/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC

3456 14:48, 30/08/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC

Ở trong một ngôi chùa cổ trên núi có một vị lão hòa thượng và tiểu hòa thượng sinh sống. Hôm ấy, trong chùa không còn một chút dầu đèn nào, vì vậy vị lão hòa thượng liền gọi tiểu hòa thượng lên và nói: “Con hãy cầm bát xuống dưới núi mua một chút dầu.”
 


Tiểu hòa thượng nghe xong liền vội vàng chạy xuống chân núi để mua dầu. Sau khi mua được dầu, tiểu hòa thượng lo lắng mãi vì sợ đi đường sẽ làm rơi vãi hết. Tiểu hòa thượng cẩn thận từng li từng tí, chỉ để tâm vào việc bưng bát dầu đi mà không chú ý nhiều đến con đường. Kết quả, khi về đến chùa thì bát dầu đã rơi vãi mất hơn một nửa.

Lão hòa thượng lắc đầu nói: “Con hãy xuống núi mua lại một lần nữa đi.”

Tiểu hòa thượng trên mặt lộ rõ ra vẻ buồn rầu và chán nản thầm nghĩ: “Đường đi gập ghềnh như vậy, mình đã để tâm vào bát dầu mà vẫn bị sóng ra ngoài hết. Thật không biết phải làm sao đây?”

Lão hòa thượng nhìn vẻ mặt của tiểu hòa thượng, trong lòng hiểu rõ băn khoăn của cậu ta. Lão hòa thượng nói: “Lần này con hãy chỉ để ý đường đi, đừng để tâm vào việc lo sợ dầu sóng ra ngoài.”

Kết quả, lần này tiểu hòa thượng đã thành công, mang về chùa nguyên một bát dầu không bị vương vãi chút nào.

Câu chuyện nói cho chúng ta biết một đạo lý là: “Vô cầu nhi tự đắc” (Không cầu mà được). Vào lúc chúng ta có tâm lo lắng được mất thì trong lòng chẳng những mệt mỏi mà hiệu quả thu được cũng sẽ không tốt. Trái lại, khi chúng ta có thể “cầm được và buông được” thì chính là cảnh giới “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Tạm dịch: Trong bóng tối nhìn thấy đường ra”)

“Không cầu mà tự được” là gì?

Trong các mối quan hệ, chỉ có “không cầu” thì mới không màng hồi báo, không có oán hận. Trong các cuộc gặp gỡ của cuộc đời, chỉ có “không cầu” thì mới không để tâm đến “được và mất”, mới sống được thoải mái và tự tại. “Không cầu” là một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới cao của người trí huệ. Người hiện đại có thể cũng nhìn nhận rằng “không cầu” là khởi điểm của con đường dẫn đến thành công. Ví như, tiền tài danh vọng khiến con người ta truy cầu phấn đấu nhưng cũng có thể khiến con người rơi vào vực sâu vạn trượng. Cho nên, không coi nặng tiền bạc danh vọng thì mới có thể sống được nhẹ nhõm khoái hoạt.

“Không cầu mà tự được” là có ý muốn nói rằng: Trong cuộc sống sa vào vật chất, con người sẽ thường bị mê hoặc, không thanh tỉnh. Khi người ta càng có tâm chấp nhất vào nó thì lại càng lo lắng mà nhìn không rõ được bản chất và tình thế của sự vật, sự việc. Còn khi trong tâm cảm thấy thoải mái, con người mới có thể “trổ hết tài năng” mà nhìn thấu được nó, đồng thời cũng minh bạch được hướng mà mình nên đi. Đó chẳng phải là “tự được” sao?

Không cầu mà tự được” còn có một tầng ý nghĩa nữa, đó là “người tính không bằng trời tính!” Trong cuộc đời, khi con người dồn hết tâm trí vào cố gắng, truy cầu thì thường cũng không hoàn toàn được như ý. Có câu nói: “Cố tình trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”, đây mới là thuận theo tự nhiên và mệnh đã định. Người xưa có câu: “Ông trời có đức hiếu sinh”, “Trời không tuyệt đường của con người” là có ý nói rằng, ông trời nhất định sẽ không cắt đứt đường ra của con người, đẩy con người đến chỗ cùng đường. Nhiều khi con người ta cảm thấy mình rơi vào tuyệt cảnh nhưng tự nhiên lại tìm được con đường ra là như vậy!

