/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Sản Phẩm Gốm Men Lam – Nghệ Thuật Truyền Thống Đặc Sắc

3480 22:19, 21/09/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Sản Phẩm Gốm Men Lam – Nghệ Thuật Truyền Thống Đặc Sắc
Sản phẩm gốm men lam không chỉ mang vẻ đẹp thanh khiết nhờ màu men lam mà khi kết hợp với tài hoa người thợ vẽ gốm còn tạo ra một loại gốm đặc sắc, bắt mắt.Sản phẩm gốm men lam – Nghệ thuật truyền thống đặc đắc

Bên cạnh những loại gốm đã nổi danh từ thế kỷ 15 trở về sau như gốm men trắng, men ngọc, men xanh đồng,..Gốm men lam là một sản phẩm gốm khá phổ biến và có vị thế trên thị trường gốm sứ. Ngày nay, sản phẩm gốm men lam truyền thống rất được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Nổi bật nhất phải kể đến là loại gốm men lam truyền thống của Bát Tràng với màu men đặc biệt nhờ tài hoa của người thợ vẽ gốm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về gốm men lam và ý nghĩa của loại gốm này đối với con người Việt Nam.

- Gốm men lam trong lịch sử nghề gốm

Xuất hiện từ giữa thế kỷ 14, gốm men lam là loại gốm men độc sắc có chất phát màu là oxit coban. Ở thời kỳ đầu thế kỷ 15 đến thế kỷ 16, gốm men lam chưa thật sự phổ biến, vì việc khai thác coban giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Gốm men lam chỉ thực sự phổ biến vào sau thế kỷ 16 cho đến ngày nay.

Các loại gốm men lam thời kỳ này chủ yếu là các sản phẩm gốm dân dụng với kích thước nhỏ thông dụng như chén, bát, ấm trà, bình vôi, các hộp đựng…

- Thành phần làm nên men của gốm men lam

Men lam là loại men tro được chế tác khi pha trộn oxit coban và nung trong nhiệt độ cao. Oxit coban là chất phát màu có tính chất rất mạnh, các sản phẩm gốm men lam truyền thống của Việt Nam thường có 2 sắc lam. Thứ nhất là lam xanh nước biển được chế từ oxit cacbon tinh khiết. Thứ hai có màu xanh mực được chế từ oxit cacbon có lẫn với oxit mangan.

Vào thời kỳ nhà Lý – Trần, vì oxit cacbon rất hiếm và giá thành đắt nên các sản phẩm gốm men lam ít được biết đến hơn các sản phẩm gốm khác như gốm men trắng, gốm men ngọc.

- Sự đặc sắc của nghệ thuật trang trí gốm men lam

Về phần tạo dáng, gốm men lam được tạo dáng và đắp nặn như các sản phẩm gốm khác cùng thời. Trong trang trí, gốm men lam cũng áp dụng nhiều phong cách trang trí tương tự như gốm men hoa nâu.

Có thể nói nét đặc sắc của gốm men lam là phương pháp vẽ hoa lam dưới men và trên men. Với phương pháp vẽ hoa lam, các sản phẩm không chỉ mang vẻ đẹp thanh khiết nhờ màu men lam mà khi kết hợp với tài hoa của người thợ vẽ gốm còn tạo ra một loại gốm đặc sắc, hút mắt.

Người thợ vẽ gốm hoa lam thường kết hợp các kỹ thuật vẽ công bút và phóng bút để tạo ra đường nét hoa văn độc đáo. Điểm đặc biệt của các hoa văn được vẽ trên gốm men lam là các nét đậm nhạt, nét tạo mảng, nét chi tiết đều được thể hiện chỉ trên một nét vẽ. Chúng được thể hiện rõ nhất trên các sản phẩm gốm men lam Bát Tràng. Đề tài để trang trí gốm men lam cũng rất đặc sắc và phong phú. Những đề tài phổ biến được dùng như là các họa tiết hoa, lá, chim muông,… Bên cạnh đó còn có lối trang trí theo những đề tài tưởng tượng như rồng, rắn, kỳ lân, hoặc các nội dung phong cảnh đất nước.

