/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - bảo vật thời Trần

3538 09:25, 30/10/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - bảo vật thời Trần
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An có niên đại thế kỷ 13-14, được xác định dùng trong hoàng cung, cho tầng lớp quý tộc hoặc tế lễ.

Thạp (chum) được trưng bày tại chuyên đề Tinh hoa cổ vật xứ Đông - Hải Dương lần thứ nhất hôm 19/10, dịp tỉnh công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng ký hồi đầu năm.

Theo hồ sơ của Cục Di sản Văn hóa, thạp được phát hiện khi người dân đào huyệt tại nghĩa trang xã Hiệp An, huyện Kim Môn (nay là thị xã Kinh Môn) ngày 6/12/1981.

Quá trình khai quật, thạp bị vỡ mất ba quai, sứt nhỏ ở miệng và đầu cánh sen, tróc một số mảng men. Tuy nhiên, cấu trúc, hình dáng, hoa văn của hiện vật còn khá nguyên vẹn. Sau đó, thạp được chuyển về Bảo tàng tỉnh để lưu giữ, bảo quản và trưng bày.

Hiện vật nặng 20 kg, cao 45 cm, dày khoảng một cm, được làm từ đất sét trắng, tráng men vàng ngà, vẽ men nâu, xương gốm màu xám nhạt, hoa văn sắc gọn. Gờ miệng hơi loe, cổ thấp, vai phình, thân cong, thuôn dần xuống đáy. Phần vai gồm bốn quai (núm) nhỏ, cong ngang, được gắn đối xứng nhau. Tài liệu từ Cục Di sản Văn hóa đánh giá: ''Đây là hình dáng riêng biệt của loại hình thạp gốm hoa nâu thời Trần đã phát hiện ở miền Bắc Việt Nam''.

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An đảm bảo yếu tố độc bản, có giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, theo Cục Di sản Văn hóa. Căn cứ cấu trúc, dáng thạp, kích thước, màu men, hoa văn được trang trí tỉ mỉ, những nhà nghiên cứu bước đầu nhận định bảo vật có thể là đồ dùng của tầng lớp quý tộc, sử dụng trong cung đình hoặc các hoạt động như thờ cúng, tế lễ.

Khi được tìm thấy, trong lòng thạp chứa 29 đĩa men ngọc có hoa văn, độ lớn khác nhau, đều gần nguyên vẹn. Vì vậy, hiện vật còn được cho là dùng để cất giữ tài sản, của cải. Tuy nhiên thời điểm phát hiện, chính quyền địa phương không kịp thời quản lý và báo cáo cho cơ quan văn hóa nên phần lớn đĩa bị phân tán qua những người buôn bán cổ vật trái phép.

Bảo vật gồm những đặc trưng kỹ thuật hiếm, với kích thước tương đối lớn, được đắp nổi, tạo khắc hoa văn, tráng men, tô men và nung đốt không tỳ vết.

Thạp là sự kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Sau khi tạo chuốt dáng trên bàn xoay, người thợ dùng kỹ thuật nặn tay để tạo băng cánh sen với 62 cánh to, nhỏ xen kẽ nhau, tiếp đến làm quai rồi gắn vào thân.

Từ trên xuống dưới thân thạp được chia thành bốn băng hoa văn trang trí khác nhau, ngăn cách bởi sáu đường chỉ, khắc chìm và tô màu nâu. Tại mỗi băng, người thợ đều tính toán không gian để bố trí loạt hoa văn như mây hình khánh, lá sen, sóng nước. Sau khi phân chia, phác họa cho các băng, họ mới khắc tay từng hoa văn. Do được làm thủ công trong thời gian khá dài, mỗi họa tiết đều mang hình thù, sắc thái riêng biệt, được mô tả sinh động, tự nhiên. Các nét chạm chắc chắn, rõ ràng, thể hiện phong cách thời Trần.

Đề tài trang trí trên thạp gốm Hiệp An cũng mang tính thời đại, có yếu tố Phật giáo truyền thống Đại Việt thế kỷ 13-14, thể hiện qua các hình tượng hoa, lá, đài sen.

