/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu về Đại Hồng Bào – Thức trà đắt hơn cả vàng

3471 16:26, 13/09/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tìm hiểu về Đại Hồng Bào – Thức trà đắt hơn cả vàng
Trong thế giới trà, Đại Hồng Bào là một trong những loại trà quý hiếm được biết đến với danh xưng “vua của các loại trà.” Có hương hoa lan độc đáo và vị ngọt hậu kéo dài, đây là một trong những loại trà đắt nhất thế giới, giá bằng hơn 30 lần giá vàng.

Đại Hồng Bào là một loại trà ô long có xuất xứ từ vùng núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trà Đại Hồng Bào nằm trong thập đại danh trà (10 loại trà danh tiếng) của quốc gia tỷ dân. Vì có chất lượng thượng hạng, xa xưa, loại trà này chỉ dùng để tiến vua.

Loại trà này quý và đắt vì khan hiếm. Theo các chuyên gia về trà, hiện chỉ còn 6 cây trà cổ thụ, có tuổi đời hơn 350 năm còn sống trên núi Vũ Di nên được gọi là cây trà mẹ. Chúng thường mọc trên vách đá núi cao dựng đứng quanh năm sương mù, mây phủ. Để hái được những búp chè này rất khó khăn.

Núi Vũ Di với phong cảnh hùng vĩ từ nhiều thế kỷ nay đã nổi tiếng với những loại trà quý. Trong đó, Đại Hồng Bào là loại nổi tiếng nhất. Trên vách núi, những cơn mưa chảy xuống vách núi đá vôi làm ngập dòng suối, mang theo nguồn dinh dưỡng, khoáng chất phong phú để nuôi dưỡng cây trà. Vách núi đá bên cạnh những cây trà cổ thụ được sơn đỏ với dòng chữ "Đại Hồng Bào".

Cái tên Đại Hồng Bào gắn liền với nhiều điển tích, mà nổi bật là hai truyền thuyết về cây trà cổ thụ và núi Vũ Di.

Tương truyền thời vua Khang Hi, có một tú tài nghèo lên kinh ứng thí. Sau khi đi qua Vũ Di Sơn thì ngất xỉu vì mệt và đói. Có vị sư đi ngang qua nhìn thấy liền cho người này uống một thứ nước. Sĩ tử khỏe lại, lên kinh dự thi, đỗ đạt và được bổ làm quan. Sau đó người này quay về tìm vị thiền sư để tạ ơn cứu mạng, sau khi biết rằng năm xưa mình được cứu nhờ một loại trà, liền xin một ít mang theo hồi kinh nhậm chức. Đúng lúc Hoàng hậu lâm bệnh nặng, các ngự y trong cung đều bó tay, chàng ta liền dâng vua thứ trà mà chàng xin được ở núi. Quả nhiên sau khi uống, bệnh tình của Hoàng hậu dần bình phục. Nhà vua cảm kích liền ban một tấm bào đỏ cho núi Vũ Di. Sau đó, cây trà này cũng mang tên Đại Hồng Bào để ghi nhớ tích xưa về loại trà thần kỳ.

Cũng có truyền thuyết kể lại rằng, ở Vũ Di Sơn, vốn mọc lên vô số cây trà hoang trên đỉnh núi. Có viên quan huyện mắc chứng chán ăn, người gầy gò yếu ớt, toàn thân mệt mỏi, đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không khỏi. Một vị trụ trì Thiên Tân Tự ở núi Vũ Di nghe tin liền hái một nắm trà xuống núi. Viên quan huyện sau nửa tháng uống trà này thì khỏi bệnh. Sau đó, người này lên núi, vào chùa lễ Phật và tỏ ý muốn xem loại trà đã chữa khỏi bệnh cho mình. Nhà sư đưa viên quan đi đến bên cây trà cổ thụ, cành cây vươn dài. Viên quan sau khi được chứng kiến cây trà, cảm kích tấm lòng của vị sư cũng như tác dụng kỳ diệu của cây trà, đã dùng áo bào đỏ đang khoác trên người mình treo lên cành cây và xin phép nhà sư được đặt tên cho cây trà là Đại Hồng Bào.

Ngày nay, rất nhiều cây trà thế hệ con cháu đã được nhân giống từ gốc trà cổ thụ và được trồng khắp núi Vũ Di, hình thành giống trà Đại Hồng Bào Vũ Di tiếng tăm lừng lẫy sau này. 6 cây trà cổ thụ còn lại cách đây hàng trăm năm đang được bảo tồn nghiêm ngặt, là minh chứng cho truyền thuyết năm xưa.

