/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản

3472 11:52, 15/09/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Satsuma nổi tiếng không chỉ ở độ khó khi làm thai gốm lớn, nung thủ công khéo léo, vẽ kỹ thuật thổ cẩm Moriage với rồng, họa tiết bút lông sống động, nhũ vàng Nishikie tinh tế... Satsuma còn thể hiện sự dân chủ, cởi mở thông qua các triện ấn chứng một thương hiệu gốm lừng danh và gắn kết tên tuổi của các nghệ nhân có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật trà, trang trí mỹ thuật và hội họa Âu Mỹ cuối thế kỷ XIX. Gốm Satsuma với hai dòng Kyo-Satsuma và Gosu-Blue Imperial Satsuma đảm trách sứ mạng truyền bá văn hóa, tôn giáo xứ Phù Tang ra thế giới và không ngừng hấp dẫn giới sưu tập toàn cầu.

1. Sơ lược lịch sử

Lịch sử gốm Satsuma gắn liền với phát hiện ra đất sét trắng từ năm 1617 và lịch sử chính trị Nhật Bản mở cửa giao thương quốc tế giữa cuối thế kỷ 19. Suốt 300 năm phát triển hoàn thiện và thăng hoa rực rỡ nhất trong kỷ nguyên Minh Trị (明治, 1868-1912), Satsuma luôn là đồ đất nung chứ không phải đồ sứ.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm ngày nay chúng ta gọi là “Satsuma” đều đến từ vùng Satsuma, bởi nó có thể được sản xuất hoặc trang trí ở Kyoto, Yokohama, Tokyo và các vùng khác, nhưng trường phái Kyo-Satsuma là tiêu biểu, chinh phục thị hiếu phương Tây nhiều nhất. Những sản phẩm mỹ thuật Satsuma tân và cổ được đánh giá tuyệt mỹ nhất thuộc giai đoạn 1830-1930, đã trở thành trân ngoạn phẩm hiếm hoi.

Ngày nay, cổ vật Satsuma được giới sưu tập phổ biến đa phần ở giai đoạn 1897-1917, “Cuối Minh Trị” hoặc “Đầu Taisho” - khi gốm Satsuma đã biểu hiện suy tàn do tác động khủng hoảng chiến tranh thế giới lên thị hiếu phương Tây, và Nhật Bản chuyển đổi sang chế độ quân phiệt.

Lịch sử và chất lượng cổ vật Satsuma hấp dẫn nhà sưu tập giàu có không chỉ bởi tính độc hiếm, mà còn gợi nhắc vàng son vương giả thời hậu kỳ cận đại trước cuộc Cách mạng công nghiệp - cơ khí được thực hiện.

2. Triện gốm Satsuma:

Cổ vật Satsuma tuy không bao hàm những sản phẩm phải sản xuất tại vùng Satsuma, nhưng thường có ít nhất huy hiệu triện chữ thập trong vòng tròn nhũ vàng hoặc xanh của gia tộc Shimazu (島津) dưới đáy. Bởi khi một gia tộc khác muốn có quà biếu ngoại giao hoặc chế tác đặc trưng gia bảo xứng tầm, bảo vật sẽ được gắn huy hiệu của gia tộc đó lên phía cổ bình hay nắp chóe. Những sản phẩm này thường do các nghệ nhân bậc thầy làm ra và/hoặc thường được lưu ở một bảo tàng tư nhân hay tư gia rêu phong trầm mặc của một quý tộc, quan chức cũ phương Tây nào đó.

Với chính sách đề cao nghệ nhân và họa sĩ, Minh Trị cho phép khắc, in danh vị tài hoa vào những tác phẩm hội họa trên đất nung Satsuma. Thú đam mê của nhà sưu tập là sẽ tìm kiếm bằng chứng xuất xứ và niên đại gắn liền tên tuổi trân ngoạn phẩm đầu tiên, trước khi thẩm định những nét vẽ, hồi văn và khả năng phủ vàng hài hòa lên toàn bộ tác phẩm.

Thí dụ nếu gặp dấu triện Taizan-zo (帯山造) bên cạnh Dai Nippon (大日本) và Satsuma (薩摩), nhà sưu tập sẽ biết nghệ nhân Taizan Yohei IX (帯山 陽平,1856-1922) làm (zo) tác phẩm gốm Satsuma này phải trước năm 1922. Nếu biết thêm Taizan đã đóng cửa lò nung gốm năm 1894, thì các siêu phẩm ấn tượng của ông được tạo tác không muộn hơn năm 1894 - khoảng giữa của 100 năm vàng son chói lọi “gốm sứ Satsuma Nhật Bản” (1830-1930). Điều đó cũng có nghĩa là các vật phẩm chỉ có chữ ký sơn mà không có dấu gốm chìm, hoặc được đánh dấu bằng ký hiệu tem nhãn khác có thể được làm giai đoạn 1894-1922.

