/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật Bản

3544 09:58, 01/11/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật Bản
Bà Sobin Koizumi học về trà đạo từ năm 6 tuổi và đã theo nghề gần 70 năm. Bậc thầy trà đạo hy vọng tiếp tục truyền bá nét văn hóa Nhật Bản này tới các thế hệ trẻ.

Ở tuổi gần 80, nghệ nhân trà đạo Sobin Koizumi vẫn nhớ như in lần đầu tiên tham gia buổi trà đạo của mình. Bà theo chân cha mẹ tới quán trà đạo vào một ngày mùa hè nóng nực. "Chúng tôi tiến gần tới quán trà đạo và tôi nhận ra con đường đã được té nước để chào đón khách. Tôi có thể ngửi thấy mùi hương thoang thoảng xung quanh", bà Koizumi, giáo viên giảng dạy về trà đạo tại Kyoto, cho biết.

Trong buổi trà đạo, các thành viên trong gia đình bà Koizumi nói rằng bà đã cư xử rất đúng mực, nhưng sau khi rời trà quán, bà trở nên vô cùng phấn khích. "Tôi không nhớ được vị ngọt của chiếc bánh nhưng không bao giờ quên được vị của bát trà", bà Koizumi nói. Cha mẹ bà Koizumi đã mời một bậc thầy trà đạo giảng dạy cho bà, dù khi đó bà mới chỉ 6 tuổi.

Bà Koizumi cho biết bà rất may mắn được theo học một bậc thầy thuộc trường phái trà đạo Urasenke nổi danh Nhật Bản. Sau quá trình học tập kéo dài 3 năm, bà Koizumi được nhận chứng chỉ hành nghề giảng dạy về nghi thức trà đạo, cách phục vụ trà đạo. Bà đã làm nghề giảng dạy, huấn luyện cách phục vụ trà đạo hơn 20 năm.

Bà Koizumi cho biết Nhật Bản có nhiều trường phái trà đạo với nhiều phong cách khác nhau. Theo thời gian, các nghi thức trong buổi trà đạo có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhưng vẫn giữ nét truyền thống và những trình tự không đổi.

"Trà đạo là văn hóa lâu đời, góp phần mang đến sự bình yên trong tâm trí của người dân Nhật Bản trong thời gian dài", bà Koizumi nói. "Đây là lý do tôi muốn giới thiệu văn hóa này tới nhiều người trên thế giới". Dù đã nhiều lần muốn về hưu, bà Koizumi vẫn nhận được yêu cầu tham vấn từ các sinh viên Đại học Kyoto. Bà cho rằng trong văn hóa Nhật Bản, người dân quốc gia này rất coi trọng việc am hiểu những kiến thức cơ bản về một buổi trà đạo.

Bà Koizumi cho biết mong muốn của bà sau nhiều năm làm nghề là phục vụ những buổi trà đạo diễn ra suôn sẻ, không xảy ra sự cố trong quá trình. Bà so sánh một buổi trà đạo với dòng sông nước chảy. Nghệ nhân trà đạo cũng cho biết vào thời xưa, các nghệ nhân trà đạo Nhật Bản chủ yếu là nam giới, nhưng ngày nay, phụ nữ cũng rất được coi trọng và khuyến khích tham gia lĩnh vực này.

Uống Trà Thôi
Theo dantri
Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật BảnMột nghệ nhân chuẩn bị trà trước lớp học về trà đạo tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Nationalgeographic
0 0 1,146 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Quy trình chế biến trà Shan tuyết
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2987 13:51, 09/11/2023
1 0 3,373 0.0
Tắm nắng, ngậm sương qua từng năm tháng, trà Shan tuyết đã âm thầm chắt lọc tinh túy từ mẹ thiên nhiên để cho ra tách trà có hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng như hoa rừng mới nở, cùng với vị trà ngọt thanh lẫn với cái chát dìu dịu, nước trà vàng sánh như mật ong.

Trong vài năm trở lại đây, trà Shan tuyết ...
Tản mạn đường trà – Đạo trong trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2974 09:06, 06/11/2023
1 0 3,557 0.0
Khi đến Nhật Bản, trà được nâng lên một tầm rất cao, được gọi là Trà đạo với những quy tắc ứng xử, từ tư thế pha trà với các trà cụ tạo ra một chén trà không phải ngẫu nhiên mà đều có lý do riêng của nó. Khi trà ở Trung Hoa, tính chất biểu diễn lại được đặt làm yếu tố hàng đầu, mang màu sắc ...
Trà đinh – Loại trà đặc biệt của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2966 08:40, 03/11/2023
1 0 3,395 0.0
Trà đinh được ví như “ngọc” quý của trà Thái Nguyên, một trong những sản phẩm vang danh và là niềm tự hào của nghệ nhân trà.

Trà Đinh (hay còn gọi là chè đinh) là phẩm trà cao cấp nhất khi thu hái tất cả mọi loại trà. Đinh ở đây chính là phần búp non nhất của lá trà. Phần búp này chính là cánh trà đang ...
Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2965 16:00, 02/11/2023
2 0 3,578 0.0
Vào mùa xuân năm Nguyên Hòa thứ chín thời Đường (năm 814), Trương Hựu Tân vừa đỗ Trạng nguyên, trở thành Tam nguyên vì đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Ông đã hẹn gặp những người thi đậu cùng kỳ tại chùa Tiến Phúc. Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, họ nghỉ ngơi trong phòng của nhà ...
Hương vị trà thu
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2957 09:07, 30/10/2023
2 0 4,162 0.0
Chén trà không chỉ có hương vị khác nhau bởi chủng loại, vùng sản xuất mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ bởi mùa vụ thu hoạch. Đối với nhiều loại trà, mùa thu chính là thời điểm trà có hương vị có thể nói là tốt nhất chỉ sau mùa xuân, thậm chí trà thu còn có hậu vị còn mạnh mẽ và kéo dài hơn trà xuân.
Mùa ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!