Không chỉ được thu hoạch từ những cây đã mọc trên núi hơn 300 năm, trà Đại Hồng Bào còn được chế biến một cách cực kỳ công phu, tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc làm trà truyền thống. Theo đó, trà được hái mỗi năm một lần, thường vào tháng 5 và tháng 6. Tiêu chuẩn hái lá tươi là mỗi búp có 2-3 lá.

Những lá trà quý giá sau khi hái về được trải đều dưới nắng để phơi khô.Những búp trà sau khi được chọn lọc và hái về sẽ được chuyển đến khu chế biến. Tại đây, người ta kết hợp công nghệ sản xuất trà xanh và trà đen, cùng quá trình sản xuất phức tạp để tạo nên thành phẩm lá trà chuẩn. Lá trà khi đã héo được chuyển vào trong nhà, được lắc và cuộn trong một cây tre lớn. Bước này là phần quan trọng nhất để hình thành nên hương, vị của trà và cũng là bước phức tạp và tốn thời gian nhất.

Quy trình sản xuất Đại Hồng Bào rất phức tạp nhưng được chia thành các giai đoạn cơ bản bao gồm: làm héo lá trà – lắc, tung lá trà – làm mất nước và lên men trà – oxy hóa lá trà (50-60%) – cán lá trà – sao và cho ra thành phẩm.

Trà Đại Hồng Bào được pha với nước nóng đúng 95 độ C để tạo ra hương thơm độc đáo. Khi nhấm nháp từng ngụm nhỏ trà Đại Hồng Bào, thực khách sẽ cảm nhận được một hương vị cực kỳ đặc biệt mà không một loại trà nào có được.

Trà Đại Hồng Bào "được cả hương lẫn sắc". Trà khô có màu đỏ nâu, sau khi pha có màu đỏ cam, hương thơm ngon ngọt, thoang thoảng mùi lan đặc trưng. Các thành phẩm của Ô long Đại Hồng Bào thường có màu sẫm, mang hương thơm đặc trưng, rất khác các loại trà thông thường, vừa thoảng mùi quả chín và mật ong, hậu ngọt dịu, vừa kết hợp hương lan từ giống trà quý giá này, cho ra một loại trà hoàn hảo về cả màu sắc lẫn hương vị.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trà Đại Hồng Bào sau 9 lần pha vẫn không mất đi hương vị đầu tiên, còn các loại trà nổi tiếng khác nhạt vị chỉ sau 7 lần thay nước. Trà Đại Hồng Bào ở lần hãm thứ ba và thứ tư được coi là có hương vị ngon nhất.

Để duy trì chất lượng nguyên bản, chính quyền tỉnh Phúc Kiến quyết định ngừng thu hoạch và "bảo dưỡng" 6 cây mẹ với hi vọng chúng có thể kéo dài tuổi thọ. Mùa thu hoạch trà Đại Hồng Bào cuối cùng là năm 2005.

Do rất hiếm nên giá thành của trà Đại Hồng Bào chưa bao giờ rẻ. Mỗi ký trà này có giá hàng chục tỷ đồng, đôi khi còn đắt hơn vàng. Ngày nay, Trà Đại Hồng Bào được mang bán đấu giá cho người sành chơi, nhưng mỗi lần cũng chỉ có 20g và không lần nào giá bán thấp hơn 20.000 USD.

Vào năm 2005, trong một cuộc bán đấu giá, 20g trà Đại Hồng Bào từ cây mẹ đã được bán với giá khoảng 30.000 USD (tương đương hơn 700 triệu đồng).

Trà Đại Hồng Bào không chỉ đơn thuần là một loại trà; nó là một phần của di sản văn hóa, lịch sử và nghệ thuật chế biến trà tinh tế. Sự quý hiếm và giá trị của Đại Hồng Bào khiến nó trở thành biểu tượng của sự sang trọng và tinh tế trong thế giới trà. Với những đặc điểm độc đáo và quy trình chế biến công phu, trà Đại Hồng Bào xứng đáng với danh xưng “thức trà đắt hơn cả vàng” và là niềm “khao khát” của những người đam mê trà trên toàn thế giới.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Tìm hiểu về Đại Hồng Bào – Thức trà đắt hơn cả vàng
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 6,170 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 5,671 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 6,577 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 8,375 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 6,911 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!