/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CẬY NGƯỜI KHÔNG BẰNG CHẮC Ở MÌNH

3460 08:58, 04/09/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

CẬY NGƯỜI KHÔNG BẰNG CHẮC Ở MÌNH

Cổ học tinh hoa:

Văn Công nước Đằng hỏi thầy Mạnh Tử rằng:

- Nước Đằng ta là một nước nhỏ ở vào khoảng giữa nước Tề và nước Sở là hai nước lớn. Kể phận thì phải chiều cả hai nước, nhưng kể sức thì không thể chiều được cả. Chiều nước Tề chăng? Chiều nước Sở chăng? Ta thực không biết nên tựa vào nước nào để cho nước ta được yên, nhờ thầy mưu tính hộ cho ta.

Thầy Mạnh Tử thưa:

- Phàm việc mà cứ trông cậy vào người thì không thể chắc được. Chiều Tề thì Sở giận, chiều Sở thì Tề giận; mưu ấy chúng tôi không thể nghĩ kịp. Xin nói chỉ có một cách là tự giữ lấy nước, đào hào cho sâu, đắp thành cho cao, cai trị một cách cố kết lòng dân, cùng dân giữ nước. Hoặc như có biến cố gì xảy ra, vua đã liều chết để giữ nước, thì chắc dân cũng liều chết để giữ nước, không nỡ bỏ vua. Thế là ta dùng cái lòng dân để giữ lấy đất nước, tự cường mà lo toan lấy việc nước. Còn chiều Tề hay Sở thì tôi không thể quyết được.

Mạnh Tử

 

Lời bàn:

Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái thế phải thế, cái chính sách tự lo cho mạnh mới là toàn bằng cái lý ở mình. Vì rằng mình tự vào người, tất mình khinh mà mình phải e nể. Đã gặp cái cảnh khinh, cảnh e nể không chóng thì chầy an toàn sao cho được. Đã đành rằng, nước nhỏ phải nể nước lớn, cũng là một cách giao tế không thể thiếu được. Nhưng đây vì Văn Công chỉ chăm chăm việc thờ kẻ mạnh, nên ông Mạnh mới bảo như thế. Mà phải thật, người lãnh đạo dân đã cùng dân cùng sống chết cả dân cũng can tâm cùng sống chết cả. Thế là cả nước một lòng, cái sức mạnh vô hình ấy, hồ dễ nước nào đã dám xâm phạm. Đã được như thế có việc gì phải sợ hãi ai.

Tuy vậy, thời thế ngày nay, có phần khác xưa, nội trị dù có đầy đủ, ngoại giao càng cần phải sáng suốt khôn ngoan thì nước mới đứng vững ở trên thế giới này được.

(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)

0 0 2,066 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH…
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1973 14:28, 14/07/2022
1 0 12,813 0.0
TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH…

Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật đẹp, thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.

Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng ...
GIỌNG NÓI CỦA HẠNH PHÚC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1963 13:05, 10/07/2022
0 0 12,269 0.0
GIỌNG NÓI CỦA HẠNH PHÚC

Sau khi thiền sư Bankei qua đời, một người mù sống gần chùa của thiền sư nói với một người bạn: “Bởi vì tôi mù, tôi không thể quan sát sắc mặt người ta, nên tôi phải xét tư cách của họ qua giọng nói. Thường thì khi tôi nghe một người chúc mừng người khác về chuyện vui hay thành ...
MỘT CỬ CHỈ ĐẸP
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1962 07:01, 10/07/2022
0 0 13,058 0.0
MỘT CỬ CHỈ ĐẸP

Bà Foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngay một trạm thu phí giao thông trên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấy cả một dãy dài xe hơi ngay sau mình. Bà chợt nảy ra một ý vui vui, bà quay kính xe xuống, đưa ra cho người bán vé một tờ 50 USD và bảo: "Tôi mua một vé cho tôi, và còn lại ...
Cảnh giới cao nhất của giáo dục là gì?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1960 10:36, 08/07/2022
0 0 12,375 0.0
Cảnh giới cao nhất của giáo dục là gì?

Có câu chuyện kể về lòng tốt của một cậu bé như thế này. Vào một buổi sáng sớm sau khi cơn bão đi qua, có một người đàn ông đi tản bộ trên bờ biển. Ông ta nhìn thấy rất nhiều con sao biển bị bão táp đêm qua cuốn lên và mắc cạn ở đó, có lẽ đến cả ngàn con. ...
TƯỚNG DO TÂM SINH, CẢNH TÙY TÂM CHUYỂN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1946 17:49, 02/07/2022
0 0 12,602 0.0
TƯỚNG DO TÂM SINH, CẢNH TÙY TÂM CHUYỂN

“Tướng do tâm sinh” là câu nói xuất hiện cả trong Phật gia và Đạo gia. Thông thường chữ tướng ở đây là để chỉ hình thức biểu hiện của sự vật, tức là cái hình tượng xuất hiện bề mặt của các sự vật mà người ta nhìn thấy trong cuộc sống thường ngày, mà hình ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!