/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nay

3501 11:31, 09/10/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nay
Gốm sứ là một trong những chất liệu quen thuộc của người Việt Nam. Gốm sứ ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn bởi nét đẹp sang trọng, tinh tế lại có tính đảm bảo cao về độ an toàn sức khỏe.

Trong lịch sử, nghề gốm ở Việt Nam đã phát triển từ rất sớm từ thế kỷ thứ 1 với những lò gốm cổ ở Tam Thọ (Thanh Hoá), Đại Lai, Luy Lâu, Đương Xá (Bắc Ninh), Thanh Lãng, Lũng Ngoại, Đồng Đậu (Vĩnh Phúc). Những thợ thủ công làm gốm thời kỳ này đã kết hợp được truyền thống gốm Đông Sơn với kỹ thuật sản xuất gốm tiên tiến đương thời của Trung Hoa để sản xuất ra dòng gốm mang sắc thái bản địa.

Từ cuối thế kỷ thứ 14, gốm men ngọc (“gốm thời Lý” thế kỷ 11-13) và gốm hoa nâu (“gốm thời Trần” thế kỷ 13-14) đã mất dần vị trí độc tôn và bắt đầu nhường chỗ cho gốm hoa lam với chất liệu và phong cách nghệ thuật mới. Gốm hoa lam là mốc thứ ba trên tiến trình lịch sử phát triển của gốm cổ Việt Nam cả về phương diện kỹ thuật và nghệ thuật trang trí, sau hai dòng gốm nổi tiếng là men ngọc và hoa nâu. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới có thể sản xuất được loại gốm chất lượng cao này.

Cùng với những bước đi thăng trầm của đất nước, gốm Việt vẫn tồn tại và phát triển, đem lại rất nhiều tiện ích cho đời sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay.

- Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)

Gốm sứ Bát Tràng là một trong những dòng gốm sứ nổi tiếng tại Việt Nam, cả về danh tiếng lẫn truyền thống cho đến tận bây giờ.

Làng gốm Bát Tràng xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, ngay bên cạnh dòng sông Hồng phù sa. Lúc đó, Bát Tràng là một gò đất cao gần cạnh sông. Rất thuận tiện cho việc làm gốm và giao thông đi lại.

Trải qua nhiều biến cố, làng gốm xưa vẫn bám trụ vững chắc, ngày càng phát triển. Ngày nay, làng gốm Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Quyết tâm không để cơ ngơi tổ nghiệp bị dòng thời gian vùi lấp, những con người của làng gốm Bát Tràng đã không ngừng học hỏi và cho ra đời những dòng sản phẩm ngày càng phù hợp và đa dạng với nhu cầu của thị trường. Qua thời gian, gốm Bát Tràng vẫn giữ được những dòng men cổ. Công đoạn tạo dáng đều được làm bằng tay nên xương gốm khá dày, cứng cáp, cầm chắc tay. Lớp men đặc trưng thường ngả màu ngà, đục. Bên cạnh đó còn có một số dòng men riêng độc đáo chỉ có tại Bát Tràng như men xanh, men rạn.

Một mặt tập trung vào mảng chế tác phục hồi các vật phẩm cổ thời phong kiến, một mặt đẩy mạnh phát triển về cả chất lượng và kiểu dáng, không ngừng vươn xa và xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Á. Gốm sứ Bát Tràng hiện là thương hiệu và làng nghề truyền thống còn phát triển bền vững nhất hiện nay.

- Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương)

Đây là một trong số các làng nghề gốm sứ Việt Nam xuất hiện sớm nhất. Thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương. Gốm Chu Đậu ra đời vào thế kỷ 13 và phát triển mạnh từ thế kỷ 14 được coi là dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam. Nhưng đáng tiếc là vào thế kỷ 17, do chiến tranh loạn lạc mà làng gốm này đã bị suy tàn và thất truyền.

Cho đến năm 2001, gốm Chu Đậu được nỗ lực nghiên cứu và phục hồi lại kỹ thuật, chất men, kiểu dáng. Từ đó dần trở mình mạnh mẽ tiếp bút viết lại thời hoàng kim cho làng gốm Chu Đậu.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc giá trị Phật giáo và Nho giáo, không khó để bắt gặp dấu ấn nhà Phật, bút tích của Lão Tử trong nghệ thuật gốm làng Chu Đậu. Có thể nói đây là điểm khác biệt của người làm gốm nơi đây so với nghệ nhân ở các làng gốm khác.

