/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Gốm men ngọc, tuyệt diêu Đại Việt

3451 14:25, 28/08/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Gốm men ngọc, tuyệt diêu Đại Việt
Hiếm, quý, đắt giá, khó tác tạo... là những nhận định khi đề cập về gốm men ngọc. Thật tự hào trong kỹ thuật chế tác gốm Đại Việt xưa, men ngọc cũng đã từng vang bóng.

Nói về lịch sử men ngọc, từ thế kỷ 10 đã nổi tiếng phương Bắc, với những mỹ từ miêu tả nước men đẹp đến mức “vũ quá thiên thanh” (trời xanh sau cơn mưa), thậm chí những mảnh - miếng của dòng đồ này còn được sánh ngang với vàng qua câu nói: “Phiến Sài trị thiên kim” (mảnh Sài diêu đáng giá nghìn vàng).

Cũng ở thời này, người Cao Ly ((Triều Tiên)) sang Trung Hoa học nghề chế tác gốm men ngọc, cho ra dòng gốm “Cao Ly bí sắc”. Năm 1233, nghệ nhân Kato (Gia Đằng) người Nhật Bản cũng đến Trung Hoa học làm gốm men ngọc. Điều đó cho thấy gốm men ngọc ngày càng trở nên thịnh hành trong xã hội đương thời bởi sắc đẹp quyến rũ của nó.

Đại Việt khi ấy cũng chế tác gốm men ngọc, vẻ đẹp mượt mà và duyên dáng của lối tạo hình cùng hoa văn, họa tiết ẩn hiện dưới lớp men huyền diệu đã gây cho hậu thế ít nhiều nhầm lẫn với suy nghĩ sản phẩm men ngọc tìm được qua các di chỉ ở Việt Nam hẳn phải đến từ các lò gốm phương Bắc.

Dựa trên những hiện vật sưu tầm, đào, vớt trên lãnh thổ Việt Nam, cho thấy sự “nhầm lẫn” gốm men ngọc Đại Việt và gốm sứ men ngọc du nhập là có cơ sở. Nhiều bãi đào ở vùng Thanh Hóa, khi săn - rà cổ vật, tìm được khá nhiều đồ men ngọc (celadone) mang niên đại từ thế kỷ 10 - 13, thuộc thời Tống (960 - 1279). Nguyên do có những đợt di dân, chạy loạn của người Bắc Tống khi sang Việt Nam, họ mang theo nghề làm gốm sứ, lập lò sản xuất, đồng thời cũng “xách tay” theo những sản phẩm từ cố quốc. Tiếp sau đó là những tàu buôn cập bến Việt với thương cảng trung chuyển như Phố Hiến, bến Vân Đồn… Do vậy việc xuất hiện đồ men ngọc qua con đường mậu dịch trở nên phổ biến.

Ở đất Việt, nghề gốm tráng men phát triển mạnh từ thời Lý, khi tiếp biến qua thời Trần, có thêm sự du nhập thợ thuyền thời Tống với kỹ thuật làm gốm men ngọc. Thợ thủ công Việt cũng cảm thụ được nghề, và gốm men ngọc trở thành một dòng gốm độc đáo, nổi trội bên cạnh men hoa nâu, men trắng ngà, men hoa bưởi, men giấy, men kính…

Để ra được màu men ngọc, là sự kết hợp khoáng vật tạo đá silicat, cùng một số khoáng chất hàm lượng oxit sắt cao, tạo thành men tráng lên cốt thai gốm, sau đó đem nung đều lửa ở nhiệt độ thích hợp và qua quá trình hoàn nguyên sẽ cho ra màu xanh ngọc. Riêng với gốm men ngọc Đại Việt, có thể thấy một ngôn ngữ thể hiện dị biệt, cùng là một màu men, nhưng khi qua lửa lò, tạo nên đủ các sắc độ, từ xanh nhạt, xanh đông thanh, xanh lá, xanh úa, xanh nước dưa, xanh da táo, vàng úa, vàng tươi, vàng xám… cộng với kỹ thuật phủ men dày mỏng, tạo hiệu ứng kỳ lạ, mang cá tính riêng của gốm men ngọc thời Trần.

Chỉ là sự du nhập, hòa nhập, phát triển, nhưng hạn chế về kinh nghiệm nghề, men thuốc, lửa lò, thật khó để so sánh gốm men ngọc Đại Việt với những lò sản xuất danh tiếng thuộc hàng đại danh diêu thời Tống như: Nhữ, Quan, Ca, Quân, Định và Long Tuyền Diêu, hay các dòng “Cao Ly bí sắc”, cho đến men ngọc các nước Hàn Quốc, Nhật Bản… Tất nhiên việc so sánh gốm men ngọc Đại Việt với những dòng sứ men ngọc bên ngoài, thật khập khiễng, bởi số lượng hiện vật gốm men ngọc Đại Việt đủ đạt chuẩn để so sánh, thực cũng rất hạn hữu.

