/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hằng Nga trong tranh Đường Bá Hổ

3476 09:41, 19/09/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Hằng Nga trong tranh Đường Bá Hổ
Bức "Hằng Nga cầm cành quế" khoảng 500 tuổi, là tác phẩm nổi bật về chủ đề Trung thu của hội họa Trung Quốc.

Họa sĩ thời Minh Đường Bá Hổ để lại bức tranh tiên nữ Hằng Nga dịu dàng, mơ về chàng trai tài hoa. Theo trang Youth, giới nghiên cứu chưa xác định được tranh ra đời trong giai đoạn nào của danh họa, song thể hiện được niềm mơ tưởng của ông về cuộc đời.

Tác phẩm khắc họa nhân vật Hằng Nga mặc xiêm y bay bổng, gương mặt toát vẻ dịu hiền, tay nàng cầm nhành hoa quế. Hàng lông mày nhân vật được tô mỏng, các đường nét trên trang phục mềm mại, tạo cảm giác bay bổng.

Đường Bá Hổ điền bài thơ lên tranh, ý thơ miêu tả khung cảnh thần tiên trên cung trăng, tiên nữ Hằng Nga yêu chàng trai tài hoa, bẻ cành quế trên cành cao nhất. Theo Sohu, thời Minh, hình tượng bẻ cành quế thể hiện mơ ước đỗ khoa cử, ra làm quan, cống hiến của thư sinh. Hằng Nga ôm cành quế, gương mặt sáng bừng, như thể hiện niềm vui người trong mộng công thành danh toại.

Đường Bá Hổ từng nếm trải niềm vui đỗ đạt của sĩ tử, nhưng sau đó gặp nhiều lận đận. Ông sinh năm 1470 vào giờ, ngày, tháng Dần nên được đặt tên Đường Dần, tự Bá Hổ. Cha Đường Bá Hổ kinh doanh, hy vọng con theo đường thư hương nên từ nhỏ, người cha mời thầy về dạy học cho con trai. Năm 16 tuổi, Đường Bá Hổ đỗ thủ khoa tú tài.

Giai đoạn này, Bá Hổ sống ung dung tự tại, bạn bè xung quanh đều là những người tài hoa, thường gặp nhau làm thơ, vẽ tranh. Biến cố ập vào cuộc đời khi Đường Bá Hổ 24 tuổi, cha qua đời, con trai chết sớm, năm sau mẹ của ông cũng qua đời. Em gái của Đường Bá Hổ tự tử khi mới kết hôn. Cả gia đình chỉ còn lại ông và em trai Đường Thân.

Chán chường, Đường Bá Hổ lao vào rượu chè, thường đến lầu xanh mua vui. Được bạn bè khuyên nhủ, năm 1498, Đường Bá Hổ tham gia khoa cử, vượt qua các vòng ở địa phương và vào danh sách vào kinh ứng thí. Năm 1499, Đường Bá Hổ và người bạn tên Từ Kinh nộp tiền, học ở lớp của Trình Mẫn Chính - học giả uyên bác đồng thời là quan triều đình. Một thời gian sau, Trình Mẫn Chính được bổ nhiệm làm một trong chủ khảo của kỳ thi, phụ trách ra đề.

Kết quả, cả Đường Bá Hổ và Từ Kinh đều không có tên trên bảng vàng. Họ còn bị tố cáo gian lận thi cử, mua đề thi từ Trình Mẫn Chính. Cả ba bị tống giam. Từ Kinh nhiều lần thay đổi lời khai. Có lần, ông nói đút lót cho người hầu của Trình Mẫn Chính, nhờ đó có được đề thi, sau đó nhờ Đường Bá Hổ giải đề. Lần khác, Từ Kinh lại khai do bị nhục hình nên nhận tội đút lót, sự thật là ông và Đường Bá Hổ chỉ nhận Trình Mẫn Chính làm sư phụ, quá trình học, Trình Mẫn Chính từng giảng các đề tài khó, sau này một số nội dung ông giảng trở thành đề thi.

Vụ án do đích thân vua Minh Hiếu Tông xử lý. Quá trình điều tra, một số người bị xác định vu cáo để hãm hại Trình Mẫn Chính. Tuy vậy, ông vẫn bị kết tội ra đề thi không công bằng. Sau hơn một năm ngồi tù, Từ Kinh, Đường Bá Hổ và Trình Mẫn Chính đều được thả. Trình Mẫn Chính chết sau bốn ngày ra tù còn Từ Kinh, Đường Bá Hổ bị phạt vĩnh viễn không được tham gia khoa cử, dập tắt hy vọng làm quan của hai người.