- Những loại gốm men lam có mặt phổ biến trên thị trường

Có thể nói, gốm men lam chính là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử phát triển nghệ thuật gốm sứ tại Việt Nam. Gốm men lam chính là sự kết hợp vẻ đẹp của màu men lam với nét tinh tế, tỉ mỉ của nghệ thuật vẽ hoa lam. Tất cả chúng góp phần tạo ra một vẻ đẹp thanh thoát trên các sản phẩm gốm men lam ở Việt Nam.

Ngày nay gốm men lam vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng những khách hàng yêu thích nghệ thuật gốm sứ. Đặc biệt, những sản phẩm gốm men lam Bát tràng cho đến nay vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp của gốm men lam xưa. Một nét đẹp được chắt lọc, tinh luyện từ bao thế hệ làm gốm men lam.

Uống Trà Thôi
Theo gốm sứ văn lang
Sản Phẩm Gốm Men Lam – Nghệ Thuật Truyền Thống Đặc Sắc
Sản Phẩm Gốm Men Lam – Nghệ Thuật Truyền Thống Đặc Sắc
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Gốm sứ Việt xưa ở Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3523 08:12, 22/10/2024
0 0 169 0.0
Gốm sứ cổ Việt Nam có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là do các nhà sưu tầm cổ vật hoặc các bảo tàng nước ngoài sưu tầm thông qua các hình thức mua bán, cả hợp pháp và bất hợp pháp, trong khoảng 50 năm trở lại đây. Tuy nhiên, gốm sứ cổ Việt Nam hiện diện ở Nhật Bản có sự khác biệt. ...
Nét đẹp các trường phái gốm Lái Thiêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3506 09:46, 15/10/2024
0 0 169 0.0
Gốm Lái Thiêu là một tên gọi chung, được phân thành ba dòng rõ rệt: Gốm Quảng, gốm Tiều (Triều Châu), và gốm Phước Kiến. Cách nhận dạng cũng rất đơn giản, gốm Quảng chuyên trang trí đình chùa, đồ đặt sân vườn. Đồ dùng nhà bếp, gia dụng, gốm trang trí do lò Triều Châu làm. Đồ dùng chứa đựng, kích cỡ ...
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nay
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3501 11:33, 09/10/2024
0 0 170 0.0
Gốm sứ là một trong những chất liệu quen thuộc của người Việt Nam. Gốm sứ ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn bởi nét đẹp sang trọng, tinh tế lại có tính đảm bảo cao về độ an toàn sức khỏe.

Trong lịch sử, nghề gốm ở Việt Nam đã phát triển từ rất sớm từ thế kỷ thứ 1 với những lò gốm cổ ở ...
Kintsugi-nghệ thuật vá gốm bằng vàng tôn vinh vẻ đẹp của sự bất toàn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3494 14:01, 03/10/2024
0 0 175 0.0
Thay vì loại bỏ những món đồ gốm sứt mẻ hư vỡ, người Nhật lại có cách “hồi phục” cho những vật phẩm này bằng những đường ghép nối phủ vàng hay còn gọi là Kintsugi. Đồ gốm sau khi được sửa chữa mang trên mình những lằn chỉ vàng như một dấu ấn đầy vinh quang sau rạn vỡ- một cách tôn vinh vẻ đẹp ...
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3484 09:19, 26/09/2024
0 0 163 0.0
Gốm men vàng, men lục, men trắng ngà, men ngọc, men lam xám, men nhiều màu… trước đây cứ ngỡ là xuất xứ của gốm thời Đường, Tống, Nguyên bên đất Trung Hoa, nay đã được định danh một cách cụ thể về niên đại, nguồn gốc là gốm Việt cổ.

Có nhiều nhận định về vẻ đẹp trong sắc men gốm Việt, riêng với ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!