/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những bộ đồ trà thời Nguyễn

3450 11:25, 27/08/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những bộ đồ trà thời Nguyễn
Người Việt có một nền “văn hóa uống trà”, tuy không đến mức nâng thành Trà đạo (Chado) như người Nhật, nhưng nền “văn hóa” ấy có từ lâu đời, rất phong phú và độc đáo. Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), uống trà đã trở thành một lạc thú tao nhã, rất được giới quý tộc, quan lại và thức giả ưa chuộng. Thậm chí, uống trà còn được coi là một bộ môn nghệ thuật, đứng đầu trong nghệ thuật ẩm thực.

Để việc uống trà xứng đáng trở thành một lạc thú tinh thần đầy cảm hứng, ngoài trà ngon, bạn hiền, còn phải có một bộ đồ trà xứng tầm. Một bộ đồ trà thời Nguyễn bao giờ cũng hội đủ các dụng cụ dùng cho việc pha trà và thưởng trà, gồm: hỏa lò, siêu đồng nấu nước, hũ sành đựng nước pha trà, hũ đựng trà, ấm trà bằng đất nung và bộ đồ trà bằng sứ ký kiểu. Ngoài ra còn có than củi, trầm hương và vài loại bánh mứt để cuộc trà thêm phần ý vị.

Những dụng cụ như hỏa lò, siêu đồng, hũ đựng trà thường là đồ nội hóa, có thể đặt làm hoặc mua trong nước, nhưng bộ ấm chén trà thì thường là đồ sứ, ký kiểu ở nước ngoài. Triều vua Minh Mạng (1820 - 1841), nhà vua đặt cho xưởng gốm Copeland & Garrett thuộc Công ty Spode ở Liverpool (Anh) làm những bộ đồ trà bằng gốm faience, đưa về Việt Nam vẽ thêm các kiểu hoa văn mà nhà vua ưa thích lên ấm chén trà, rồi ghi dòng lạc khoản chữ Hán: “Minh Mạng … niên tăng họa” (Vẽ thêm vào năm Minh Mạng thứ …). Triều Thiệu Trị (1841 - 1847) thì đặt cho lò sứ Sèvres ở Paris (Pháp) làm những bộ đồ trà bằng sứ màu trắng, vẽ các hoa văn thảo mộc bằng nhũ vàng, có đề dòng lạc khoản chữ Hán bằng men màu đen: Thiệu Trị nguyên niên phụng chế (Làm theo lệnh vào năm Thiệu Trị thứ nhất). Những món đồ trà ấy nay vẫn còn trưng bày nơi Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Tuy nhiên, đồ trà thời Nguyễn, phong phú nhất và cũng ấn tượng nhất là những bộ đồ trà ký kiểu ở Trung Hoa. Thông thường, triều đình thường sai các họa sĩ trong Họa tượng cục thuộc Nội vụ phủ vẽ kiểu dáng đồ trà và các mẫu hoa văn trên giấy, rồi gửi theo các sứ bộ sang Trung Hoa công cán, đặt các lò sứ ở Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây) làm các bộ chén và dĩa trà theo mẫu, rồi ghé huyện Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô) để tìm mua những chiếc ấm trà bằng đất nung.

Điều thú vị là triều Nguyễn cùng thời với triều Đại Thanh của Trung Hoa, nhưng đồ trà thời Nguyễn ký kiểu tại Trung Hoa lại không theo kiểu thức của đồ trà thời Thanh (1644 - 1911) mà theo kiểu thức của đồ trà thời Minh (1368 - 1644).

