, liệu ta có làm điều sai hay không.

 

Từ sự lạnh nhạt của người khác sẽ nhìn ra thiếu sót của mình

Nhiều khi, không phải người khác coi thường bạn, gây khó dễ cho bạn, mà là do bạn quá tệ, khiến người ta không hài lòng. Vậy nên, thái độ của người khác chính là tấm gương phản chiếu chính bản thân bạn.

Có câu chuyện vi kể về một người địa chủ giàu có gặp một người nghèo, người địa chủ nói với người nghèo: “Ta đây có tiền, tại sao ngươi không tôn trọng ta?”.

Người nghèo trả lời: “Ông có tiền thì có quan hệ gì đến tôi? Vì sao tôi phải tôn trọng ông?”

Người địa chủ nói: “Ta chia một nửa tài sản của mình cho ngươi, thì ngươi sẽ tôn trọng ta chứ?”.

Người nghèo trả lời: “Ông chia cho tôi một nửa tài sản, tôi và ông sẽ như nhau, vì sao tôi phải tôn trọng ông?”.

Người địa chủ nói: “Vậy ta cho người toàn bộ tài sản thì sao?”.

Người nghèo nói: “Vậy thì tôi lại càng không tôn trọng ông, bởi vì tôi là người giàu có, còn ông là kẻ nghèo khổ”.

Đây mặc dù là một truyện cười, nhưng lại giúp chúng ta hiểu ra một đạo lý: Nếu bạn muốn được người khác tôn trọng, thì phải có những thứ khiến người khác tín phục. Đó chính là phẩm đức, tình cảm, ý chí, những kỹ năng và năng lực có được qua sự rèn giũa hàng ngày.

Hàn Tín – Đại danh tướng của nhà Hán trước khi thành danh, từng lang thang ở đầu đường xó chợ, cũng từng muốn tự tử để kết thúc cuộc đời nhàm chán vô vị của mình. Một bà lão giặt vải ở bờ sông vì thương hại anh ta, nên mỗi ngày đều để dư ra một bát cơm mang đến cho anh ta ăn, cứ liên tục như vậy mấy chục ngày.

Hàn Tín ăn no xong, dõng dạc hùng hồn trở lại, nói với bà lão rằng, sau này nhất định sẽ báo đáp ân đức của bà. Bà lão vừa nghe xong, đột nhiên giận dữ nói: “Ta vì thương hại mới mang cơm cho ngươi ăn, đàn ông không tự nuôi nổi mình, mà lại nói đến báo đáp người khác ư!”. Những lời này đại ý là, nam tử hán đến tự lập còn không thể, mà lại còn vọng tưởng đến báo đáp người khác, quả là thật nực cười!
 


Những lời giáo huấn có thể nói là rất tuyệt tình từ một bà lão nghèo khổ ốm yếu, đối với một nam tử hán như Hàn Tín mà nói thì quả thực là nhục nhã vô cùng. Nhưng mà, đây cũng chính là một cái gậy cảnh tỉnh, lôi Hàn Tín ra khỏi sự hoang mang tuyệt vọng, khiến anh ta bắt đầu có nguyện ý mãnh liệt, muốn thay đổi hiện trạng của mình.
Tư tưởng gia Lữ Khôn đời nhà Minh từng nói:
 

“Nghèo không có gì phải hổ thẹn, điều đáng xấu hổ là nghèo mà vô chí”.

Nếu là một người thiếu ý chí, thì chỉ là khoe khoang khoác lác, không có thực lực thật sự, đến mình cũng không tự lo nổi, thì sao có thể nói đến chuyện có thể làm gì cho người khác.

 

Nhiều khi, không phải người khác coi thường bạn, gây khó dễ cho bạn, mà là do bạn quá tệ, khiến người ta không hài lòng.

Hàn Tín là nhờ thái độ của bà lão, mà mới vực dậy được tinh thần, gian nan khổ luyện, kết quả đã trở thành đại tướng quân nhà Hán với công danh hiển hách, và cuối cùng đã báo đáp được ân đức của bà lão.