Hồ sơ của Cục Di sản Văn hóa kết luận thạp gốm hoa nâu Hiệp An là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, quý hiếm, có nhiều hoa văn đẹp còn tồn tại đến ngày nay. Hiện vật mang vẻ đẹp của những hình khối khỏe khoắn, kết hợp các đường nét, mảng màu đơn giản, đồ án trang trí mang nội dung gần gũi.

''Thạp là biểu tượng cho sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ thời
Trần, phản ánh một phần giá trị tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ
của thời đại, đồng thời còn cho thấy được những nét văn hóa ở đời sống sinh
hoạt cũng như tính hữu dụng trong quá trình tồn tại của di vật'', tài liệu nhận định.

Bà Nguyễn Thị Huê - giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương - cho rằng trải qua thời gian, biến động xã hội, qua các cuộc chiến tranh, dòng gốm hoa nâu nói chung và loại hình thạp gốm Hiệp An thời Trần còn tồn tại nguyên bản đến hôm nay là một điều may mắn.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - bảo vật thời TrầnThạp gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần được giới thiệu ở chuyên đề ''Tinh hoa cổ vật xứ Đông - Hải Dương lần thứ nhất''. Ảnh: Anh Tuấn
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

'Du xuân' - tranh sơn thủy cổ xưa nhất Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2733 09:24, 03/07/2023
0 0 3,363 0.0
"Du xuân", tuổi đời 1.400 năm, là bức sơn thủy lâu đời nhất của Trung Quốc còn tồn tại.

Theo CCTV, tác phẩm thể loại tranh cuộn, được vẽ trên lụa, dài 80,5 cm, cao 43 cm. Họa sĩ Triển Tử Kiền vẽ cảnh thiên nhiên, điểm xuyết con người nhỏ bé trong không gian hùng vĩ. Tranh hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Cố ...
Khám phá lịch sử thú vị của Bánh xe màu sắc – Công cụ đắc lực của người họa sĩ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2729 09:47, 29/06/2023
0 0 3,179 0.0
Chúng ta sử dụng bảng màu thường ngày và coi nó như một điều hiển nhiên. Thật dễ dàng để lựa chọn màu sắc từ bảng màu có sẵn trên các phần mềm Photoshop. Vậy nhưng, ít ai biết được rằng để có được một bảng màu hoàn chỉnh như ngày hôm nay là cả một quá trình nghiên cứu và sáng tạo miệt mài của rất ...
Bức vẽ cuối của Gustav Klimt dự kiến giá 80 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2725 08:57, 27/06/2023
0 0 2,947 0.0
"Dame mit Fäche" - chân dung cuối của Gustav Klimt - dự kiến đạt giá 80 triệu USD (hơn 1.883 tỷ đồng).

Sotheby's thông báo đấu giá tác phẩm vào ngày 27/6 tại London, với kỳ vọng giá vượt 65 triệu bảng Anh (80 triệu USD) - một ước tính kỷ lục cho tranh ở Anh và châu Âu.

Dame mit Fächer (Quý bà cầm quạt) được tìm thấy ...
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đại
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2715 08:41, 22/06/2023
0 0 2,897 0.0
Santos nói rằng, vào thời kỳ Phục Hưng của Ý, các tri ​​thức và thẩm mỹ học chuẩn mực đã thực sự được hồi sinh; nhưng nó không như vậy trong thế giới nghệ thuật ngày nay, khi mà ‘con lắc chuẩn’ đã đi lệch khỏi vị trí ban đầu. Khi nó được đưa trở lại, nghệ thuật hội họa đỉnh cao ấy tỏa sáng ...
Tinh túy truyền thống: Khám phá nghệ thuật tranh thủy mặc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2702 11:37, 18/06/2023
0 0 3,484 0.0
Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Hoa. Nó được coi là Quốc họa Trung Hoa thời xưa. Sự kết hợp hài hòa đạt trình độ tinh vi và tao nhã nhất bởi 2 yếu tố; “Thủy” (水) là nước, “mặc” (墨) là mực nên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!