Một bộ đồ trà thời Nguyễn thường có các món: tống, tốt, dầm, bàn. Tống, còn gọi là tướng, là chiếc chén lớn dùng để chứa nước trà rót ra từ ấm, đợi lóng cặn rồi mới chuyên sang các chén tốt. Tốt, còn gọi là quân, là các chén nhỏ để uống trà. Dầm là chiếc dĩa lót chén tống. Bàn là chiếc dĩa có chức năng như chiếc khay nhỏ chứa các chén tốt. Người Huế uống trà thường chỉ có ba người (trà tam, tửu tứ), nên bộ đồ trà sứ ký kiểu dành cho người Huế thường có năm món, gồm: ba chén tốt, một chén tống và một dĩa bàn, không có dĩa dầm, vì chén tống sẽ được úp chồng lên một chén tốt ở trên dĩa bàn. Trong khi đó, bộ đồ trà sứ ký kiểu của người Bắc thường gồm bảy món: bốn chén tốt, một chén tống, một dĩa bàn và một dĩa dầm. Trong mỗi bộ đồ trà, chén tốt và chén tống giống nhau về dáng kiểu, chỉ khác nhau về kích thước. Dĩa bàn và dĩa dầm cũng tương tự. Cả bốn thứ này đều có chung đề tài và kiểu thức trang trí.

Chén trà sứ ký kiểu thời Nguyễn có hai loại kiểu dáng chính là chén trà không chân và chén trà có chân. Chén trà không chân, còn được gọi là chén lật đật, vì loại chén này có đáy tròn và nặng và không có vành đế. Khi không chứa nước, nếu có ngoại lực tác động vào, chén dễ dao động do điểm tiếp xúc giữa chén trà với mặt phẳng chứa nó (như mặt bàn, lòng khay) rất nhỏ, song bao giờ chén cũng trở về vị trí thăng bằng. Hình tượng này giống con lật đật, vì thế mà thành tên chén lật đật. Chén trà có chân là chén trà có vành chân đế ở dưới đáy chén, cao từ 0,2cm đến 0,5cm.

Mỗi bộ đồ trà được sử dụng vào một mùa thích hợp trong năm. Xuân sang, thu về thì dùng đồ trà xuân - thu ẩm. Hạ tới dùng đồ trà hạ ẩm. Đông đến thì có đồ trà đông ẩm. Chén xuân - thu ẩm có miệng đứng, thành cao vừa phải, xương sứ có độ dày trung bình; chén hạ ẩm có miệng loe rộng, thành thấp, nông lòng, xương sứ mỏng để nước nhanh nguội; chén đông ẩm có miệng kín, thành cao, sâu lòng, xương sứ dày để giữ nhiệt lâu hơn.

Về dĩa trà, khác với người Mãn Thanh thường uống trà trong chén lớn có nắp đậy và có dĩa lót bên dưới, “người nào, chén nấy”, người Việt thường uống trà với bằng hữu, nên trong bộ đồ trà có một dĩa bàn làm khay đựng chén tốt và có một dĩa dầm để đựng chén tống. Thậm chí, khi thưởng trà một mình, người Việt cũng dùng bộ đồ trà tương tự, chỉ khác là thay vì dùng ấm lớn để pha trà thì người ta dùng loại ấm độc ẩm nhỏ hơn. Do lối uống trà này mà bộ đồ trà sứ ký kiểu bao giờ cũng có một dĩa bàn và một dĩa dầm (riêng các bộ đồ trà ký kiểu đời Gia Long thường không có dĩa dầm, nên chén tống được úp chồng lên một chén tốt). Dĩa trà sứ ký kiểu có hai loại dáng kiểu chính là dĩa bo gãy và dĩa bo sáp. Dĩa bo gãy là dĩa có thành gãy góc ở nơi tiếp xúc với đáy, còn dĩa bo sáp (còn gọi là dĩa bánh sáp) là dĩa có thành uốn cong ở nơi tiếp xúc với đáy.

Về ấm trà, ngày trước người ta thườngpha trà bằng ấm đất với các hiệu lò nổi tiếng như: Thế Ðức, Mạnh Thần, Lưu Bội... Vì thế mới có câu: “Thứ nhất Thế Ðức gan gà. Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”. Ấm trà đất nung có nhiều kích cỡ khác nhau, tùy vào số người thưởng trà: một người thì dùng ấm độc ẩm; hai người thì dùng ấm song ẩm, từ ba người thì có dùng ấm tam ẩm, từ năm người trở lên dùng ấm quần ẩm. Song chẳng mấy khi có cuộc trà quần ẩm, bởi “cái thú uống trà, không thể ồn ào được. Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ. Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà...” (Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời).

