/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC

3456 14:48, 30/08/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC

Ở trong một ngôi chùa cổ trên núi có một vị lão hòa thượng và tiểu hòa thượng sinh sống. Hôm ấy, trong chùa không còn một chút dầu đèn nào, vì vậy vị lão hòa thượng liền gọi tiểu hòa thượng lên và nói: “Con hãy cầm bát xuống dưới núi mua một chút dầu.”
 


Tiểu hòa thượng nghe xong liền vội vàng chạy xuống chân núi để mua dầu. Sau khi mua được dầu, tiểu hòa thượng lo lắng mãi vì sợ đi đường sẽ làm rơi vãi hết. Tiểu hòa thượng cẩn thận từng li từng tí, chỉ để tâm vào việc bưng bát dầu đi mà không chú ý nhiều đến con đường. Kết quả, khi về đến chùa thì bát dầu đã rơi vãi mất hơn một nửa.

Lão hòa thượng lắc đầu nói: “Con hãy xuống núi mua lại một lần nữa đi.”

Tiểu hòa thượng trên mặt lộ rõ ra vẻ buồn rầu và chán nản thầm nghĩ: “Đường đi gập ghềnh như vậy, mình đã để tâm vào bát dầu mà vẫn bị sóng ra ngoài hết. Thật không biết phải làm sao đây?”

Lão hòa thượng nhìn vẻ mặt của tiểu hòa thượng, trong lòng hiểu rõ băn khoăn của cậu ta. Lão hòa thượng nói: “Lần này con hãy chỉ để ý đường đi, đừng để tâm vào việc lo sợ dầu sóng ra ngoài.”

Kết quả, lần này tiểu hòa thượng đã thành công, mang về chùa nguyên một bát dầu không bị vương vãi chút nào.

Câu chuyện nói cho chúng ta biết một đạo lý là: “Vô cầu nhi tự đắc” (Không cầu mà được). Vào lúc chúng ta có tâm lo lắng được mất thì trong lòng chẳng những mệt mỏi mà hiệu quả thu được cũng sẽ không tốt. Trái lại, khi chúng ta có thể “cầm được và buông được” thì chính là cảnh giới “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Tạm dịch: Trong bóng tối nhìn thấy đường ra”)

“Không cầu mà tự được” là gì?

Trong các mối quan hệ, chỉ có “không cầu” thì mới không màng hồi báo, không có oán hận. Trong các cuộc gặp gỡ của cuộc đời, chỉ có “không cầu” thì mới không để tâm đến “được và mất”, mới sống được thoải mái và tự tại. “Không cầu” là một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới cao của người trí huệ. Người hiện đại có thể cũng nhìn nhận rằng “không cầu” là khởi điểm của con đường dẫn đến thành công. Ví như, tiền tài danh vọng khiến con người ta truy cầu phấn đấu nhưng cũng có thể khiến con người rơi vào vực sâu vạn trượng. Cho nên, không coi nặng tiền bạc danh vọng thì mới có thể sống được nhẹ nhõm khoái hoạt.

“Không cầu mà tự được” là có ý muốn nói rằng: Trong cuộc sống sa vào vật chất, con người sẽ thường bị mê hoặc, không thanh tỉnh. Khi người ta càng có tâm chấp nhất vào nó thì lại càng lo lắng mà nhìn không rõ được bản chất và tình thế của sự vật, sự việc. Còn khi trong tâm cảm thấy thoải mái, con người mới có thể “trổ hết tài năng” mà nhìn thấu được nó, đồng thời cũng minh bạch được hướng mà mình nên đi. Đó chẳng phải là “tự được” sao?

Không cầu mà tự được” còn có một tầng ý nghĩa nữa, đó là “người tính không bằng trời tính!” Trong cuộc đời, khi con người dồn hết tâm trí vào cố gắng, truy cầu thì thường cũng không hoàn toàn được như ý. Có câu nói: “Cố tình trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”, đây mới là thuận theo tự nhiên và mệnh đã định. Người xưa có câu: “Ông trời có đức hiếu sinh”, “Trời không tuyệt đường của con người” là có ý nói rằng, ông trời nhất định sẽ không cắt đứt đường ra của con người, đẩy con người đến chỗ cùng đường. Nhiều khi con người ta cảm thấy mình rơi vào tuyệt cảnh nhưng tự nhiên lại tìm được con đường ra là như vậy!

