/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

VIỆT NAM CÓ MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ: TÊN LÀ "TRẬT" NHƯNG THI ĐÂU TRÚNG ĐÓ

3521 14:25, 21/10/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

VIỆT NAM CÓ MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ: TÊN LÀ

Học không giỏi nhưng nhờ tấm lòng lương thiện, lại có công cứu giá nên ông Trật được đặc cách đỗ Tiến sĩ.


Các kỳ thi khoa bảng trong xã hội phong kiến xưa nổi tiếng nghiêm ngặt và khó khăn. Ngoài việc thông làu kinh sách và thể thức đi thi, sĩ tử còn phải thuộc những chữ kỵ húy. Ai viết lầm thì bị tội “phạm trường quy” và sẽ bị đánh hỏng. Vì thế nên có những người đã 50, 60 tuổi rồi mà vẫn thi không đỗ.

Ấy thế mà thời xưa, dưới triều Hậu Lê, có một sĩ tử học không giỏi, chẳng chủ đích đi thi nhưng thi lần nào cũng đỗ. Sau này, ông còn làm quan trong triều và được dân chúng yêu mến vô cùng.

Tên là “TRẬT” nhưng đường công danh lại cực TRƠN TRU

Ông Nguyễn Trật sinh năm 1573, là người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Tên ông hiện nay nằm trên Bia Tiến Sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Tương truyền, lúc trẻ ông Trật cao lớn khỏe mạnh, hiền lành chăm chỉ, từng đỗ trong kỳ thi Hương nhưng sau đó tự thấy mình học lực hạn chế nên bỏ ngang, không tiếp tục thi Hội nữa. Tuy nhiên, con đường công danh của ông chưa dừng lại tại đó.

Theo sách Tang thương ngẫu lục, không còn vương vấn con đường công danh, khoa cử, nhưng lúc bấy giờ có một thầy địa lý đi chơi qua làng Nguyệt Yên, thấy Nguyễn Trật hiền lành, lễ độ nên đã khuyên ông nên tiếp tục con đường khoa cử.

Dù học không giỏi, nhưng nhờ có bạn bè ở trọ cùng nhà chỉ bài nên Trật lần lượt thi đỗ trường nhất, trường nhì và trường ba trong kỳ thi Hội nhưng đến trường thi thứ tư – trường thi cuối cùng trong kỳ thi Hội, bạn bè của Trật thì rớt hết, chỉ có ông là đậu, và chẳng còn ai chỉ bài cho Trật nữa.

Tuy nhiên Nguyễn Trật lại may mắn một cách thần kỳ. Cũng theo sách Tang thương ngẫu lục, ở trường thi thứ tư, khi đang làm bài, lều bên cạnh Trật có một thí sinh vật vã ôm bụng kêu đau, Trật bỏ thi để cõng thí sinh này đi cấp cứu. Vì bệnh nặng, thí sinh đó qua đời.

Trước khi mất, thí sinh đó lấy quyển thi của mình đang làm gần xong tặng cho Trật: “Đây là bài thi rất đắc ý của tôi nhưng chưa đề tên vào, nay xin tặng ông để đền ơn”.


 

Hình ảnh các quan chủ khảo ngồi trên chiếc ghế cao dưới lọng để quan sát các thí sinh làm bài. Ảnh: Tư liệu


Nguyễn Trật nhận bài thi của người này, quay lại trường thi. Vì bài thi làm chưa xong nên ông viết thêm phần cuối, ký tên mình vào bài rồi nộp cho quan trường.

Khi chấm thi, thấy bài của Nguyễn Trật phần đầu viết rất hay, nhưng đến phần sau thì câu cú kém hẳn. Tuy vậy, bài thi vẫn được chấm đỗ, Nguyễn Trật cùng 7 người khác vào dự thi Đình.


Tiếp tục thi đỗ và ra làm quan nhờ vận may không ai bằng

Tại kỳ thi Đình, học lực không giỏi, đề thi khó, lại không còn quý nhân phù trợ, Nguyễn Trật nộp quyển thi không có chữ nào. Cho rằng Nguyễn Trật kiêu ngạo nộp giấy trắng, không chịu làm bài, triều đình rất tức giận, dự tính không treo bảng vàng cho ông đậu và xử phạt.