Chúng ta thấy rằng ông ta thật may mắn, nếu bà lão chỉ ôn nhu hiền thục, nói với Hàn Tín những câu thật nhẹ nhàng như “Ngươi cần phải làm việc”,“ngươi cần phải cố gắng” v.v.., thì chưa chắc Hàn Tín có thể tìm được mục tiêu của cuộc đời và bắt tay vào thực hiện nó nhanh đến vậy?

Người làm việc không suôn sẻ thường rất mẫn cảm, luôn để ý đến thái độ người khác đối với mình, thường vì vậy mà suy tính thiệt hơn. Trong thực tế, có nhiều lúc chúng ta sẽ gặp những người mà không mấy thân thiện với mình. Vậy điều tốt nhất chúng ta nên làm, chính là: Kiểm soát lại toàn bộ những cảm xúc của mình, dọn bỏ hết tất cả nghi kỵ và ý nghĩ tiêu cực của bản thân, chỉ giữ lại những lời khuyên và sự khích lệ.


Bị người khác chê cười là điều không mấy dễ chịu, nhưng không thể tránh né. Vì thế biện pháp tốt nhất chính là tiêu hóa nó một cách hữu hiệu, biến nó trở thành một nguồn kích thích giúp bạn khai phá cục diện, xoay chuyển tình thế để bắt đầu cuộc hành trình mới.

 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 4,367 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

19 điều cảm ngộ về cuộc sống
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3646 11:41, 13/01/2025
0 0 1,098 0.0
1. Lý do tại sao đài phun nước đẹp là vì nó có áp suất; lý do tại sao thác nước ngoạn mục là vì nó không có lối thoát; lý do tại sao nước có thể xuyên qua đá là vì nó luôn tồn tại. Cuộc sống chính là như vậy. 2. Không ai trên thế giới này có nghĩa vụ phải tốt với bạn, cho nên bạn nên nghĩ như thế này: ...
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3638 17:00, 08/01/2025
0 0 1,340 0.0
Một lần, có một vị tiền bối đến thành phố tôi đang ở để làm khảo sát nghiên cứu. Với tư cách là người bản địa, việc đưa tiền bối đi khắp nơi để tham quan là điều đương nhiên. Tại lối vào của một khu danh lam thắng cảnh, anh ấy đã bị vài đứa bé ăn xin bảy, tám tuổi chặn lại. Bọn trẻ túm ...
Về Vương Dương Minh
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3639 10:43, 08/01/2025
0 0 1,150 0.0
Ngày xưa, có một triết gia người Trung Hoa tên thật là Vương Thử Nhân (1472 – 1528), biệt hiệu là Vương Dương Minh. Ông là một nhà nho, cha đậu Trạng Nguyên, lớn lên ông cũng đỗ tiến sĩ. Từ nhỏ, người ta hỏi ông học để làm gì, ông trả lời học để làm Thánh, trong khi bao nhiêu người khác nói học để làm quan. ...
Bài học từ hiền nhân Vương Dương Minh: Người lĩnh ngộ 8 chữ vàng, đường đời tự hanh thông!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3636 17:25, 07/01/2025
2 0 1,897 0.0
Vương Dương Minh tên thật là Thủ Nhân, tự Bá An, hay được người đời biết đến là Dương Minh tiên sinh. Ông là người văn võ song toàn - một nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh, thân thế của ông ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Nhật Bản, Triều Tiên và cả ...
HỌC-THUYẾT CỦA VƯƠNG DƯƠNG-MINH
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3635 17:22, 07/01/2025
2 0 1,937 0.0
Do cái lý-thuyết đã nói ở trên mà Dương-minh lập thành cái tâm-học. Học để biết rõ sự-vật mà thù-ứng cho hợp thiên-lý, tức là hợp với chân-lý. Sự biết ấy do cái tâm của người ta, hễ cái tâm đã sáng thì lo gì vật đến mà không soi rõ được. Vậy nên cái công-phu của sự học cốt ở sự làm cho ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!