Từ dáng kiểu của các loại ấm đất nung, vua quan triều Nguyễn đã mô phỏng để đặt làm các ấm trà bằng sứ men trắng vẽ lam, cũng đầy đủ các loại độc ẩm, song ẩm, quần ẩm… với các hiệu đề: Nội phủ, Uẩn tàng xuân mỹ, Thế Ðức định chế... viết bằng chữ Hán. Loại ấm trà này thường được tạo dáng nhỏ nhắn, thanh thoát. Ðặc biệt, vua Thiệu Trị đã ký kiểu những bộ đồ trà bát giác, với chiếc ấm bằng sứ, vẽ tám đồ án viên long và ghi hiệu đề Thiệu Trị niên tạo. Đây là những bộ đồ trà toàn mỹ nhất trong di sản đồ trà ký kiểu thời Nguyễn.

Trên các bộ đồ trà thường trang trí các đồ án rồng mây (nếu là đồ trà ngự dụng) hoặc trang trí “nhất thi, nhất họa” (nếu là đồ trà của quan lại hay các bậc thức giả). Người ta thường gọi tên bộ đồ trà dựa theo hình vẽ trên đó, như: đồ trà Tô Vũ mục dương, đồ trà Nhất chẩm tùng phong, đồ trà Đình xa tọa ái... Nổi tiếng nhất là bộ đồ trà Mai hạc,vẽ hình một con chim hạc đứng cạnh gốc mai, kèm hai câu thơ chữ Nôm: Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen.

Người xưa uống trà không chỉ để thưởng thức hương vị của trà. Họ còn lưu tâm đến nội dung các cuộc mạn trà và nét đẹp nghệ thuật của loại hình, dáng kiểu, họa tiết trang trí trên đồ trà. Họ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nét bút tài hoa trên ấm chén, bình phẩm thơ văn hay nghiền ngẫm những “chuyện xưa, tích cũ” lưu dấu trên đồ trà.

Vì thế mà mỗi bộ đồ trà sứ ký kiểu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Và bây giờ thì đó là những cổ vật trân quý mà người chơi cổ ngoạn nào cũng mong muốn sở hữu.

Uống Trà Thôi
Theo baotanglichsu.vn
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà hạ ẩm, kiểu Huế, vẽ tích Bá Nha - Tử Kỳ, hiệu đề Giáp Tí (1804). Đồ sứ ký kiểu đời Gia Long.
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà hạ ẩm, kiểu Huế, vẽ mai hạc, đề thơ chữ Nôm. Đồ sứ ký kiểu đời Gia Long.
Những bộ đồ trà thời NguyễnDĩa trà vẽ mai hạc đề hai câu thơ chữ Nôm theo thể bát - lục. Đồ sứ ký kiểu đời Tự Đức.
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà xuân - thu ẩm, kiểu Huế, vẽ cảnh Vương Chất vào núi Thạch Thất, hiệu đề chữ Nhật. Đồ sứ ký kiểu đời Minh Mạng.
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà xuân - thu ẩm, kiểu Huế, vẽ phong cảnh sơn thủy, hiệu đề chữ Nhật. Đồ sứ ký kiểu đời Minh Mạng.
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà đông ẩm, kiểu Huế, vẽ phong cảnh sơn thủy, hiệu đề chữ Nhật. Đồ sứ ký kiểu đời Tự Đức.
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà xuân - thu ẩm, kiểu Huế, vẽ phong cảnh, hiệu đề chữ Nhật. Đồ sứ ký kiểu đời Minh Mạng.
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà bát giác vẽ viên long, hiệu đề Thiệu Trị niên tạo. Đồ sứ ký kiểu đời Thiệu Trị.
Những bộ đồ trà thời NguyễnẤm trà và dĩa dầm bát giác vẽ viên long, hiệu đề Thiệu Trị niên tạo. Đồ sứ ký kiểu đời Thiệu Trị.
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà hạ ẩm, kiểu Bắc, vẽ phong cảnh sơn thủy, đề thơ chữ Hán. Đồ sứ ký kiểu đời Tự Đức.
Những bộ đồ trà thời Nguyễn
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ xuân - thu ẩm, kiểu Bắc, vẽ phong cảnh sơn thủy, đề thơ chữ Hán. Đồ sứ ký kiểu đời Tự Đức.
Những bộ đồ trà thời Nguyễn
Những bộ đồ trà thời NguyễnBộ đồ trà xuân - thu ẩm, kiểu Bắc, vẽ phong cảnh sơn thủy, đề thơ chữ Hán. Đồ sứ ký kiểu đời Tự Đức.
Những bộ đồ trà thời NguyễnDĩa trà vẽ cảnh chùa Thánh Duyên trên núi Thúy Vân ở Thừa Thiên Huế. Đồ sứ ký kiểu đời Tự Đức.
Những bộ đồ trà thời NguyễnSưu tập ấm trà bằng đất nung đời Tự Đức.
Những bộ đồ trà thời NguyễnSưu tập ấm trà sứ ký kiểu đời Tự Đức.
Những bộ đồ trà thời NguyễnẤm dùng cho quần ẩm, vẽ rồng mây., Đồ sứ ký kiểu đời Tự Đức.
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CÁCH KHAI ẤM - DƯỠNG ẤM TỬ SA QUÝ TRÀ NHÂN CẦN LƯU Ý
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2112 08:49, 10/09/2022
3 1 2,036 10.0
Cách khai ấm Tử Sa

