/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật trà

3434 09:38, 16/08/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật trà
Với những người sành về trà, ngoài nguyên liệu chất lượng và cách ủ phù hợp, ấm trà cũng là một yếu tố quan trọng để có thể thưởng thức trọn vẹn sự tinh túy của thứ thức uống thanh tao. Không chỉ góp phần quyết định hương vị của trà mà mỗi chiếc ấm còn chứa đựng bản sắc văn hóa trà đạo của từng quốc gia.

Tại một số quốc gia, trà đạo là một loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời và vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng. Đều là hoạt động thưởng trà, nhưng mỗi nước lại có những cách thưởng thức và bộ dụng cụ pha trà khác nhau, đặc biệt là ấm trà. Từ vật liệu, quy trình chế tác cho đến màu sắc, họa tiết trang trí, mỗi loại ấm đại diện cho một nền văn hóa thưởng trà bản địa rất riêng.

- Ấm trà Trung Quốc – Tinh hoa của trà

Là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà, Trung Quốc có một nền văn hóa thưởng trà đáng ngưỡng mộ với lịch sử phát triển hơn 4000 năm. Đến nay, chất lượng của ấm trà Trung Hoa vẫn còn được xem là tiêu chuẩn, trong đó, nổi tiếng nhất là ấm tử sa (zisha).

Ấm tử sa làm từ đất sét đá tại vùng Nghi Hưng, được nung ở nhiệt độ cao hơn 1000 độ C để tạo ra kết cấu mỏng nhẹ cho phần thành và đế ấm, tối đa không gian giãn nở cho lá trà. Nhờ đặc trưng của đất vật liệu mà ấm tử sa có hàng nghìn lỗ khí siêu nhỏ, có thể tự hấp thụ hương thơm của trà. Dùng càng lâu, ấm không chỉ lên màu sáng đẹp mà còn lưu mùi trà, chỉ cần đổ nước sôi vào cũng thoang thoảng hương thơm. Vì đặc điểm này mà mỗi ấm tử sa chỉ được dùng để pha một loại trà nhất định để tránh làm mất đi hương vị đặc trưng do lẫn mùi trà khác.

Ấm tử sa mang một vẻ đẹp tao nhã và tĩnh lặng. Sự tinh tế và thanh lịch toát lên từ kiểu dáng đơn giản và họa tiết trang trí chứa đựng tinh hoa văn hóa quốc gia. Đặc biệt, màu sắc trầm của đất sét cũng mang đến tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

- Ấm trà Nhật Bản – Lưu giữ khoảnh khắc chỉ xảy ra một lần

Sau Trung Quốc, Nhật Bản là quốc gia thứ hai đã làm chủ nghệ thuật thưởng trà qua nhiều thế kỷ. Mỗi chiếc ấm gắn liền với triết lý Wabi-sabi và 4 giá trị cốt lõi của trà đạo Nhật Bản: kin – sự tôn kính, kei – tôn trọng đồ ăn thức uống, sei – sự tinh khiết trong cơ thể, tinh thần và ji – sự bình tĩnh, tịnh tâm, không ham muốn.

Người Nhật vô cùng tự hào về hương vị thơm ngon trứ danh của trà xanh (matcha) nên ấm pha cũng được chế tác đặc biệt để thưởng thức loại trà này. Ấm được làm từ đất sét nung có thành phần hóa học tương tác với tannin, tạo ra hương vị êm dịu cho trà mà không bị đắng. Các loại ấm nổi tiếng có thể kể đến là ấm trà Banko, Arita Yaki, Onko, Mumyoi Yaki và Tokoname Yaki.

Kiểu dáng (kyusu) của ấm trà Nhật Bản khá đồng nhất, dùng thiết kế tay cầm để phân thành 4 loại: Yokode, Uwade, Ushirode và Houhin. Vị trí của tay cầm không chỉ tạo nên sự đặc trưng cho mỗi phong cách mà còn mang đến cảm giác khác nhau khi rót và thưởng trà.

