/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệu

3484 09:18, 26/09/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệu
Gốm men vàng, men lục, men trắng ngà, men ngọc, men lam xám, men nhiều màu… trước đây cứ ngỡ là xuất xứ của gốm thời Đường, Tống, Nguyên bên đất Trung Hoa, nay đã được định danh một cách cụ thể về niên đại, nguồn gốc là gốm Việt cổ.

Có nhiều nhận định về vẻ đẹp trong sắc men gốm Việt, riêng với gốm phủ men trắng ngà thời Lý, cái hồn và vẻ đẹp của từng sản phẩm chính là sự tối giản. Mang màu men độc sắc (màu trắng ngà), kết hợp với kỹ thuật tạo hình cùng một vài chi tiết điêu khắc, đắp nổi trên sản phẩm, nhưng với việc sử dụng chất đất mịn, xương gốm được chuốt mỏng đến mức thấu quang, phủ lớp men mỏng tang (men giấy) lên bề mặt, chân đế thon nhỏ, tạo cho dòng gốm Lý vẻ đẹp đầy tinh tế và quý phái. Từng hiện vật gốm men trắng ngà (một số hiện vật qua thời gian nước men nay đã ngả sang trắng vàng) thường khiến người diện kiến phải buột miệng khen ngay khi gặp. Để miêu tả vẻ đẹp ấy, chỉ có thể gói gọn bằng hai chữ “đơn giản”.

Qua thời Trần, gốm men màu Việt đã bắt kịp với sự phát triển của các kinh đô gốm sứ lớn trong khu vực, đặc biệt là màu men ngọc. Ở bình diện chế tác men ngọc, tương truyền hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Chu là Chu Thế Tông (921 – 959) sử dụng đồ ngự dụng men ngọc do lò Sài diêu (được ví ngang với ngũ đại danh diêu đời Tống là: Nhữ, Quan, Ca, Quân, Định) chế tác. Sách Đào Thuyết của Chu Đồng Xuyên tả về màu men ngọc của Sài diêu rằng: “Vũ quá thiên thanh vân phá xứ. Giả ban nhan sắc tác tương lai” (mây tan mưa tạnh trời xanh ngát, màu ấy về sau cứ vậy làm). Màu xanh của men ngọc Sài diêu còn được so sánh đến mức “phiến Sài trị thiên kim” (một mảnh Sài diêu đáng giá nghìn vàng).

Đến thế kỷ 10, người Cao Ly (Triều Tiên) sang Trung Hoa học nghề chế tác gốm men ngọc để cho ra dòng gốm “Cao Ly bí sắc”. Năm 1233, nghệ nhân Kato (Gia Đằng) người Nhật Bản cũng đến Trung Hoa học làm gốm men ngọc. Điều đó cho thấy dòng gốm này ngày càng trở nên thịnh hành trong xã hội đương thời.

Người Việt ở thời Trần bắt đầu chế tác gốm men ngọc, dù màu men chưa đạt đến độ trong và tinh khiết tới mức “vũ quá thiên thanh”, nhưng họa tiết ẩn hiện dưới lớp men huyền diệu ấy từng gây nhầm lẫn với các lò gốm phương Bắc. Khi giới sưu tầm và khảo cổ tìm được những hiện vật gốm men ngọc có khoản thức ghi rõ “Thiên Trường phủ chế”, từ đó xác định dòng gốm men ngọc với đủ chủng loại như chén, bát chân cao, ấm quả dưa, ấm rượu, hũ, liễn… có xuất xứ từ Nam Định, là đất phủ Thiên Trường.

Bảng màu men của gốm Việt tiếp bước với những dòng gốm men xanh lục, men nâu, men lam, men xám… trên sản phẩm gốm gia dụng.

Ở thời nhà Mạc (1527 – 1592), Lê trung hưng (1533 – 1789) gốm men lam xám, men nhiều màu (trắng ngà phối với xanh rêu)… định hình giai đoạn gốm đặc trưng, chú trọng vào chi tiết, sử dụng kỹ pháp tạo hình đỉnh cao của gốm Việt.

Màu men lam xám giản dị, trầm lắng, được thợ gốm tạo nên các sắc độ men đậm nhạt trên nền cốt thai mang đồ án trang trí đậm văn hóa dân gian như rồng, phượng, nghê. Những đường văn kỷ hà cùng lối tạo hình đầy tinh tế, biểu cảm và sự sang trọng trong từng hiện vật ở dòng men đặc trưng này đến mức tối đa, hiếm thấy trong phong cách chế tác gốm trước đó.

