/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật Bản

3544 09:58, 01/11/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật Bản
Bà Sobin Koizumi học về trà đạo từ năm 6 tuổi và đã theo nghề gần 70 năm. Bậc thầy trà đạo hy vọng tiếp tục truyền bá nét văn hóa Nhật Bản này tới các thế hệ trẻ.

Ở tuổi gần 80, nghệ nhân trà đạo Sobin Koizumi vẫn nhớ như in lần đầu tiên tham gia buổi trà đạo của mình. Bà theo chân cha mẹ tới quán trà đạo vào một ngày mùa hè nóng nực. "Chúng tôi tiến gần tới quán trà đạo và tôi nhận ra con đường đã được té nước để chào đón khách. Tôi có thể ngửi thấy mùi hương thoang thoảng xung quanh", bà Koizumi, giáo viên giảng dạy về trà đạo tại Kyoto, cho biết.

Trong buổi trà đạo, các thành viên trong gia đình bà Koizumi nói rằng bà đã cư xử rất đúng mực, nhưng sau khi rời trà quán, bà trở nên vô cùng phấn khích. "Tôi không nhớ được vị ngọt của chiếc bánh nhưng không bao giờ quên được vị của bát trà", bà Koizumi nói. Cha mẹ bà Koizumi đã mời một bậc thầy trà đạo giảng dạy cho bà, dù khi đó bà mới chỉ 6 tuổi.

Bà Koizumi cho biết bà rất may mắn được theo học một bậc thầy thuộc trường phái trà đạo Urasenke nổi danh Nhật Bản. Sau quá trình học tập kéo dài 3 năm, bà Koizumi được nhận chứng chỉ hành nghề giảng dạy về nghi thức trà đạo, cách phục vụ trà đạo. Bà đã làm nghề giảng dạy, huấn luyện cách phục vụ trà đạo hơn 20 năm.

Bà Koizumi cho biết Nhật Bản có nhiều trường phái trà đạo với nhiều phong cách khác nhau. Theo thời gian, các nghi thức trong buổi trà đạo có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhưng vẫn giữ nét truyền thống và những trình tự không đổi.

"Trà đạo là văn hóa lâu đời, góp phần mang đến sự bình yên trong tâm trí của người dân Nhật Bản trong thời gian dài", bà Koizumi nói. "Đây là lý do tôi muốn giới thiệu văn hóa này tới nhiều người trên thế giới". Dù đã nhiều lần muốn về hưu, bà Koizumi vẫn nhận được yêu cầu tham vấn từ các sinh viên Đại học Kyoto. Bà cho rằng trong văn hóa Nhật Bản, người dân quốc gia này rất coi trọng việc am hiểu những kiến thức cơ bản về một buổi trà đạo.

Bà Koizumi cho biết mong muốn của bà sau nhiều năm làm nghề là phục vụ những buổi trà đạo diễn ra suôn sẻ, không xảy ra sự cố trong quá trình. Bà so sánh một buổi trà đạo với dòng sông nước chảy. Nghệ nhân trà đạo cũng cho biết vào thời xưa, các nghệ nhân trà đạo Nhật Bản chủ yếu là nam giới, nhưng ngày nay, phụ nữ cũng rất được coi trọng và khuyến khích tham gia lĩnh vực này.

Uống Trà Thôi
Theo dantri
Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật BảnMột nghệ nhân chuẩn bị trà trước lớp học về trà đạo tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Nationalgeographic
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 2,726 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,664 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 2,980 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,645 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 2,809 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!