Hay nếu gặp tác phẩm tinh xảo có dấu triện Keida-Kinsei (慶田 謹製), cẩn chế cạnh một Kaki-han ở dưới cùng, dấu đỏ không thể đọc được của nghệ nhân/thợ gốm, giúp xác định niên đại trước năm 1920. Bởi nghệ nhân Keida Masataro (慶田政太郎, 1852-1924) nổi tiếng là thợ gốm Satsuma giỏi nhất tỉnh Kagoshima, sản phẩm tinh xảo của ông được trưng bày Triển lãm Saint Louis 1904, Triển lãm Nhật Bản và Anh năm 1910, cùng với các tác phẩm của các nghệ nhân/họa sĩ nổi tiếng như Kinkozan Sobei VII (錦光山 宗兵, 1867–1927), Ito Tozan I (伊東 陶山, 1846-1920) và Suwa Sozan I (諏訪 蘇山, 1852-1922); sau đó được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Thái Bình Dương Panama năm 1915.

3. Hoạ tiết:

a) Màu sắc

Gốm Satsuma chia 2 loại, Satsuma đen (kuro) và trắng (shiro). Kuro-satsuma được làm từ đất sét chứa khoáng chất sắt cao và tráng men sậm màu truyền thống, có niên đại từ trước những năm 1600 (Ko-satsuma), ngày nay vẫn còn sản xuất dân dụng. Năm 1617, khi thợ gốm Triều Tiên phát hiện đất sét vàng sáng màu là sét khoáng trắng núi lửa quanh Kagoshima bị phong hóa bởi các suối nước nóng, họ bắt đầu sản xuất Shiro-satsuma với đặc trưng phần thân màu kem phủ men rạn nhuyễn, tỏa màu vàng be (beige) sáng đẹp.

b) Hình tượng

Các lãnh chúa Shimazu đều là chính trị gia có tâm hồn nghệ sĩ, yêu trà đạo và thích sưu tập cổ vật Trung Quốc, Triều Tiên. Tuy nhiên, mọi trang trí gốm Satsuma vẫn giữ tối giản như tính cách Nhật Bản với đồ án rồng, phụng, lân ảnh hưởng từ đồ sứ Manreki Akae và vẽ suối nước, mây, núi, hoa, chim, côn trùng theo bút pháp tả chân Trung Hoa hoặc không trang trí gì ngoài các hồi văn viền. Chủ thể trang trí của gốm Satsuma cũng rất đa dạng, từ những hình ảnh cuộc sống hàng ngày cho đến những vị thần, những chiến binh, những cô geisha,…

4. Kiểu dáng:

Gốm Satsuma được sản xuất dưới rất nhiều hình thức: bình hoa, bát, đĩa trang trí, tượng nhỏ và đồ dùng giống như sành sứ, cúc áo hoặc trâm cài áo, chúng đã và đang được sản xuất với nhiều chất lượng khác nhau. Điểm chung của đồ gốm Satsuma là cốt xốp mịn của đất Kyusu miền nam Nhật Bản và lớp men rạn với lớp họa tiết trang trí bên ngoài được vẽ bằng nhiều màu sắc kết hợp với nhũ bột vàng tỉ mỉ và cầu kỳ.

5. Cách nhận biết gốm Satsuma

Dù bạn muốn sưu tập loại Satsuma nào, hãy nhớ rằng chất lượng phải là tiêu chí chính. Vì cái đẹp nằm trong con mắt của người nhìn, nên mỗi người nên tự tạo cho mình những tiêu chuẩn về chất lượng. Một số lưu ý để đánh giá sản phẩm:

Satsuma tốt không bao giờ được thực hiện một cách vội vàng, qua loa, trái ngược với hầu hết những gì bạn có thể tìm thấy trên thị trường. Những tác phẩm vẽ tay kiệt tác chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ thán phục, chỉ cần xem qua. Nhìn vào các chấm nhỏ, nếu có, và xem mỗi chấm nhỏ được đặt trên bề mặt đã cẩn thận đến mức nào. Chất lượng có thể được nhận biết bằng cách quan sát quá trình thực hiện chi tiết khi nhìn các họa tiết lặp lại, chẳng hạn như hình tròn, đường thẳng song song, những chiếc lá trên cây, được vẽ riêng lẻ với độ chính xác cao và không bị nhòe, lem nhem, và sự khác biệt có thể nhận thấy rõ ràng.