Tuy nhiên vận may cũng Nguyễn Trật tiếp tục phát huy. Thời điểm đó, triều đình đang hỗn loạn khi chúa Trịnh Tùng vừa qua đời. Thế tử Trịnh Tráng dẫn theo vua Lê chạy trốn, trên đường gặp được Trật. Nhờ có công hộ giá, sau khi lên ngôi, chúa Trịnh Tráng đặc cách cho Trật đỗ Tiến sĩ của khoa thi năm đó.

Bia tiến sĩ khoa Quý Hợi (1623) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám chép “Ngày lành tháng tư mùa hạ, Hoàng thượng ngự ở cửa điện Kính Thiên, ra bài văn sách ở sân rồng. Trong khi các sĩ tử làm bài, bỗng có Nguyễn Trật làm văn hơi sai thể thức nên chỉ có 6 quyển được khảo duyệt mà thôi. Các quan hữu ty dâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng ngự lãm, lấy Phùng Thế Trung đỗ đầu, sáu người còn lại đều cho đỗ đồng tiến sĩ xuất thân”.

Sau này Nguyễn Trật ra làm quan đến chức Công khoa Đô cấp Sự trung, nhờ tính tình hiền lành, thương yêu dân chúng nên Trật được triều đình và người đời rất yêu mến đặt cho cái tên Ông Nghè Nguyệt Viên.

 

Theo: danviet

0 0 2,988 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

NHỮNG CÂU TRUYỆN CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3059 07:30, 08/12/2023
1 0 5,461 10.0
Cô giáo trẻ mới về trường chỉ hỏi đúng 1 câu, đám học sinh hư hỏng chết lặng…Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em ...
BA CHỮ KHIẾN NGƯỜI TA NẶNG GÁNH CẢ ĐỜI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3035 07:30, 30/11/2023
0 0 6,018 6.0
Có ba rào cản khó vượt qua nhất trong đời người, đó là “danh”, “lợi” và “tình”.Nhân sinh như mộng, xem nhẹ 3 điều này khiến cuộc đời an nhiên. Hầu hết mọi người đều gặp rắc rối với danh tiếng, rắc rối với lợi ích và đau khổ với tình yêu. Chữ “danh” khiến người ta hư vinh cả đời, chữ ...
Cổ nhân dạy “Nước càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3026 08:00, 27/11/2023
2 1 5,635 9.0
Không coi trọng bản thân mình hơn người khác, đây cũng là một loại tu dưỡng, là một loại cảnh giới, phong độ. Người có được phong thái này ắt là có sự hiểu biết sâu rộng về kiếp nhân sinh, về giá trị của cuộc đời.Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy là một tiểu thuyết gia, triết học gia người Nga. Ông từng ...
Chuyện nuôi dạy con thành kỳ tài nghiêm khắc nhưng thâm sâu của “tứ đại hiền mẫu”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3025 08:00, 26/11/2023
0 0 5,604 0.0
Mẹ là người có sức ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời của mỗi chúng ta. Không chỉ là vị thầy đầu tiên dạy dỗ con cái nên người, mẹ còn là người định hình nhân cách và hun đúc trí tuệ chúng ta.Ở Trung Quốc, chỉ có bốn bà mẹ từng được mệnh danh là “tứ đại hiền mẫu”. Bằng cách nuôi dạy khéo ...
VỨT ĐI THÌ TIẾC NÊN NGƯỜI NGƯ DÂN ĐEM CON CÁ Ế TẶNG CHO KHỔNG TỬ, PHẢN ỨNG CỦA ÔNG KHIẾN CÁC ĐỆ TỬ SỬNG SỐT
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3022 07:30, 25/11/2023
0 0 5,335 0.0
Khổng Tử đưa đệ tử chu du khắp các nước. Có một lần thầy trò Khổng Tử đi đến nước Sở, còn chưa kịp làm quen với phong tục của nơi đây, thì đã có một ngư dân mang đến cửa một con cá lớn, đòi dâng con cá cho Khổng Tử.Của ít nhưng lòng nhiều, chỗ ở chưa ổn định nhưng lại nhận được sự tiếp đãi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!