Người xưa viết: “Ở trong phòng gõ chuông, tiếng vang có thể truyền vọng ra bên ngoài. Con hạc kêu trong đầm nước sâu, âm thanh của nó truyền đến tận không trung.” Cho nên, nếu có thể nỗ lực đặt tâm tu dưỡng tâm tính và thân thể thì sao còn sợ không có được vinh quang?

Sách cổ cũng viết: “Trời không bởi vì con người sợ lạnh mà bỏ đi mùa đông. Đất không bởi vì con người chán ghét hiểm trở mà thôi không rộng lớn. Người quân tử không bởi vì kẻ tiểu nhân mà thay đổi phẩm hạnh của mình. Trời đất có quy luật vận hành nhất định, người quân tử có phẩm hạnh vĩnh cửu. Người quân tử có con đường đứng đắn, tiểu nhân chỉ tính toán tư lợi bản thân.” Cho nên, cưỡng cầu cũng khó được, sống thuận theo tự nhiên, “không cầu mà tự được”!


Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 4,541 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tiếng Vang
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
879 09:46, 06/08/2021
1 0 14,186 0.0
Tiếng vang.
Hai cha con nọ đang đi men theo triền núi. Bỗng người con trai nhỏ trượt chân và ngã, em la lớn lên “Ối chao!” .
Em lấy làm ngạc nhiên khi thấy ở miền núi xa có tiếng ai nhái lại “Ối chao!”.
Em tò mò la lên “Ngươi là ai?” thì em nhận lại tiếng nhái lại “Ngươi là ai?”, tức giận quá em quát lên ...
Chút tình giữa mùa dịch
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
875 15:54, 05/08/2021
1 2 14,481 0.0
Chút tình giữa mùa dịch
"Đã hơn chục ngày rồi, mẹ con Thanh chỉ ăn cơm với trứng và nước tương, còn không là pha mì gói ăn, 4–5 bữa thì có được bó rau do bà Năm hàng xóm thương tình đem qua. Dịch dã thế này, con người ta thất nghiệp. Đâm ra không có tiền xài. Không có tiền xài thì đồng nghĩa với… đói".

Mày ...
Trong ngàn vạn tội lỗi ở đời, tội nào nặng nhất?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
873 10:43, 05/08/2021
1 0 15,337 10.0
Tương truyền, xưa kia ở huyện bên có một thôn tên là Thượng Liễu, có một gia đình gồm hai vợ chồng chàng trai trẻ và mẹ già sống cùng nhau. Bởi vì bà lão đã già không làm được việc gì giúp hai vợ chồng người con trai, hơn nữa, bà lại thường xuyên đau ốm nên người con dâu cảm thấy rất bực bội trong lòng. ...
Chấp trước tức tự cột tay
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
872 10:32, 05/08/2021
0 0 16,952 0.0
Chấp trước tức tự cột tay

Xưa kia, có vị tôn túc nuôi một đồng tử trong chùa. Chú này chẳng biết phép tắc.

Ngày nọ, có một vị lão tăng hành cước đến chùa, dạy chú đồng tử lễ nghĩa. Tối đến, lão tôn túc từ ngoài trở về, nghi ngờ hỏi han sự tình:

– Ai dạy con vậy?

Đồng tử đáp:

– Một vị ...
 TAI HỌA GIÁNG XUỐNG ĐỀU CÓ LÝ DO
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
864 14:47, 03/08/2021
4 0 18,405 8.7
🕉 [TRUYỆN NHÂN QUẢ] - TRẬN ĐỘNG ĐẤT TỨ XUYÊN - TAI HỌA GIÁNG XUỐNG ĐỀU CÓ LÝ DO 🕉

Ngày 12/9/1850, lúc đó là thời nhà Thanh, tại phủ Ninh Viễn, tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đã xảy ra một sự kiện. Khi đó vốn là mùa thu, mặc dù vào ban đêm trời luôn mưa, nhưng vào ban ngày Ngưu Thụ Mai – Tri phủ Ninh Viễn vẫn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!