/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Quán trà bên đường

3549 09:36, 04/11/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Quán trà bên đường
Có lần, tôi đi ngang rạp chiếu phim Casino Đakao trên đường Đinh Tiên Hoàng và bất giác nhìn sang bên kia lề đường để tìm một cây lam vồ lớn, có lẽ cùng tuổi với hàng cây dầu cao to già cả trăm năm trên đường Trần Quang Khải sát bên. Không có cây lớn nào đối diện rạp chiếu phim, chỉ có hàng cây mới được trồng sau này.

Lần tìm kiếm đó liên quan một đoạn văn của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, nay đã mất. Ông kể hồi xưa ngang rạp chiếu bóng Casino Đakao, bên kia đường có một cây lam vồ, gốc khá lớn. Dưới gốc cây có một cái quán của một bà khoảng trên năm mươi tuổi, chuyên môn bán nước trà Huế. Bà là người Biên Hòa, xứ có trồng nhiều cây trà hoang loại này ở các gò cao nên bà luôn có nguồn cung cấp loại trà này.

Người đi đường, nhất là anh em công nhân lao động, các anh phu xe kéo... thường ghé vào quán bà để thưởng thức một tô lớn trà nóng, có khi thêm một trái chuối hay một miếng kẹo đậu phộng. Trần Ngươn Phiêu kể Giáo sư Phạm Thiều, mỗi chiều đi dạy về, đạp xe đạp từ Trường Petrus Ký ở tận Nancy về mãi Gia Ðịnh, thường hay ghé quán trà bình dân này để nghỉ mệt và thưởng thức tô trà pha đầy bọt của bà chủ quán.

Ðến khoảng 6 giờ chiều thì bà dẹp bếp về nhà nghỉ cho đến nửa đêm. Khi rạp Casino vãn suất hát chót đóng cửa, bà lại gánh ra quán một nồi cháo trắng nóng hổi. Thức ăn kèm với cháo chỉ là một dĩa nhỏ tôm khô có pha giấm! Món cháo vừa bình dân, vừa rẻ tiền của bà được nhiều người thưởng thức nên bà thường bán dứt nồi cháo rất sớm để về nhà nghỉ đêm. Dân lao động và đám học trò nghèo vùng Đa Kao là khách hàng quen thuộc của bà chủ quán “cháo Lam Vồ”.

Sài Gòn - Gia Định hồi xưa không có nhiều nhà hàng sang trọng như bây giờ. Người dân bình thường gắn bó với những hàng quán bình dân nên khi có tác giả nào đó nhắc lại một cái quán cũ, giống như chạm khẽ vào một sợi dây đàn rất nhạy, để rồi từ đó vang lên một thanh âm xưa cũ làm xao xuyến người đọc. Đoạn văn khiến tôi nhớ quán trà Huế, chính xác là một bàn bán trà Huế, đặt sát vách tường trên đường Hai Bà Trưng ngày xưa, phía gần góc đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) mà tôi được uống cùng ba tôi năm 1973 hay 1974, với cái tô lớn đựng trà thật kỳ lạ với tôi và miếng kẹo đậu phộng dầy. Có thể đó là bàn bán trà Huế cuối cùng ở Sài Gòn chăng, vì sau đó, dù được đi nhiều do nghề làm báo từ thập niên 1980, không bao giờ tôi thấy chỗ nào bán trà Huế kiểu đó nữa.

Các nhà văn nhà thơ và các họa sĩ ngày xưa đa số thích quán xá bình dân. Ở đó, cuộc sống đời thường hiện lên ngồn ngộn chung quanh, là nơi họ học được thứ ngôn ngữ đời thường của người buôn gánh bán bưng, giới theo ghe thương hồ và phu bốc vác, được gần gũi với nhiều cảnh đời và nắm bắt dư luận xã hội từ những người bình thường. Tất nhiên, đó là nơi ăn nhậu dễ chịu, giá rẻ và có thể ăn chịu nếu chi xài quá túi tiền. Nên không có gì lạ khi trong các hồi ký, tùy bút của các nhà văn và cả nhạc sĩ thỉnh thoảng có hình ảnh các quán xá, đi vào các sáng tác, từ “quán nửa khuya” đến “quán bên đường”…