Gốm ở đây làm từ đất sét trắng vùng Trúc Thôn thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Để gốm đạt được độ trong thuần khiết, người thợ phải lấy đất sét đem đi hòa trong nước và lọc. Sau đó mới đến quy trình làm gốm.

Vì vậy, gốm làng Chu Đậu có chất men trắng rất trong. Hoa văn xanh lam nhờ sử dụng men trắng chàm. Hoa văn đỏ nâu, xanh lục vàng nhờ sử dụng men tam thái. Kiểu dáng và họa tiết của hoa văn được thể hiện qua nhiều hình thức như vẽ, khắc, họa, đắp nổi đều phóng khoáng, chân tình.

- Gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ, Bắc Ninh)

Làng gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Quá trình hình thành và phát triển cùng với làng Bát Tràng. Nhưng những sản phẩm của gốm Phù Lãng chủ yếu là đồ gia dụng làm từ đất sét đỏ và được tạo hình thủ công trên bàn xoay.

Gốm Phù Lãng là gốm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm… Dân gian hay gọi là men da lươn. Chính đặc điểm này giúp cho Phù Lãng khác biệt với các làng nghề gốm sứ Việt Nam khác.

Bên cạnh đó, cách thợ làm gốm cũng rất đặc trưng. Họ dùng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong. Màu men tự nhiên, bền màu, độc đáo. Kiểu dáng mộc mạc, khỏe khoắn, rất đậm đà văn hóa bản địa.

- Gốm sứ Thanh Hà (TP. Hội An, Quảng Nam)

Là một cái tên quen thuộc trong lòng người dân Việt Nam, “Gốm sứ Thanh Hà” không chỉ nổi tiếng về màu men đẹp mà còn bởi độ nhẹ của sản phẩm.

Sinh sau đẻ muộn so với Phù Lãng, với tuổi đời khoảng 500 năm, làng gốm Thanh Hà nằm tại Hội An vẫn nổi tiếng với các sản phẩm gốm đất nung bền đẹp.

Với nguyên liệu dân dã từ địa phương, người thợ lấy đất sét nâu dọc sông thu Bồn làm chất liệu chính. Loại đất sét nâu này có độ dẻo và kết dính cao.

So với những mặt hàng tương tự đến từ các địa phương và thương hiệu khác, gốm sứ Thanh Hà cầm lên nhẹ nhàng khác hẳn. Điều đặc biệt của dòng sản phẩm này chính là được tạo thành từ loại đất sét nâu dọc sông Thu Bồn, mềm dẻo và kết dính cực cao. Làng nghề này thường chế tạo những vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày như chén bát, chậu cây,.. nên nhanh chóng trở thành sự lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam. Điều đặc biệt của dòng sản phẩm này chính là được tạo thành từ loại đất sét nâu dọc sông Thu Bồn, mềm dẻo và kết dính cực cao.

Hầu hết những sản phẩm của làng gốm Thanh Hà cho ra màu cam thẫm, nâu đỏ nhẹ và xương gốm xốp. Các sản phẩm được tạo bằng khuôn và trang trí khắc lộng.

- Gốm sứ Bầu Trúc (Bình Thuận)

Làng gốm Bàu Trúc là làng gốm sứ của người Chăm và thuộc loại cổ nhất trong khu vực Đông Nam Á. Gốm của người Chăm đã từng đạt tới thời kỳ đỉnh cao của văn hóa gốm. Không ít các di tích khai quật đã chứng minh điều đó.

Là thương hiệu mang phong cách độc quyền của xứ sở Champa, làng gốm Bầu Trúc vẫn không bị những xu hướng của thời đại làm mai một sắc màu truyền thống. Vẫn lựa chọn giữ lại những sắc màu truyền thống như vàng đỏ, đỏ hồng, vệt nâu,.. kết hợp với những kiểu hoa văn mang đậm sắc thái làng quê như cánh cò, cánh vạc, sông nước, gốm sứ Bầu Trúc là sự lựa chọn dành cho những con người yêu thích sự hoài cổ và thủ công tỉ mỉ. Gốm sứ Bầu Trúc được đánh giá rất cao về tính đơn giản, nhẹ nhàng và mộc mạc trong các mẫu thiết kế.

