/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Có một rừng trà ngàn năm ở Trung Quốc

3530 13:03, 24/10/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Có một rừng trà ngàn năm ở Trung Quốc
Tọa lạc tại TP Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cảnh quan văn hóa của rừng trà cổ trên núi Cảnh Mại được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là di sản thế giới đầu tiên dành riêng cho văn hóa trà

Khu vực này có diện tích 72km2, bao gồm 9 ngôi làng truyền thống, 5 đồn điền trà cổ do dân làng vận hành, quản lý qua nhiều thế hệ và 3 khu rừng phòng hộ. Ước tính có hơn 1 triệu cây trà trong các đồn điền tại đây.

Khoảng thế kỷ thứ X, tổ tiên của dân tộc Bố Lãng di cư đến núi Cảnh Mại, nơi họ phát hiện và thuần hóa những cây trà hoang dã. Dần dần, họ thích nghi với hệ sinh thái rừng, cùng với người Thái và các nhóm dân tộc khác đến vùng núi này tạo ra mô hình trồng trà dưới tán cây.

Trong suốt hàng ngàn năm, cảnh quan này đã mang hình dáng của sự cộng sinh giữa rừng trà và đồn điền, thể hiện ý tưởng hòa hợp với thiên nhiên. Theo UNESCO, cảnh quan văn hóa của rừng trà cổ trên núi Cảnh Mại là “bằng chứng điển hình về truyền thống trồng trà dưới tán cây của người dân bản địa” và là “một ví dụ nổi bật về cảnh quan văn hóa bền vững của canh tác rừng núi”.

Trà Phổ Nhĩ là một sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc được đặt theo tên TP Phổ Nhĩ. Người ta tin rằng trà Phổ Nhĩ bùng nổ vào thời nhà Hán, được buôn bán vào thời nhà Đường, nổi tiếng vào thời nhà Minh và thịnh vượng vào thời nhà Thanh. Trà Phổ Nhĩ ngày nay - một biến thể trà đen sau lên men - đã phát triển theo thời gian, với các phương pháp sản xuất hiện đại tích hợp các phương pháp truyền thống.

Trong khu vực lân cận các đồn điền trà có khoảng 10 ngôi làng với nhiều nhóm dân tộc sinh sống, bao gồm Bố Lãng, Thái, Hà Nhì... Hầu hết các ngôi nhà vẫn giữ kiểu nhà 2 tầng truyền thống. Biểu tượng của trà thường xuất hiện trên các mái nhà.

Ông Cơ là ngôi làng nhỏ xinh đẹp với những căn nhà gỗ truyền thống và một ngôi chùa, nơi du khách có thể trải nghiệm về cách chế biến trà cổ và mua các sản phẩm địa phương. Cách làng Ông Cơ không xa là một ngôi đền trà được xây dựng để tôn vinh những người sáng lập ra nền văn hóa trà của dân tộc thiểu số La Hủ và Bố Lãng. Tại đây, du khách sẽ được nghe kể những câu chuyện thú vị về trà.

Khách tham quan có thể thưởng thức trà đạo ngoài trời tại Đại Bình Chưởng Cổ Trà Viên. Đồn điền này có những cây trà hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm tuổi. Ngoài ra, còn có rất nhiều điểm ngắm cảnh nằm rải rác xung quanh, nơi du khách có thể nhìn xuống biển mây ở các thung lũng bên dưới. Tất cả các con đường từ làng đến chân núi đều trải đá cuội.

Ở mỗi đồn điền, một cây trà cổ thụ được chọn là “cây trà thần”. Vào mùa xuân, người dân địa phương tổ chức một nghi lễ đặc biệt để thờ cúng những cây này. Những năm qua, núi Cảnh Mại đã duy trì được sự đa dạng sinh học tuyệt vời đồng thời hỗ trợ việc định cư của con người. Các quy định của làng và pháp luật địa phương giúp ngăn chặn việc sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu cho các rừng trà cổ thụ. Thay vào đó, người dân địa phương đã áp dụng các phương pháp tự nhiên để ngăn chặn dịch bệnh và sâu bệnh cho trà, chẳng hạn trồng cây long não để xua đuổi côn trùng.

Uống Trà Thôi
Theo phunuonline
Có một rừng trà ngàn năm ở Trung QuốcMột ngôi làng cổ trên núi Cảnh Mại được bao quanh bởi rừng và những đồn điền trà lâu đời - Ảnh: Duan Zhaoshun
0 0 1,022 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 2,644 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 2,735 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,672 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,068 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,740 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!