Các đường nét và các sắc thái màu sắc. Tranh Satsuma có thiết kế đồ họa, các họa tiết và hoa văn đa dạng thường có đường nét rõ ràng. Bằng cách vẽ các sắc thái khác nhau cho các đường nét, từ dày đến mỏng và từ đậm đến nhạt, có thể tạo ra hiệu ứng ba chiều. Đặc biệt chú ý đến các đường nét trên khuôn mặt và quần áo. Điều tương tự cũng áp dụng cho các họa tiết lớn hơn như không khí và nước. Sắc thái chủ yếu là do độ trong suốt mà lớp men đã được sử dụng, khiến nó trông giống như màu nước. Nhìn vào nét vẽ trên hình người, trên một món Satsuma tốt, khuôn mặt thể hiện sinh động như một người thật, và có tương tác giữa các nhân vật. Bàn tay và các ngón tay được thực hiện một cách cẩn thận và khéo léo, chúng không phải là năm nét trên một hàng, mà là những bàn tay thật. Các đường viền, viền bằng vàng làm nổi bật kích thước của vật thể và những họa tiết trên trang phục của các nhân vật. Những cành cây cho bạn thấy ý tưởng về phối cảnh. Một cái cây không phải là một thứ bằng phẳng mà là bạn có thể đi xung quanh nó. Tất cả những điều này và hơn thế nữa có thể cung cấp cho bạn gợi ý về chất lượng của đồ Satsuma, tạo ra hình ảnh sống động hơn, ít tĩnh hơn so với các sản phẩm có số lượng lớn. Chỉ cần nhớ rằng với Satsuma chất lượng cao, các chi tiết luôn được khắc họa cẩn thận. Sản phẩm chất lượng không phải là sản phẩm đại trà và có thể thấy rõ sự khác biệt.

Gốm Satsuma thường được dùng để trang trí, thậm chí có những sản phẩm còn sử dụng vàng thật để trang trí nên có giá trị rất cao. Sự cầu kỳ, tinh xảo đến từng chi tiết của các sản phẩm Satsuma cũng mang đến giá trị nghệ thuật cao và được những nhà sưu tầm cực kỳ yêu thích.

Uống Trà Thôi
Theo gomnhatnakano
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - bảo vật thời Trần
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3538 09:26, 30/10/2024
0 0 534 0.0
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An có niên đại thế kỷ 13-14, được xác định dùng trong hoàng cung, cho tầng lớp quý tộc hoặc tế lễ.

Thạp (chum) được trưng bày tại chuyên đề Tinh hoa cổ vật xứ Đông - Hải Dương lần thứ nhất hôm 19/10, dịp tỉnh công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng ký hồi ...
Gốm sứ Việt xưa ở Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3523 08:12, 22/10/2024
0 0 286 0.0
Gốm sứ cổ Việt Nam có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là do các nhà sưu tầm cổ vật hoặc các bảo tàng nước ngoài sưu tầm thông qua các hình thức mua bán, cả hợp pháp và bất hợp pháp, trong khoảng 50 năm trở lại đây. Tuy nhiên, gốm sứ cổ Việt Nam hiện diện ở Nhật Bản có sự khác biệt. ...
Nét đẹp các trường phái gốm Lái Thiêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3506 09:46, 15/10/2024
0 0 393 0.0
Gốm Lái Thiêu là một tên gọi chung, được phân thành ba dòng rõ rệt: Gốm Quảng, gốm Tiều (Triều Châu), và gốm Phước Kiến. Cách nhận dạng cũng rất đơn giản, gốm Quảng chuyên trang trí đình chùa, đồ đặt sân vườn. Đồ dùng nhà bếp, gia dụng, gốm trang trí do lò Triều Châu làm. Đồ dùng chứa đựng, kích cỡ ...
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nay
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3501 11:33, 09/10/2024
0 0 342 0.0
Gốm sứ là một trong những chất liệu quen thuộc của người Việt Nam. Gốm sứ ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn bởi nét đẹp sang trọng, tinh tế lại có tính đảm bảo cao về độ an toàn sức khỏe.

Trong lịch sử, nghề gốm ở Việt Nam đã phát triển từ rất sớm từ thế kỷ thứ 1 với những lò gốm cổ ở ...
Kintsugi-nghệ thuật vá gốm bằng vàng tôn vinh vẻ đẹp của sự bất toàn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3494 14:01, 03/10/2024
0 0 341 0.0
Thay vì loại bỏ những món đồ gốm sứt mẻ hư vỡ, người Nhật lại có cách “hồi phục” cho những vật phẩm này bằng những đường ghép nối phủ vàng hay còn gọi là Kintsugi. Đồ gốm sau khi được sửa chữa mang trên mình những lằn chỉ vàng như một dấu ấn đầy vinh quang sau rạn vỡ- một cách tôn vinh vẻ đẹp ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!