Ngoài dòng men độc sắc lam xám, gốm thời Mạc – qua thời Lê trung hưng còn có lối phủ men nhiều màu (trắng ngà, nâu và xanh rêu), còn gọi là men tam thái, men tam sắc. Trong đó, màu trắng ngà làm nền chủ đạo, điểm nâu và xanh rêu lên xương gốm không theo lối tô men định hình, dùng lửa nung tạo men chảy tự nhiên thành những vệt màu không đồng nhất, đem lại một vẻ đẹp rất duyên của dòng gốm men, sử dụng nhiều trong hiện vật mang mục đích thờ tự, tín ngưỡng.

Uống Trà Thôi
Theo elledecoration
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuẤm gốm men nâu thời Trần với sự kết hợp của hỏa biến tạo nên các vệt màu độc sắc thú vị.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuNét đẹp hoàn hảo từ tạo hình đến màu men trên ấm gốm có niên đại từ thời Lý.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuChi tiết hài hòa trên mặt ấm gốm men trắng ngà thời Trần với diềm trang trí cánh sen.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuẤm gốm độc sắc thời Trần với đề tài trang trí con tôm rất duyên trên thân ấm.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuKỹ thuật nung chảy men tự nhiên tạo vẻ đẹp ngẫu nhiên trên cốt gốm men nhiều màu.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuẤm rượu gốm men lam xám thời Mạc, mang đề tài tạo hình nghê – linh vật thuần Việt.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuKỹ thuật nung chảy men tự nhiên tạo vẻ đẹp ngẫu nhiên trên cốt gốm men nhiều màu.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuÂu gốm men ngọc được xác định làm tại phủ Thiên Trường, Nam Định.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuẤm rượu hình tôm cưỡi cá phủ men nhiều màu thuộc thời Lê trung hưng.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệuLư hương gốm men nhiều màu kết hợp kỹ thuật tạo hình phức tạp.
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệu
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Gốm sứ Việt xưa ở Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3523 08:12, 22/10/2024
0 0 170 0.0
Gốm sứ cổ Việt Nam có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là do các nhà sưu tầm cổ vật hoặc các bảo tàng nước ngoài sưu tầm thông qua các hình thức mua bán, cả hợp pháp và bất hợp pháp, trong khoảng 50 năm trở lại đây. Tuy nhiên, gốm sứ cổ Việt Nam hiện diện ở Nhật Bản có sự khác biệt. ...
Nét đẹp các trường phái gốm Lái Thiêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3506 09:46, 15/10/2024
0 0 177 0.0
Gốm Lái Thiêu là một tên gọi chung, được phân thành ba dòng rõ rệt: Gốm Quảng, gốm Tiều (Triều Châu), và gốm Phước Kiến. Cách nhận dạng cũng rất đơn giản, gốm Quảng chuyên trang trí đình chùa, đồ đặt sân vườn. Đồ dùng nhà bếp, gia dụng, gốm trang trí do lò Triều Châu làm. Đồ dùng chứa đựng, kích cỡ ...
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nay
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3501 11:33, 09/10/2024
0 0 175 0.0
Gốm sứ là một trong những chất liệu quen thuộc của người Việt Nam. Gốm sứ ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn bởi nét đẹp sang trọng, tinh tế lại có tính đảm bảo cao về độ an toàn sức khỏe.

Trong lịch sử, nghề gốm ở Việt Nam đã phát triển từ rất sớm từ thế kỷ thứ 1 với những lò gốm cổ ở ...
Kintsugi-nghệ thuật vá gốm bằng vàng tôn vinh vẻ đẹp của sự bất toàn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3494 14:01, 03/10/2024
0 0 175 0.0
Thay vì loại bỏ những món đồ gốm sứt mẻ hư vỡ, người Nhật lại có cách “hồi phục” cho những vật phẩm này bằng những đường ghép nối phủ vàng hay còn gọi là Kintsugi. Đồ gốm sau khi được sửa chữa mang trên mình những lằn chỉ vàng như một dấu ấn đầy vinh quang sau rạn vỡ- một cách tôn vinh vẻ đẹp ...
Sản Phẩm Gốm Men Lam – Nghệ Thuật Truyền Thống Đặc Sắc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3480 22:19, 21/09/2024
0 0 171 0.0
Sản phẩm gốm men lam không chỉ mang vẻ đẹp thanh khiết nhờ màu men lam mà khi kết hợp với tài hoa người thợ vẽ gốm còn tạo ra một loại gốm đặc sắc, bắt mắt.Sản phẩm gốm men lam – Nghệ thuật truyền thống đặc đắc

Bên cạnh những loại gốm đã nổi danh từ thế kỷ 15 trở về sau như gốm men trắng, men ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!