Cho đến khi giới sưu tầm và khảo cổ tìm được những hiện vật gốm men ngọc có khoản thức ghi rõ “Thiên Trường phủ chế” (chế tác tại phủ Thiên Trường) đã xác định dòng gốm men ngọc đa chủng loại như chén, bát chân cao, ấm quả dưa, ấm rượu, hũ, liễn… phần đa có xuất xứ từ Nam Định, là đất phủ Thiên Trường dưới thời Trần. So sánh chất lượng tạo hình, kỹ thuật chế tác, sản phẩm gốm men ngọc từ phủ Thiên Trường, một phần khác ở vùng Thanh Hóa, Thăng Long, đều có những đặc sắc và phong cách riêng, trong số ấy có nhiều hiện vật đủ so sánh ngang hàng các dòng đồ sứ men ngọc cùng thời đại.

Gốm men ngọc chế tác thời Đại Việt chủ yếu kích cỡ nhỏ với đĩa, âu, chén, tước, ang, liễn, hũ, ấm… mang nhiều nét tạo hình tương đồng với đồ sứ Tống, Nguyên, Minh… Kỹ thuật khắc chìm, đắp nổi, in khuôn cũng được ứng dụng trong chế tác. Một số âu có bốn linh thú trang trí vòng quanh, hẳn là kỳ lân với chi tiết dễ nhận là móng guốc cùng bờm, sừng, râu… thể hiện tư thế dũng mãnh, oai vệ. Ở thời kỳ này, hình tượng linh thú Việt là nghê khá phổ biến, việc đưa kỳ lân vào gốm phần nào cho thấy mối giao thương, liên kết, hội nhập với bên ngoài được chú trọng. Sản phẩm gốm men ngọc Đại Việt chế tác theo kiểu thức này, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng cũng nhắm nhiều đến khả năng phục vụ giao thương, xuất khẩu. (còn tiếp)

Uống Trà Thôi
Theo hcmussh
Gốm men ngọc, tuyệt diêu Đại Việt
Gốm men ngọc, tuyệt diêu Đại Việt
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại đồ Sài Diêu “VŨ QUÁ THIÊN THANH”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3587 14:14, 25/11/2024
0 0 607 0.0
Sài diêu là một lò sứ danh tiếng lớn thời Ngũ Đại? Trong văn hiến cổ thấy so sánh Sài diêu ngang với 5 đại danh diêu đời Tống: Nhữ, Quan, Ca, Quân, Định. Tương truyền Sài diêu là ngự diêu của vua Thế Tông đời hậu Châu (954 - 959) tên Sài Vinh nên gọi tên lò là Sài diêu. Người đời xưng tụng màu men sứ xanh (thanh ...
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3577 10:03, 21/11/2024
0 0 424 0.0
Sản xuất đồ gốm là một trong những phát minh lớn của loài người trong thời tiền sử. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, nguồn khoáng sản phong phú, người Trung Quốc đã biết chế tạo đồ gốm ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ.

Vào thời kỳ nhà Đường, kỹ thuật sản xuất gốm sứ của Trung Quốc phát triển ...
Bình gốm viết 10.000 chữ 'Thọ' của hoàng đế Khang Hy
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3570 10:11, 15/11/2024
0 0 278 0.0
Chiếc bình do vua Khang Hy, thời Thanh, Trung Quốc, ra lệnh chế tác, hiện có giá vượt 10 triệu USD.

Đầu tháng 11, tài khoản Weibo của Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh đăng ảnh cổ vật Thanh hoa vạn thọ, cho biết theo kết quả nghiên cứu mới, tác phẩm gốm sứ này do vua Khang Hy (1654-1722) ra lệnh xưởng gốm Cảnh Đức Trấn chế ...
Gốm sứ Celadon – câu chuyện của một cái tên
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3561 08:37, 08/11/2024
0 0 241 0.0
Celadon là dạng phổ biến nhất trong số các loại đồ sứ cổ điển Trung Hoa.

Celadon là dạng phổ biến nhất trong số các loại đồ sứ cổ điển Trung Hoa. Một loại men là kết quả của quá trình nung gốm với một phức hợp của nhiều loại oxid sắt. Đặc tính tông màu xanh lá cây của Celadon có được là do sự hiện ...
Nét thanh hoa trên gốm Tiều
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3548 14:54, 03/11/2024
0 0 373 0.0
Cùng sử dụng một màu xanh, nhưng đan xen nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau, minh họa dẫn giải chuỗi đề tài thú vị, khi là Bát tiên quá hải, lúc là Trúc lâm thất hiền, Tiêu – Kê (con gà – bụi chuối), Long ngư hí thủy, Anh hùng độc lập, Tùng hạc diên niên… Những tích truyện xưa cũ ấy được làm sống động, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!