/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

VIỆT NAM CÓ MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ: TÊN LÀ "TRẬT" NHƯNG THI ĐÂU TRÚNG ĐÓ

3521 14:25, 21/10/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

VIỆT NAM CÓ MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ: TÊN LÀ

Học không giỏi nhưng nhờ tấm lòng lương thiện, lại có công cứu giá nên ông Trật được đặc cách đỗ Tiến sĩ.


Các kỳ thi khoa bảng trong xã hội phong kiến xưa nổi tiếng nghiêm ngặt và khó khăn. Ngoài việc thông làu kinh sách và thể thức đi thi, sĩ tử còn phải thuộc những chữ kỵ húy. Ai viết lầm thì bị tội “phạm trường quy” và sẽ bị đánh hỏng. Vì thế nên có những người đã 50, 60 tuổi rồi mà vẫn thi không đỗ.

Ấy thế mà thời xưa, dưới triều Hậu Lê, có một sĩ tử học không giỏi, chẳng chủ đích đi thi nhưng thi lần nào cũng đỗ. Sau này, ông còn làm quan trong triều và được dân chúng yêu mến vô cùng.

Tên là “TRẬT” nhưng đường công danh lại cực TRƠN TRU

Ông Nguyễn Trật sinh năm 1573, là người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Tên ông hiện nay nằm trên Bia Tiến Sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Tương truyền, lúc trẻ ông Trật cao lớn khỏe mạnh, hiền lành chăm chỉ, từng đỗ trong kỳ thi Hương nhưng sau đó tự thấy mình học lực hạn chế nên bỏ ngang, không tiếp tục thi Hội nữa. Tuy nhiên, con đường công danh của ông chưa dừng lại tại đó.

Theo sách Tang thương ngẫu lục, không còn vương vấn con đường công danh, khoa cử, nhưng lúc bấy giờ có một thầy địa lý đi chơi qua làng Nguyệt Yên, thấy Nguyễn Trật hiền lành, lễ độ nên đã khuyên ông nên tiếp tục con đường khoa cử.

Dù học không giỏi, nhưng nhờ có bạn bè ở trọ cùng nhà chỉ bài nên Trật lần lượt thi đỗ trường nhất, trường nhì và trường ba trong kỳ thi Hội nhưng đến trường thi thứ tư – trường thi cuối cùng trong kỳ thi Hội, bạn bè của Trật thì rớt hết, chỉ có ông là đậu, và chẳng còn ai chỉ bài cho Trật nữa.

Tuy nhiên Nguyễn Trật lại may mắn một cách thần kỳ. Cũng theo sách Tang thương ngẫu lục, ở trường thi thứ tư, khi đang làm bài, lều bên cạnh Trật có một thí sinh vật vã ôm bụng kêu đau, Trật bỏ thi để cõng thí sinh này đi cấp cứu. Vì bệnh nặng, thí sinh đó qua đời.

Trước khi mất, thí sinh đó lấy quyển thi của mình đang làm gần xong tặng cho Trật: “Đây là bài thi rất đắc ý của tôi nhưng chưa đề tên vào, nay xin tặng ông để đền ơn”.


 

Hình ảnh các quan chủ khảo ngồi trên chiếc ghế cao dưới lọng để quan sát các thí sinh làm bài. Ảnh: Tư liệu


Nguyễn Trật nhận bài thi của người này, quay lại trường thi. Vì bài thi làm chưa xong nên ông viết thêm phần cuối, ký tên mình vào bài rồi nộp cho quan trường.

Khi chấm thi, thấy bài của Nguyễn Trật phần đầu viết rất hay, nhưng đến phần sau thì câu cú kém hẳn. Tuy vậy, bài thi vẫn được chấm đỗ, Nguyễn Trật cùng 7 người khác vào dự thi Đình.


Tiếp tục thi đỗ và ra làm quan nhờ vận may không ai bằng

Tại kỳ thi Đình, học lực không giỏi, đề thi khó, lại không còn quý nhân phù trợ, Nguyễn Trật nộp quyển thi không có chữ nào. Cho rằng Nguyễn Trật kiêu ngạo nộp giấy trắng, không chịu làm bài, triều đình rất tức giận, dự tính không treo bảng vàng cho ông đậu và xử phạt.

Tuy nhiên vận may cũng Nguyễn Trật tiếp tục phát huy. Thời điểm đó, triều đình đang hỗn loạn khi chúa Trịnh Tùng vừa qua đời. Thế tử Trịnh Tráng dẫn theo vua Lê chạy trốn, trên đường gặp được Trật. Nhờ có công hộ giá, sau khi lên ngôi, chúa Trịnh Tráng đặc cách cho Trật đỗ Tiến sĩ của khoa thi năm đó.

Bia tiến sĩ khoa Quý Hợi (1623) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám chép “Ngày lành tháng tư mùa hạ, Hoàng thượng ngự ở cửa điện Kính Thiên, ra bài văn sách ở sân rồng. Trong khi các sĩ tử làm bài, bỗng có Nguyễn Trật làm văn hơi sai thể thức nên chỉ có 6 quyển được khảo duyệt mà thôi. Các quan hữu ty dâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng ngự lãm, lấy Phùng Thế Trung đỗ đầu, sáu người còn lại đều cho đỗ đồng tiến sĩ xuất thân”.

Sau này Nguyễn Trật ra làm quan đến chức Công khoa Đô cấp Sự trung, nhờ tính tình hiền lành, thương yêu dân chúng nên Trật được triều đình và người đời rất yêu mến đặt cho cái tên Ông Nghè Nguyệt Viên.

 

Theo: danviet

0 0 3,147 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cái được cái mất của người làm quan
1651 13:41, 18/03/2022
0 0 24,461 0.0
Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử, Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời.
Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng:
"Từ khi người ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì?
Khổng Miệt thưa: "Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: ...
Cảm ơn Mẹ
1650 10:58, 18/03/2022
0 0 14,737 0.0
Tôi lên giường ngủ lúc 11 giờ khuya, bên ngoài trời đang có tuyết rơi. Tôi co ro rúc vào trong chăn, cầm chiếc đồng hồ báo thức lên xem thì phát hiện nó đã ngừng hoạt động từ lúc nào, tôi đã quên không mua pin cho nó.
Bên ngoài trời lạnh như thế, tôi quả thực không muốn phải ngồi dậy, ...
Triệt Hạ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1643 16:15, 15/03/2022
1 0 13,055 0.0
Triệt Hạ
Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

-Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc ...
BUỔI HỌP PHỤ HUYNH
1638 10:53, 11/03/2022
1 0 15,631 0.0
Đúng 7 giờ sáng, các phụ huynh có mặt ở phòng họp, kí tên điểm danh xong thì tìm đúng ghế của con mình ngồi xuống.
Có thể nhận ra rằng tất cả mọi người đều chú ý ăn mặc chải chuốt đầu tóc, nhìn quần áo ai cũng là lượt, phẳng phiu. Lúc ổn định chỗ ngồi, có những vị phụ huynh lịch sự nhẹ nhàng đi ...
Trí & Tiền
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1636 07:17, 11/03/2022
1 0 13,134 0.0
TRÍ VÀ TIỀN
Một người Singapore nọ từng học rất giỏi nhưng cuộc đời không có thành tựu như anh ta mong muốn.
Khi gặp ông Lý Quang Diệu, người đó than thở:
"Tôi là người có trí, nhưng vì không có tiền nên mới không làm được việc lớn".
Nghe xong, ông Lý nói lại ngay:
"Cả đời gặp hàng ngàn người, tôi chưa ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!