“Nghề chơi trà cũng lắm công phu” Sau khi mua về, để sử dụng được ấm để pha trà, các trà nhân xin chú ý cần phải “Khai ấm” trước khi sử dụng để đánh thức ấm.

Để có được ấm chuẩn - trà ngon thì chúng tôi xin chia sẻ cách thức khai ấm như sau:

1. Dung Hòa

+ Chuẩn bị nước nóng ...
Phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2099 08:42, 04/09/2022
1 0 2,038 0.0
Ấm Tử Sa được mệnh danh là loại ấm phà trà hoàn hảo nhất từ xưa đến nay, khiến bao trà nhân “say đắm”. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, Ấm Tử Sa cũng trở nên đa dạng với nhiều cách chế tác khác nhau khiến nhiều trà hữu chơi ấm bị nhầm lẫn giữa Ấm Tử Sa thủ công và bán thủ công. Hiểu được ...
đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ”
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
2092 08:39, 29/08/2022
1 0 4,661 9.0
Nội dung về đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” - Lưu Ngọc Lâm

Mời các anh chị đọc tham khảo!

Đại Hồng Bào, là một loại đất được thị trường theo đuổi, lại có rất nhiều quan điểm xoay quanh. Nguồn gốc cái tên của nó, có lẽ liên quan tới loại trà “Đại Hồng Bào” của Phúc ...
các dáng ấm tử sa cơ bản nổi tiếng nhất từ vùng Nghi Hưng
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2074 09:36, 22/08/2022
0 0 3,054 0.0
Các dáng ấm tử sa cơ bản của vùng Nghi Hưng khá đa dạng và phong phú. Chúng có tới hơn 60 dáng ấm khác nhau cho người dùng sưu tầm và sử dụng. Không phải ai cũng có thể nắm bắt được hết những kiểu dáng của loại ấm trà cao cấp hàng đầu này. Nếu không phải là người có nhiều kinh nghiệm và đam mê thì chắc ...
Làm hoa văn sườn ấm tử sa, đồ thủ công mỹ nghệ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2068 08:56, 19/08/2022
0 0 1,900 0.0
Ấm tử sa hoa văn sườn là một loại ấm tử sa rất khó làm, đòi hỏi miệng nồi và các đường gân của nắp phải tương ứng lên xuống, kết nối chặt chẽ, phải hội tụ được vẻ đẹp của sự khéo léo

Nguồn: bilibili
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!