/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - bảo vật thời Trần

3538 09:25, 30/10/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - bảo vật thời Trần
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An có niên đại thế kỷ 13-14, được xác định dùng trong hoàng cung, cho tầng lớp quý tộc hoặc tế lễ.

Thạp (chum) được trưng bày tại chuyên đề Tinh hoa cổ vật xứ Đông - Hải Dương lần thứ nhất hôm 19/10, dịp tỉnh công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng ký hồi đầu năm.

Theo hồ sơ của Cục Di sản Văn hóa, thạp được phát hiện khi người dân đào huyệt tại nghĩa trang xã Hiệp An, huyện Kim Môn (nay là thị xã Kinh Môn) ngày 6/12/1981.

Quá trình khai quật, thạp bị vỡ mất ba quai, sứt nhỏ ở miệng và đầu cánh sen, tróc một số mảng men. Tuy nhiên, cấu trúc, hình dáng, hoa văn của hiện vật còn khá nguyên vẹn. Sau đó, thạp được chuyển về Bảo tàng tỉnh để lưu giữ, bảo quản và trưng bày.

Hiện vật nặng 20 kg, cao 45 cm, dày khoảng một cm, được làm từ đất sét trắng, tráng men vàng ngà, vẽ men nâu, xương gốm màu xám nhạt, hoa văn sắc gọn. Gờ miệng hơi loe, cổ thấp, vai phình, thân cong, thuôn dần xuống đáy. Phần vai gồm bốn quai (núm) nhỏ, cong ngang, được gắn đối xứng nhau. Tài liệu từ Cục Di sản Văn hóa đánh giá: ''Đây là hình dáng riêng biệt của loại hình thạp gốm hoa nâu thời Trần đã phát hiện ở miền Bắc Việt Nam''.

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An đảm bảo yếu tố độc bản, có giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, theo Cục Di sản Văn hóa. Căn cứ cấu trúc, dáng thạp, kích thước, màu men, hoa văn được trang trí tỉ mỉ, những nhà nghiên cứu bước đầu nhận định bảo vật có thể là đồ dùng của tầng lớp quý tộc, sử dụng trong cung đình hoặc các hoạt động như thờ cúng, tế lễ.

Khi được tìm thấy, trong lòng thạp chứa 29 đĩa men ngọc có hoa văn, độ lớn khác nhau, đều gần nguyên vẹn. Vì vậy, hiện vật còn được cho là dùng để cất giữ tài sản, của cải. Tuy nhiên thời điểm phát hiện, chính quyền địa phương không kịp thời quản lý và báo cáo cho cơ quan văn hóa nên phần lớn đĩa bị phân tán qua những người buôn bán cổ vật trái phép.

Bảo vật gồm những đặc trưng kỹ thuật hiếm, với kích thước tương đối lớn, được đắp nổi, tạo khắc hoa văn, tráng men, tô men và nung đốt không tỳ vết.

Thạp là sự kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Sau khi tạo chuốt dáng trên bàn xoay, người thợ dùng kỹ thuật nặn tay để tạo băng cánh sen với 62 cánh to, nhỏ xen kẽ nhau, tiếp đến làm quai rồi gắn vào thân.

Từ trên xuống dưới thân thạp được chia thành bốn băng hoa văn trang trí khác nhau, ngăn cách bởi sáu đường chỉ, khắc chìm và tô màu nâu. Tại mỗi băng, người thợ đều tính toán không gian để bố trí loạt hoa văn như mây hình khánh, lá sen, sóng nước. Sau khi phân chia, phác họa cho các băng, họ mới khắc tay từng hoa văn. Do được làm thủ công trong thời gian khá dài, mỗi họa tiết đều mang hình thù, sắc thái riêng biệt, được mô tả sinh động, tự nhiên. Các nét chạm chắc chắn, rõ ràng, thể hiện phong cách thời Trần.