Gốm Bàu Trúc không phủ men và mang đậm văn hóa bản địa. Hoa văn chạm trổ là những đường khắc vạch sông nước, chấm vỏ sò, hoa văn móng tay mộc mạc, quen thuộc. Sản phẩm gốm có màu xương đất và không đồng đều. Vì trong quá trình nung lửa bị cháy táp nhiều. Bên cạnh đó, gốm Bàu Trúc không nung trong lò mà nung ngoài trời bởi củi và rơm từ 700 – 900 độ C.

- Gốm Bình Dương (gốm Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, Thủ Dầu Một)

Làng Gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) xuất hiện kế thừa tinh hoa của gốm Cây Mai vào cuối thế kỷ 19. Nhờ vào nguồn đất sét cao lanh và nguyên liệu củi đốt dồi dào sẵn có nên đã hình thành nên làng gốm sứ.

Tuy nhiên, ngày nay, Gốm Lái Thiêu đã không còn tồn tại. Thay vào đó là sự phát triển theo quy mô công nghiệp và xu hướng thị trường. Vậy nên, những dấu tích cũ của làng gốm Lái Thiêu hầu như không còn. Lúc gốm Lái Thiêu hưng thịnh, tất cả các sản phẩm đều được làm bằng tay và nung bằng lò củi truyền thống. Vết tích để lại chỉ cho biết gốm Lái Thiêu chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt thường ngày ở vùng Đông Nam Bộ.

Được xem như là một cụm làng gốm, nhiều thương hiệu lớn đến từ các nước bạn cũng thi nhau xây dựng và đặt nhà máy tại Bình Dương, những làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh – Thủ Dầu Một cũng đang dần dần khẳng định tên tuổi của mình. Với mục tiêu phục vụ cho người tiêu dùng trong nước, không ngừng nâng cao kỹ năng để tiến tới giấc mơ xuất khẩu sang nước ngoài, làng gốm Bình Dương đang dần chuyển mình mạnh mẽ, vừa giúp đất nước ngày càng phát triển, vừa không làm mai một những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha xưa.

- Gốm Biên Hòa (Đồng Nai)

Có ý kiến cho rằng nghề gốm ở Biên Hòa có từ thời người Việt từ Thuận Quảng vào khai hoang lập nghiệp phương Nam và mang theo nghề truyền thống của quê hương để sản xuất phục vụ đời sống. Những dấu vết lò gốm của người dân Trung bộ thành lập còn thấy rõ ở rạch Lò Gốm ở cù lao Phố, còn được gọi là bến Miểng Sành. Lại có ý kiến cho rằng, nghề gốm ở Biên Hòa có từ thế kỷ XVII, khi dân cư Quảng Đông do Trần Thượng Xuyên dẫn đầu vào định cư ở cù lao Phố vào năm 1679.

Đến đầu thế kỷ 20 – khi Trường Dạy nghề Biên Hòa (hiện là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai) xuất hiện – gốm Đồng Nai mới thật sự ra đời. Đến năm 1923, khi ông Robert Balick (tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Trang trí Paris) làm Hiệu trưởng và vợ là bà Mariette Balick (tốt nghiệp Trường Gốm Limoges) làm phụ tá thì nhà trường chuyển sang đào tạo và dạy nghề làm gốm là chủ yếu.

Sản phẩm gốm của nhà trường ngày càng nổi tiếng cả trong – ngoài nước, được Chính phủ Pháp tặng huy chương khi tham dự Hội chợ Quốc tế Paris năm 1925 và định hình dòng gốm Biên Hòa, khác biệt so với các dòng gốm lâu đời khác như gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu…

Gốm Biên Hòa được làm từ cao lanh và đất sét màu. Những sản phẩm chủ yếu là chậu, voi, con thú hay tượng. Không như các làng gồm ở Đồng bằng Sông Hồng, làng gốm Biên Hòa nổi tiếng bởi nghệ thuật khắc chìm, vẽ men kết hợp với màu men tạo nên một sản phẩm độc đáo, tinh xảo.