- Ấm trà Anh Quốc – Tôn vinh nghệ thuật trang trí

Biết đến trà từ đầu thế kỷ 17 do các thương nhân Hà Lan đem trà vào Châu Âu, Anh Quốc đã bắt đầu ưa chuộng thức uống này và trở thành quốc gia tiêu thụ trà nhiều thứ hai thế giới. Trà chiều đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Anh và ngày nay được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Trên bàn tiệc trà chiều, ấm sứ trắng với những đường nét cầu kì nhiều màu sắc, mang đậm phong cách cổ điển. Những hoa văn này được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, sự tỉ mỉ trong từng công đoạn trang trí đã thổi vào mỗi chiếc ấm những giá trị văn hóa rất riêng.

Mỗi chiếc ấm còn chứa đựng kỹ thuật chế tác thủ công sứ xương vô cùng tinh xảo. Để tạo ra ấm trà có kết cấu mỏng nhẹ nhưng vẫn cứng cáp, tráng men là công đoạn khó xử lý nhất. Men phải được tráng đều, không chảy và không được phép vón cục, đảm bảo thành phẩm có được độ sáng bóng chuẩn nhất và không phai mờ trong quá trình sử dụng.

Uống Trà Thôi
Theo elledecoration
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràỞ Trung Quốc, ấm còn được gọi là ẩm. Độc ẩm là ấm trà cho một người, đối ẩm cho hai người và quần ẩm cho nhiều người. Ảnh: Tư liệu
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràẤm trà tử sa được xem là một trong bốn quốc bảo của Trung Quốc. Ảnh: Enxhi Dylgjeri & Emily Christian
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràTheo văn hóa trà đạo của người Trung Quốc, chén trà tượng trưng cho lễ nghĩa , sự hiếu khách, trọng tình của con người nên “khách đến nhà nhất định phải mời trà”. Ảnh: Tư liệu
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràNgười Nhật quan niệm uống trà là một những khoảnh khắc chỉ xảy ra một lần vì thời gian trôi đi, nhiệt độ thay đổi khiến cho cùng một vị trà sẽ không lưu lại lần hai.
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràMỗi vùng sẽ tự khai thác đất sét để làm ấm nên tên của của các loại ấm được đặt theo loại đất sét và khu vực nơi chúng được tạo ra. Ảnh: Audley Travel
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràYokode kyusu có tay cầm nhô ra trực tiếp từ mặt bên của ấm, vuông góc 90 độ so với vòi trà. Ảnh: Tezumi
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràTay cầm của Uwade kyusu nằm phía trên cùng của ấm, được làm bằng chất liệu khác với chất liệu ấm. Ảnh: Master Jinshu Studio
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràUshirode kyusu lấy cảm hứng từ ấm trà Trung Hoa cổ điển, có tay cầm phía sau, đối diện với vòi trà. Ảnh: Tachi Masaki
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràHouhin là loại ấm không có tay cầm, có thể cầm trực tiếp trong lòng bàn tay, cho phép người rót tận hưởng cảm giác ấm áp mà trà mang lại. Ảnh: Koto Studio
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật tràẤm trà Anh Quốc thường được trang trí bằng họa tiết cầu kì. Ảnh: Sang Lê
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật trà
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 1,651 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 1,788 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 1,719 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
Tử sa rạn là như nào? Cách nhận biết Tử sa rạn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2660 08:58, 01/06/2023
0 0 1,675 0.0
Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.

Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này ...
Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2648 08:53, 24/05/2023
0 0 4,306 0.0
Xin gửi đến độc giả bài dịch về nội dung đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm. Có thể thấy quan điểm trong cuốn này khác nhiều so với cuốn “Nghi Hưng Tử Sa Khoáng Liệu”. Mời các độc giả tham khảo!

Thiên Thanh Nê “đứng đầu trong các loại đất”, nhưng giờ đã khó ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!