Người xưa viết: “Ở trong phòng gõ chuông, tiếng vang có thể truyền vọng ra bên ngoài. Con hạc kêu trong đầm nước sâu, âm thanh của nó truyền đến tận không trung.” Cho nên, nếu có thể nỗ lực đặt tâm tu dưỡng tâm tính và thân thể thì sao còn sợ không có được vinh quang?

Sách cổ cũng viết: “Trời không bởi vì con người sợ lạnh mà bỏ đi mùa đông. Đất không bởi vì con người chán ghét hiểm trở mà thôi không rộng lớn. Người quân tử không bởi vì kẻ tiểu nhân mà thay đổi phẩm hạnh của mình. Trời đất có quy luật vận hành nhất định, người quân tử có phẩm hạnh vĩnh cửu. Người quân tử có con đường đứng đắn, tiểu nhân chỉ tính toán tư lợi bản thân.” Cho nên, cưỡng cầu cũng khó được, sống thuận theo tự nhiên, “không cầu mà tự được”!


Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 2,673 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đời người có 8 cái ân, đến chết ta cũng không được quên, càng biết tri ân sẽ càng gặp may.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3342 13:03, 18/06/2024
2 0 3,098 0.0
Ngay trong những mối quan hệ thân tình, không ít người cho rằng việc đã là thân nhau nên không cần phải quá quan trọng việc thể hiện lòng biết ơn. Đa số chúng ta đều ngại nói lời biết ơn đến những người thương yêu bên cạnh vì cho rằng những gì họ làm cho mình đó là điều đương nhiên và cuộc sống đủ bận ...
BUÔNG BỎ LÀ CẢNH GIỚI CỦA BẬC TRÍ GIẢ, BUÔNG THẢ LÀ SAI LẦM CỦA KẺ VÔ MINH
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3338 13:34, 14/06/2024
0 0 3,717 0.0
Cùng là “buông”, nhưng “buông bỏ” không phải là buông tha, bỏ cuộc, càng không phải là “buông thả”. Buông bỏ là cảnh giới của bậc trí giả, là con đường để một người trưởng thành, cũng là cách đối diện với nhân sinh. Buông tha bỏ buộc lại là tìm nơi lẩn trốn, không dám đối mặt. Còn buông thả là ...
Bài học cuộc sống từ người thαnh niên chọn bát
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3334 13:00, 11/06/2024
1 0 3,318 10.0
Có một người thαnh niên tɾẻ tuổi đi đến một cửα hàng bát đĩα để muα bát. Anh tα vừα đến cửα hàng liền thuận tαy cầm một chiếc bát lên ngắm nghíα. Sαu đó, αnh tα cầm chiếc bát đó tɾong tαy và Ьắt đầu dùng chiếc bát đó chạm nhẹ vào những chiếc bát khác để thử. Lần nào chạm cũng đều nghe ...
 LÒNG NGƯỜI – HAI MẶT
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3331 08:04, 09/06/2024
2 0 3,345 9.0
Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ…Dưới cái nắng cháy da, một gã ăn mày rách rưới, nằm bất động trên đường. Bỗng một dòng nước mát lạnh, rưới chầm chậm vào đôi môi nứt nẻ của gã. Khi tỉnh lại, gã cảm động, bởi trước mặt là bà lão ân nhân với nụ cười hiền hậu. Từ đó, ngày hai buổi trước ...
Chu Công dạy con: Kính trọng bề trên, bản thân khiêm tốn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3329 13:00, 06/06/2024
2 0 3,271 0.0
Chu Công Cơ Đán, là nhà chính trị nổi tiếng thời đầu Tây Chu, ông là con trai Chu Văn Vương, là em Chu Vũ Vương, cũng là chú của Chu Thành Vương. Chu Công phò tá Chu Vũ Vương tiêu diệt Thương Trụ Vương, triều Thương diệt vong. Sau khi Chu Vũ Vương mất, do cháu trai Chu Thành Vương tuổi còn nhỏ, nên Chu Công nhiếp chính ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!