Hơn nữa gốm Biên Hòa là loại xốp, có xương đất màu ngà. Thợ gốm không nung với nhiệt độ lớn như các làng nghề gốm sứ Việt Nam khác. Họ chỉ nung nhẹ trên lửa để màu gốm vẫn nguyên sơ như vẻ ban đầu. Cuối thế kỷ 18 khi cù lao Phố bị tàn phá, một số thợ gốm chạy về Chợ Lớn sản xuất gốm Cây Mai, một số qua Tân Vạn lập làng gốm Tân Vạn.

- Gốm sứ Tân Vạn (TP. Hồ Chí Minh)

Khi cù lao Phố bị tàn phá (1777-1778), thì nghề gốm ở Biên Hòa đã bị mai một đi, một số thợ gốm chạy về Chợ Lớn sản xuất gốm Cây Mai, một số qua Tân Vạn lập làng gốm Tân Vạn.

Nằm ở phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, làng gốm Tân Vạn đã ngót nghét đến gần 300 tuổi. Số tuổi truyền nối bao nhiêu kiếp người, ấy vậy mà những nghệ nhân nơi đây vẫn bền chí với hòn đất, ngọn lửa, không ngừng học tập và sáng tạo mới mẻ dựa trên những nét tinh hoa của nền gốm sứ xưa. Dù đã trải qua nhiều lần di chuyển địa điểm, nhưng những nghệ nhân nơi đây vẫn không ngừng cố gắng tiếp tục duy trì tổ nghiệp, tạo dựng chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Gốm Cây Mai (TP. Hồ Chí Minh)

Gốm Cây Mai nổi lên ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn vào đầu thế kỷ 19. Đây là dòng gốm mỹ thuật do nghệ nhân người Hoa Chợ Lớn chế tác và phát triển cùng những thăm trầm của lịch sử cho đến ngày nay.

Căn cứ vào cội nguồn, giới nghiên cứu còn gọi gốm Cây Mai là gốm Sài Gòn nhằm phân biệt với các làng gốm Việt Nam khác. Làng gốm đa dạng sản phẩm và mang tính đặc trưng riêng.

Chúng có sự kết hợp giữa các màu sắc nổi bật như: coban, xanh rêu, nâu da lươn. Mang đến sự tinh tế trong từng sản phẩm. Cho đến nay, gốm Cây Mai đã không còn tồn tại. Dù vậy bạn vẫn có thể bắt gặp chúng ở những bức tường ở một số chùa của quận 5, quận 6.

- Gốm đỏ Vĩnh Long

Làng gốm Vĩnh Long nằm dọc bờ sông Cổ Chiên. Với hàng nghìn lò gạch, lò gốm chen chúc nhau như nấm sau mưa, nối dài hàng chục km. Những dòng phù sa tụ lại Vĩnh Long góp phần hình thành cho nơi đây những mỏ đất sét quý giá.

Không đi theo con đường gốm sứ với những dòng men sáng bóng sang trọng. Làng nghề gốm đỏ Vĩnh Long vẫn giữ nguyên nét truyền thống bao đời này của mình. Tập trung vào sản phẩm gốm giả cổ, gốm trang trí men, gốm nung đỏ, gốm Vĩnh Long được các nhà nghề và những người yêu màu sắc truyền thống lựa chọn.


Tận dụng lợi thế địa phương, gốm Vĩnh Long có nguyên liệu chính là đất sét đỏ. Với đặc tính nhiễm phèn nên khi nung xong thì gốm Vĩnh Long thường xuất hiện các vân trắng. Ngoài ra, đất Vĩnh Long chỉ kết khối ở 900 độ C. Những đặc điểm này đã tạo nên nét rất riêng cho làng nghề nơi đây.

Sản phẩm chủ yếu của làng gốm là đồ gia dụng như chậu, chum, vãi, khạp. Nhằm mục đích phục vụ cho đời sống và một vài loại có giá trị xuất khẩu.

- Gốm Gò Sành (Thị xã An Nhơn, Bình Định)

Cũng là một làng gốm theo phong cách Champa cổ, làng gốm Bình Định có quy mô tương đối lớn, nhiều sản phẩm đa dạng, mẫu mã tinh tế và chất lượng. Đồng thời, sản phẩm của Gốm Gò Sành được đánh giá cao ngang tầm với những sản phẩm gốm Champa được chế tác tại các xưởng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và Thái Lan. Có thể nói rằng, việc khai quật nghiên cứu gốm Chăm được xem như thành tựu đáng ghi nhận của ngành khảo cổ học Việt Nam. Từ những thành tựu nghiên cứu này, gốm Gò Sành hay nói rộng ra gốm cổ Bình Định đã làm phong phú thêm những nhận thức về đồ gốm trên thế giới.