Đường Bá Hổ thoát tội đút lót mua đề thi nhưng không tránh khỏi thanh danh hoen ố. Cảm thấy không còn mặt mũi về nhà, năm 31 tuổi, ông bắt đầu cuộc sống phiêu dạt, du sơn ngoạn thủy tiêu khiển qua ngày. Sau hơn một năm tha hương, Đường Bá Hổ cạn kiệt tiền bạc, buộc về cố hương. Về nhà, người vợ thứ hai chê ông nghèo hèn, vì thế họ chia đôi đường.

Năm 35 tuổi, Đường Bá Hổ gặp Thẩm Cửu Nương - kỹ nữ ở lầu xanh. Nàng giỏi thi họa, trân trọng tài năng của Đường Bá Hổ. Gặp được hồng nhan tri kỷ, ông tu chí làm lại từ đầu. Hai người dựng căn nhà, đặt tên là Đào Hoa Am. Đường Bá Hổ kiếm tiền nhờ bán tranh, thư pháp. Ông không còn coi trọng khoa cử, quyền thế và danh vọng, nhiều lần thể hiện sự chống đối thời cuộc, châm biếm xã hội qua các bài thơ, tranh vẽ. Năm 1512, Thẩm Cửu Nương qua đời do lao lực, bệnh tật. Từ đó, Đường Bá Hổ không nạp thê thiếp. Cuối đời, ông sống trong cảnh nghèo túng, qua đời năm 1524.

Đường Bá Hổ để lại những tác phẩm văn học, hội họa giá trị nghệ thuật cao, được trưng bày ở các bảo tàng trên thế giới. Một số tác phẩm từng xuất hiện trên thị trường đấu giá. Theo The Paper, năm 2021, tác phẩm thư pháp gồm 178 chữ của ông được bán với giá 57,5 triệu nhân dân tệ (hơn chín triệu USD). Năm 2017, tranh Nguyệt Tuyền đạt 92 triệu nhân dân tệ (13,7 triệu USD).

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Hằng Nga trong tranh Đường Bá HổBức "Hằng Nga cầm cành quế", hiện được lưu giữ ở Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, Mỹ. Ảnh: The Paper
Hằng Nga trong tranh Đường Bá HổNét mặt Hằng Nga trong tranh Đường Bá Hổ.
Hằng Nga trong tranh Đường Bá HổChân dung Đường Bá Hổ của họa sĩ thời Thanh Lý Nhạc Vân. Ảnh: Xinhua
0 0 1,297 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ngắm các bức tranh cổ động gắn liền với thời kỳ xây dựng hậu phương lớn miền Bắc XHCN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1355 09:18, 08/11/2021
0 0 6,356 0.0
Các bức tranh cổ động gắn liền với thời kỳ xây dựng hậu phương lớn miền Bắc XHCN, nằm trong bộ sưu tập của Hội Mỹ thuật Việt Nam vừa được ra mắt người xem tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn
Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1349 09:17, 06/11/2021
0 0 5,847 0.0
Có giá khởi điểm là 2.800.000 đến 3.800.000 HKD, tức là 8 tỷ đồng đến 11 tỷ đồng, bức tranh sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" được dự đoán sẽ là bức tranh "bom tấn" của hội họa Việt Nam trên sàn quốc tế vào những ngày cuối năm. Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại, sau đó được tặng ...
Kinh ngạc những tác phẩm nghệ thuật ghép từ đá
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1345 11:39, 04/11/2021
0 0 5,926 0.0
Dưới đây sẽ là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Justin Bateman.

Nghệ sĩ Justin Bateman đến từ Vương quốc Anh đã tạo ra một số tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà bạn từng thấy - những bức tranh ghép phức tạp được tạo thành từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn viên sỏi nhiều màu sắc.

Nhìn vào ...
Phóng to bộ tranh thiếu nữ, người xem không tin vào mắt mình: Họa sĩ đã giết chết máy ảnh!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1337 10:55, 02/11/2021
0 0 5,708 0.0
Những bức tranh của vị họa sĩ người Brazil giống như một bữa tiệc thị giác thịnh soạn cho người xem.

Khi ngành quay phim, nhiếp ảnh nở rộ vào cuối thế kỷ 20, nhiều người vội vàng nhận định rằng hội họa sẽ sớm đi tới giai đoạn lụi tàn và sớm thôi sẽ chẳng ai còn xem tranh nữa. Thế nhưng nhiều năm trôi ...
Những bức tranh thấm đẫm mồ hôi, nắng gió, khói bụi của một thời kỳ gian khổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1329 10:30, 31/10/2021
0 0 6,542 0.0
Cố họa sĩ Hoàng Công Luận có 20 năm gắn bó với mảnh đất Quảng Ninh từ thời thanh niên sôi nổi, ngay sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Việt Nam khóa Tô Ngọc Vân 1955-1957. Sống và làm việc tại vùng mỏ, ông đã có nhiều tác phẩm phản ánh về hoạt động của công nhân, sinh hoạt của vùng mỏ bằng nhiều chất ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!