Đề tài trang trí trên thạp gốm Hiệp An cũng mang tính thời đại, có yếu tố Phật giáo truyền thống Đại Việt thế kỷ 13-14, thể hiện qua các hình tượng hoa, lá, đài sen.

Hồ sơ của Cục Di sản Văn hóa kết luận thạp gốm hoa nâu Hiệp An là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, quý hiếm, có nhiều hoa văn đẹp còn tồn tại đến ngày nay. Hiện vật mang vẻ đẹp của những hình khối khỏe khoắn, kết hợp các đường nét, mảng màu đơn giản, đồ án trang trí mang nội dung gần gũi.

''Thạp là biểu tượng cho sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ thời
Trần, phản ánh một phần giá trị tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ
của thời đại, đồng thời còn cho thấy được những nét văn hóa ở đời sống sinh
hoạt cũng như tính hữu dụng trong quá trình tồn tại của di vật'', tài liệu nhận định.

Bà Nguyễn Thị Huê - giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương - cho rằng trải qua thời gian, biến động xã hội, qua các cuộc chiến tranh, dòng gốm hoa nâu nói chung và loại hình thạp gốm Hiệp An thời Trần còn tồn tại nguyên bản đến hôm nay là một điều may mắn.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - bảo vật thời TrầnThạp gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần được giới thiệu ở chuyên đề ''Tinh hoa cổ vật xứ Đông - Hải Dương lần thứ nhất''. Ảnh: Anh Tuấn
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1572 08:37, 29/01/2022
0 0 6,211 0.0
Một lần, rất tình cờ tôi được anh Ngô Quỳnh Dũng, con trai họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh tặng cho cuốn sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu” do tác giả Nguyễn Huy Thắng và Trần Chính Nghĩa (con trai ông Trần Văn Lưu), NXB Kim Đồng, xuất bản năm 2018. Sách tập hợp nhiều ảnh tư liệu quý về hoạt động ...
NGUYỄN GIA TRÍ – “TÔI LÀ NHÀ TIÊN TRI”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1569 09:09, 25/01/2022
0 0 5,008 0.0
Bố tôi – thi sĩ Lê Đại Thanh là bạn học ngồi cùng bàn với bác Nguyễn Gia Trí hồi còn học tiểu học và trung học thời Pháp thuộc. Bố tôi kể: “Ngay hồi đó, tới giờ vẽ bố chỉ vẽ được một con mèo, trong khi đó ông ấy đã vẽ minh họa được truyện ‘Con yêu râu xanh’. Tranh được treo ở trường. Một thời ...
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1561 11:40, 19/01/2022
0 0 5,409 0.0
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Tranh hổ chỉ có phần lưng và đuôi bị nhiều người chê "như mèo ốm" nhưng giá hơn 32 triệu HKD (4,1 triệu USD).

Theo Artron, bức Hổ là một trong tác phẩm gây tranh cãi nhất của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957). Sau khi được Sotheby's Hong Kong gõ búa với giá 32 triệu ...
PHẠM HẬU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH VẼ BÚT NHIỆT
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1559 08:39, 18/01/2022
0 0 8,512 0.0
Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật vật chất, về cơ bản là sự trả lời cho câu hỏi: “sur quoi et avec quoi? / vẽ trên cái gì và vẽ bằng cái gì?”

Nếu con người có thể vẽ ở khắp nơi, trên vách đá, trên gốm, trên tường, trên gỗ, trên lụa, trên vải, trên giấy… – thì con người cũng có thể vẽ ...
Câu chuyện sưu tập
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1552 09:08, 14/01/2022
0 0 6,313 0.0
Tỷ phú châu Á mua tranh danh họa châu Âu

Cách đây không lâu, trong triển lãm tranh ký họa “Nét thời gian” của họa sĩ Ngô Mạnh Lân, đầu tháng 11.2019, một nhà sưu tập khủng nhưng rất kín tiếng ở Hà Nội có nói với tôi: “Sao tạp chí không đăng tranh của các nghệ sĩ nổi tiếng châu Á, cùng thế hệ với các danh ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!