/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRUYỀN THUYẾT THÁP RÙA

3553 09:23, 05/11/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TRUYỀN THUYẾT THÁP RÙA

Tháp rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm là hình ảnh quá quen thuộc với người Việt Nam nhưng chắc không nhiều người biết rằng nguyên gốc tòa tháp này được xây lên với chức năng như một ngôi mộ.


Tháp Rùa là tên gọi nôm na của người dân để gọi ngọn tháp 3 tầng nằm trên gò Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Từ thời vua Lê Thánh Tông, trên gò Rùa đã có điếu đài làm nơi cho nhà Vua ra câu cá, ngâm vịnh thơ ca. Sang thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh lại dựng đình tả vọng trên đó. Song trước khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh đã cho phá bỏ tất cả những gì họ Trịnh dựng lên. Đình tả vọng vì thế cũng bị phá bỏ không thương tiếc. Rồi mấy chục năm binh hỏa, gò rùa chỉ nằm trơ giữa hồ Hoàn Kiếm.

Sau khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội, dân vùng quanh hồ Hoàn Kiếm xiêu tán cả. Bấy giờ, bá hộ Kim (Nguyễn Ngọc Kim) là người làm trung gian liên lạc giữa dân bản xứ với chính quyền thực dân. Y thấy gò Rùa nằm giữa hồ là một huyệt đất đẹp. Nghĩ rằng đó là huyệt có thể phát bá vương nên bá hộ Kim âm mưu đặt mộ cha mẹ mình vào đó.

Năm 1886, bá hộ Kim xin phép chính quyền thực dân và xây lên gò Rùa một tòa tháp 3 tầng. Ban đầu tòa tháp này mang tên là tháp bá hộ Kim. Kiến trúc của nó là sự kết hợp hai nền kiến trúc đông tây. Hai tầng dưới trổ các cửa theo kiểu cửa vòm của nhà thờ phương tây. Còn tầng trên cùng lại làm mái kiểu truyền thống với đầu đao và lưỡng long trầu nhật. Đánh giá về tháp Rùa, từ điển Địa danh lịch sử Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin, 1998) viết: tháp Rùa không có giá trị về mặt kiến trúc. Còn từ điển mở Wikipedia thì cho rằng đó là một sự kết hợp thất bại hai nền kiến trúc đông tây.

Tháp rùa xây xong, bá hộ Kim tổ chức khánh thành linh đình và đem cốt cha mình ra đặt vào đó. Chuyện đặt hài cốt cha mẹ bá hộ Kim cũng có nhiều câu chuyện li kỳ. Nhà văn Băng Sơn kể ra một câu chuyện trong một bài ký về hồ Gươm rằng: “ hôm táng, đêm tối nhá nhem, đám thợ sau khi hoàn thành công việc lẻn trở lại vứt cốt ông lão xuống hồ”. Còn cố giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng thì kể rằng: “ Bá Kim chờ đến đêm mới lẻn đem cốt bố ông ta ra tháp đặt. Có người rình ông ta vừa quay vào thì lập tức ra đào vứt đâu không ai biết”. (theo bài báo "Có nên đập bỏ tháp rùa" - đăng trên Tiền Phong cuối 2002).

Việc bá hộ Kim vì chơi với chính quyền thực dân mới dám ngang nhiên xây tháp đặt cốt cha mẹ giữa trung tâm đất Hà thành ngàn năm văn hiến đã có một kết cục theo đúng logic của văn hóa Việt. Đó là những thứ chỉ vì mục đích cá nhân thì không trường tồn được. Câu chuyện đó đã diễn ra từ hơn trăm năm trước. Còn giờ đây, tháp bá hộ Kim ngày nào đã được mang tên tháp Rùa và trở thành một điểm chiêm ngưỡng du lịch giữa lòng thủ đô.
 

Dưới con mắt nghệ thuật thì tháp Rùa không đẹp chút nào vì nó là một sự kết hợp vụng về. Nhưng những câu chuyện về kết cục của việc đặt cốt cha bá hộ Kim thì như một thang thuốc để người Hà thành đắp lành vết thương.

Vì bá hộ Kim được chính quyền thực dân bảo hộ nên người ta không thể đập phéng cái tháp đi được. Song từ những anh thợ nề trong câu chuyện của nhà văn Băng Sơn hay một người dân thường nào đó trong vùng đã bí mật vứt tro cốt bố bá hộ kim đi, đều thể hiện rằng mọi người dân Việt đều hiên ngang bất khuất. Không có chuyện một kẻ đi cúi đầu làm tay sai cho quân xâm lược lại có thể mơ đến ngôi vương đế của nước Việt Nam với truyền thống 4000 năm quật khởi.

Có thể bạn chưa biết

- Có thuyết rằng trước đây có một con đường nhỏ đi bộ từ bờ hồ ra đảo Rùa được, vì xưa nơi này từng là nơi câu cá giải trí của vua quan triều Lê.