- Làng gốm Phước Tích (Thừa Thiên – Huế)

Nguyên liệu chủ yếu để tạo ra những sản phẩm gốm sứ tại làng gốm Phước Tích là từ loại đất sét màu xám đen, khá dẻo và dính. Làng nghề này chủ yếu sản xuất gốm gia dụng như lu, chậu, nồi đất, ấm…Với hoa văn đơn giản, hoa tiết bình dị.

Phương thức làm gốm của người thợ Phước Tích rất thô sơ như thêu, nề đất, bàn chuốt, bàn xoay hoàn toàn bằng thủ công và tạo hình hoàn toàn bằng tay. Lò nung được dùng chủ yếu là lò sấy và lò ngửa. Gốm Phước Tích từ xưa là làng nghề phục vụ cho Hoàng gia nhà Nguyễn. Nhưng theo thời gian đã dần suy tàn. Hiện tại, các nhà chức trách đang nỗ lực khôi phục làng nghề Phước Tích theo hướng sản xuất mỹ nghệ, nhưng chưa có kết quả khả quan.

Uống Trà Thôi
Theo Quân Trà
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Bát Tràng
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Chu Đậu – dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Phù Lãng
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Thanh Hà
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm sứ Bàu Trúc
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Bình Dương
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Biên Hòa gây ấn tượng với màu sắc rực rỡ và hoa văn, họa tiết được khắc chìm mang nhiều ý nghĩa
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Sứ Tân Vạn
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Cây Mai
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm đỏ Vĩnh Long
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Gò Sành
Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nayGốm Phước Tích
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3577 10:03, 21/11/2024
0 0 127 0.0
Sản xuất đồ gốm là một trong những phát minh lớn của loài người trong thời tiền sử. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, nguồn khoáng sản phong phú, người Trung Quốc đã biết chế tạo đồ gốm ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ.

Vào thời kỳ nhà Đường, kỹ thuật sản xuất gốm sứ của Trung Quốc phát triển ...
Bình gốm viết 10.000 chữ 'Thọ' của hoàng đế Khang Hy
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3570 10:11, 15/11/2024
0 0 122 0.0
Chiếc bình do vua Khang Hy, thời Thanh, Trung Quốc, ra lệnh chế tác, hiện có giá vượt 10 triệu USD.

Đầu tháng 11, tài khoản Weibo của Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh đăng ảnh cổ vật Thanh hoa vạn thọ, cho biết theo kết quả nghiên cứu mới, tác phẩm gốm sứ này do vua Khang Hy (1654-1722) ra lệnh xưởng gốm Cảnh Đức Trấn chế ...
Gốm sứ Celadon – câu chuyện của một cái tên
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3561 08:37, 08/11/2024
0 0 125 0.0
Celadon là dạng phổ biến nhất trong số các loại đồ sứ cổ điển Trung Hoa.

Celadon là dạng phổ biến nhất trong số các loại đồ sứ cổ điển Trung Hoa. Một loại men là kết quả của quá trình nung gốm với một phức hợp của nhiều loại oxid sắt. Đặc tính tông màu xanh lá cây của Celadon có được là do sự hiện ...
Nét thanh hoa trên gốm Tiều
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3548 14:54, 03/11/2024
0 0 194 0.0
Cùng sử dụng một màu xanh, nhưng đan xen nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau, minh họa dẫn giải chuỗi đề tài thú vị, khi là Bát tiên quá hải, lúc là Trúc lâm thất hiền, Tiêu – Kê (con gà – bụi chuối), Long ngư hí thủy, Anh hùng độc lập, Tùng hạc diên niên… Những tích truyện xưa cũ ấy được làm sống động, ...
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - bảo vật thời Trần
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3538 09:26, 30/10/2024
0 0 329 0.0
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An có niên đại thế kỷ 13-14, được xác định dùng trong hoàng cung, cho tầng lớp quý tộc hoặc tế lễ.

Thạp (chum) được trưng bày tại chuyên đề Tinh hoa cổ vật xứ Đông - Hải Dương lần thứ nhất hôm 19/10, dịp tỉnh công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng ký hồi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!