Trong thế giới của những người đi làm, điều đáng nhớ khoảng thời gian làm việc chỗ A hay chỗ B, có khi lại là những hàng quán chung quanh đã từng lui tới lúc đó. Là những quán thường là ở mức trung bình dù không hẳn là bình dân, sạch sẽ và thân thiện, giá cả vừa phải. Những cái quán để xả căng thẳng ở chỗ làm, tìm sự an ủi, liên minh nơi đồng nghiệp. Với tôi, là cái quán không tên trên đường Võ Văn Tần đầu những năm 1990, diện tích nhỏ, ghế thấp, bán cơm tấm vào buổi sáng với thịt nướng xắt mỏng, chả trứng thơm lừng và nước mắm pha tuyệt ngon. Ở đó, tôi thân thiết với cả gia đình gồm bà cụ già và mấy chị gái hiền lành dễ thương phụ mẹ bán mà tôi có cảm giác như chị của mình. Là cái quán cà phê có bán cả bia lon, mồi nhậu góc đường Cao Thắng và Nguyễn Thị Minh Khai, thỉnh thoảng thấy vài gương mặt văn nghệ sĩ từ tòa soạn báo Văn Nghệ gần đó ra ngồi, đáng nhớ nhất là họa sĩ Lê Chánh, thường ngồi uống một mình, mặt đỏ gay trong vẻ trầm tư lạnh lùng. Những quán xá một thời lui tới ai cũng có, với niềm vui bạn bè bên ly bia hay ly cà phê, những mưu tính và lo toan của một thời đầy tham vọng thi thố với đời, với những buổi ăn đầm ấm bên sóng mắt người yêu. Những quán bên đường, ở một thời xa xăm, hầu như chỉ còn tồn tại trong tâm tưởng…

Uống Trà Thôi
Theo thanhnien.vn
Quán trà bên đườngNhững quán xá một thời lui tới ai cũng có… Tranh của họa sĩ Phạm Công Tâm
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu các loại trà đen phổ biến hiện nay
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2684 08:14, 10/06/2023
0 0 4,588 0.0
Trà đen là một loại đồ uống phong phú và hương vị có nhiều loại khác nhau. Từ trà Assam đậm và mạnh đến trà Darjeeling nhẹ và có hoa, luôn có một loại trà đen dành cho tất cả mọi người.

Trà đen được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay. Loại trà này được biết đến với hương vị phong phú và mạnh mẽ cũng như ...
Văn Hóa Trà Trà Đạo Nhật Bản - Khởi nguồn và quy tắc thưởng trà Nhật
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2675 09:54, 07/06/2023
1 0 4,953 0.0
Trà đạo Nhật bản trong tiếng Nhật: sadō - nghệ thuật thưởng trà được cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ. Văn hóa trà đạo Nhật Bản ảnh hưởng từ văn hóa trà Trung Quốc nhưng chứa đựng sự tỉ mỉ, chỉn chu và nghi thức cầu kỳ đặc trưng Nhật Bản. Lịch sử,, văn hóa trà đạo Nhật Bản hay các nghi thức ...
Trà bancha và những lợi ích về sức khỏe
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2663 08:02, 03/06/2023
0 0 4,549 0.0
Bên cạnh các loại trà quen thuộc như trà xanh, trà sen, trà hoa cúc,.. ngày càng nhiều người tìm đến trà bancha – một loại trà thực dưỡng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Loại trà này có cách pha đơn giản, tiện lợi sử dụng, hương vị thơm ngon… do đó đã thu hút được nhiều người ưa chuộng và tin dùng.

- Tìm hiểu ...
Tìm hiểu về kim hoa trong trà Phổ Nhĩ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2659 09:05, 31/05/2023
0 0 4,838 0.0
Trà Phổ Nhĩ để lâu trong điều kiện lưu trữ kho khô lý tưởng (không ẩm ướt, nấm mốc), sẽ ngẫu nhiên xuất hiện những đốm nhỏ, tròn màu vàng ở bên trong trà (thường xuất hiện ở trà ép bánh, cục), chúng ta gọi đó là Kim Hoa. Những bánh trà có xuất hiện kim hoa thường có nước đỏ, sáng, nhuận, mùi thơm dễ ...
Hiểu rõ về 9 thuật ngữ miêu tả hương và vị của Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2651 08:32, 27/05/2023
0 0 6,632 0.0
Khi được hỏi về hương vị của tách trà xanh vừa uống, bạn có cảm thấy bối rối khi muốn diễn đạt chính xác những gì mình cảm nhận? Câu trả lời chắc hẳn sẽ khác nhau ở mỗi người như: hương thơm thanh khiết, tươi mới, vị chát nhẹ hoặc ngọt dịu, lắng sâu,... Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!