- Một số tờ báo Pháp thời đó còn gọi tháp Rùa là ngôi đền nhỏ, hay chỉ là chùa được xây trên nền một ngôi đền nhỏ trước đó. Bởi nó chỉ cao 8,8 m, với diện tích khoảng 28,51 m2, chiếm tỉ lệ khiêm tốn trên gần một sào diện tích đảo Rùa.

- Đã có lúc Tháp Rùa được quyết định phải đội bức thần Tự do nước Mỹ, nói chính xác hơn là phiên bản nhỏ, mẫu của tượng nữ thần tự do, trước khi người Pháp xây tặng cho nước Mỹ. Đây là phiên bản thứ hai, tượng Thần tự do bằng đồng, cao 2,85 m được Pháp đem sang Việt Nam trưng bày trong một cuộc triển lãm, tại hội chợ Đấu Xảo, (nay là Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô), năm 1887. Sau đó tượng được tặng lại cho Hà Nội và được đặt ở vườn hoa Chí Linh.
 

Nhưng đến năm 1890, Chính phủ Bảo hộ muốn lấy chỗ đó đặt tượng Paul Bert, thống sứ đầu tiên bị chết tại Hà Nội trước đó mấy năm nên tượng Thần tự do được dinh ra đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về phía vườn hoa Chí Linh. Theo một tài liệu, qua báo chí thời đó, thì Tháp Rùa phải đội tượng Thần tự do này trong sáu năm, từ 1891 đến 1896. Rồi không hiểu vì lý do gì mà tượng Thần tự do được chuyển về dặt ở vườn hoa Cửa Nam.

Đến trước thời kỳ Cách mạng tháng Tám, pho tượng này đã bị giật đổ cùng với một số tượng khác ở Hà Nội, theo lệnh ký ngày 31-7-1945 của Thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai lúc đó.

 

Nguồn Internet

0 0 1,048 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hai Thái сực của tự do tài chính: Người nghèo mắc ɓệո‌h SĨ còn người giàu mắc ɓệո‌h THAM
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2422 14:10, 17/01/2023
0 0 29,727 0.0
Có một nền tảng kιո‌h tế nhất định là sự đảm bảo chо một cuộc sống tốt đẹp. Nếu chỉ nói về những giấc mơ không có bɑ́ո‌h mì là một sự ɓɑ̂́t hảo chо cuộc sống của chính bạn.
Thứ 1:
Trong chương trình “Mỗi ngày một nhân vật” đã có một báo cáo về cuộc khảo sɑ́t những người giàu mới ...
Người càng giàu có càng giản dị, kẻ càng phô trương càng kệch cỡm: Người thâm sâu bao giờ cũng hơn kẻ cứ để lộ hết ra ngoài!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2421 10:13, 17/01/2023
0 0 13,244 0.0
Người càng giàu có càng giản dị, kẻ càng phô trương càng kệch cỡm: Người thâm sâu bao giờ cũng hơn kẻ cứ để lộ hết ra ngoài!

Đừng phʋո‌g phí tiền bạc để cố gắng tỏ ra giàu có, phʋո‌g phí tiền bạc vào những thứ vật сhɑ̂́t vô giá trɪ̣ chỉ để gɑ̂y ấn tượng với người khác.
Khi bạn nằm dài ...
Sốռց trên đời là phải to gan: gặp người mình thích dám bày tỏ, gặp tiểu nhân dám từ chối
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2418 11:07, 16/01/2023
0 0 18,922 0.0
Friedrich Wilhelm Nietzsche, một nhà triết học nɠườι Phổ từng nói: đối mặt với cuộc ᶊốпց, chi bằng to ɠɑn lên một chút, ɓởι suy cho cùng, chúng ta rồi cũng ᶊẽ ɱấт đi nó.

Một nɠườι, cả đời ᶊốпց được mấy chục năm, vội vội vàng vàng, còn cɦưa kịp ɦưởng thụ, thời ɠιɑn đã lại trôi ɋʋα… ...
LUÂN HỒI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2416 08:24, 15/01/2023
0 0 12,808 0.0
LUÂN HỒI

Luân hồi là một trong những đề tài được nhiều người bàn cãi sôi nổi, đầy hy vọng, phấn khởi hay phản đối, bác bỏ. Một trong những ẩn dụ cổ điển về luân hồi là về cây nến. Một ngọn nến đã được dốt cháy đến tận tim. Một ngọn nến khác được đốt từ ánh nến sắp tàn đó, rồi lại ...
Xin hãy ôm lấy những người con xa xứ trở về! Xin hãy ôm lấy Ba mẹ chúng ta!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2414 08:12, 14/01/2023
0 0 12,094 0.0
Xin hãy ôm lấy những người con xa xứ trở về!
Xin hãy ôm lấy Ba mẹ chúng ta!

Ai đi làm xa không trải qua những năm tháng vất vả?
Đến ngày trở về trong niềm hân hoan!
Người ở quê chớ vội vã hỏi han!
Tết này về được mấy đồng cho mẹ?

Tay xách quà người mừng rỡ đón đưa
Cảnh tay không người xì xầm bàn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!