/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRUYỀN THUYẾT THÁP RÙA

3553 09:23, 05/11/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TRUYỀN THUYẾT THÁP RÙA

Tháp rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm là hình ảnh quá quen thuộc với người Việt Nam nhưng chắc không nhiều người biết rằng nguyên gốc tòa tháp này được xây lên với chức năng như một ngôi mộ.


Tháp Rùa là tên gọi nôm na của người dân để gọi ngọn tháp 3 tầng nằm trên gò Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Từ thời vua Lê Thánh Tông, trên gò Rùa đã có điếu đài làm nơi cho nhà Vua ra câu cá, ngâm vịnh thơ ca. Sang thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh lại dựng đình tả vọng trên đó. Song trước khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh đã cho phá bỏ tất cả những gì họ Trịnh dựng lên. Đình tả vọng vì thế cũng bị phá bỏ không thương tiếc. Rồi mấy chục năm binh hỏa, gò rùa chỉ nằm trơ giữa hồ Hoàn Kiếm.

Sau khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội, dân vùng quanh hồ Hoàn Kiếm xiêu tán cả. Bấy giờ, bá hộ Kim (Nguyễn Ngọc Kim) là người làm trung gian liên lạc giữa dân bản xứ với chính quyền thực dân. Y thấy gò Rùa nằm giữa hồ là một huyệt đất đẹp. Nghĩ rằng đó là huyệt có thể phát bá vương nên bá hộ Kim âm mưu đặt mộ cha mẹ mình vào đó.

Năm 1886, bá hộ Kim xin phép chính quyền thực dân và xây lên gò Rùa một tòa tháp 3 tầng. Ban đầu tòa tháp này mang tên là tháp bá hộ Kim. Kiến trúc của nó là sự kết hợp hai nền kiến trúc đông tây. Hai tầng dưới trổ các cửa theo kiểu cửa vòm của nhà thờ phương tây. Còn tầng trên cùng lại làm mái kiểu truyền thống với đầu đao và lưỡng long trầu nhật. Đánh giá về tháp Rùa, từ điển Địa danh lịch sử Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin, 1998) viết: tháp Rùa không có giá trị về mặt kiến trúc. Còn từ điển mở Wikipedia thì cho rằng đó là một sự kết hợp thất bại hai nền kiến trúc đông tây.

Tháp rùa xây xong, bá hộ Kim tổ chức khánh thành linh đình và đem cốt cha mình ra đặt vào đó. Chuyện đặt hài cốt cha mẹ bá hộ Kim cũng có nhiều câu chuyện li kỳ. Nhà văn Băng Sơn kể ra một câu chuyện trong một bài ký về hồ Gươm rằng: “ hôm táng, đêm tối nhá nhem, đám thợ sau khi hoàn thành công việc lẻn trở lại vứt cốt ông lão xuống hồ”. Còn cố giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng thì kể rằng: “ Bá Kim chờ đến đêm mới lẻn đem cốt bố ông ta ra tháp đặt. Có người rình ông ta vừa quay vào thì lập tức ra đào vứt đâu không ai biết”. (theo bài báo "Có nên đập bỏ tháp rùa" - đăng trên Tiền Phong cuối 2002).

Việc bá hộ Kim vì chơi với chính quyền thực dân mới dám ngang nhiên xây tháp đặt cốt cha mẹ giữa trung tâm đất Hà thành ngàn năm văn hiến đã có một kết cục theo đúng logic của văn hóa Việt. Đó là những thứ chỉ vì mục đích cá nhân thì không trường tồn được. Câu chuyện đó đã diễn ra từ hơn trăm năm trước. Còn giờ đây, tháp bá hộ Kim ngày nào đã được mang tên tháp Rùa và trở thành một điểm chiêm ngưỡng du lịch giữa lòng thủ đô.
 

Dưới con mắt nghệ thuật thì tháp Rùa không đẹp chút nào vì nó là một sự kết hợp vụng về. Nhưng những câu chuyện về kết cục của việc đặt cốt cha bá hộ Kim thì như một thang thuốc để người Hà thành đắp lành vết thương.

Vì bá hộ Kim được chính quyền thực dân bảo hộ nên người ta không thể đập phéng cái tháp đi được. Song từ những anh thợ nề trong câu chuyện của nhà văn Băng Sơn hay một người dân thường nào đó trong vùng đã bí mật vứt tro cốt bố bá hộ kim đi, đều thể hiện rằng mọi người dân Việt đều hiên ngang bất khuất. Không có chuyện một kẻ đi cúi đầu làm tay sai cho quân xâm lược lại có thể mơ đến ngôi vương đế của nước Việt Nam với truyền thống 4000 năm quật khởi.

Có thể bạn chưa biết

- Có thuyết rằng trước đây có một con đường nhỏ đi bộ từ bờ hồ ra đảo Rùa được, vì xưa nơi này từng là nơi câu cá giải trí của vua quan triều Lê.

- Một số tờ báo Pháp thời đó còn gọi tháp Rùa là ngôi đền nhỏ, hay chỉ là chùa được xây trên nền một ngôi đền nhỏ trước đó. Bởi nó chỉ cao 8,8 m, với diện tích khoảng 28,51 m2, chiếm tỉ lệ khiêm tốn trên gần một sào diện tích đảo Rùa.

- Đã có lúc Tháp Rùa được quyết định phải đội bức thần Tự do nước Mỹ, nói chính xác hơn là phiên bản nhỏ, mẫu của tượng nữ thần tự do, trước khi người Pháp xây tặng cho nước Mỹ. Đây là phiên bản thứ hai, tượng Thần tự do bằng đồng, cao 2,85 m được Pháp đem sang Việt Nam trưng bày trong một cuộc triển lãm, tại hội chợ Đấu Xảo, (nay là Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô), năm 1887. Sau đó tượng được tặng lại cho Hà Nội và được đặt ở vườn hoa Chí Linh.
 

Nhưng đến năm 1890, Chính phủ Bảo hộ muốn lấy chỗ đó đặt tượng Paul Bert, thống sứ đầu tiên bị chết tại Hà Nội trước đó mấy năm nên tượng Thần tự do được dinh ra đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về phía vườn hoa Chí Linh. Theo một tài liệu, qua báo chí thời đó, thì Tháp Rùa phải đội tượng Thần tự do này trong sáu năm, từ 1891 đến 1896. Rồi không hiểu vì lý do gì mà tượng Thần tự do được chuyển về dặt ở vườn hoa Cửa Nam.

Đến trước thời kỳ Cách mạng tháng Tám, pho tượng này đã bị giật đổ cùng với một số tượng khác ở Hà Nội, theo lệnh ký ngày 31-7-1945 của Thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai lúc đó.

 

Nguồn Internet

0 0 1,764 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện con lừa ngốc và bài học: sống Ở đời phải biết mình là ai, đừng quá ảo tưởng để rồi thất bại cay đắng!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2125 07:33, 17/09/2022
0 0 16,788 0.0
Câu chuyện con lừa ngốc và bài học sống: Ở đời phải biết mình là ai, đừng quá ảo tưởng để rồi thất bại cay đắng!
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người chính là không nhận thức được giá trị của bản thân để rồi suốt đời theo đuổi những ước vọng xa rời, phi thực ...
Dạ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2124 21:14, 16/09/2022
2 0 11,475 0.0
DẠ ! 🌹

Nhiều người vẫn lầm tưởng khi dùng chữ ‘dạ’ là tỏ thân phận hèn kém, bề dưới, lép vế, hay hèn mạt. Hoặc thậm chí hiểu sai luôn khi cho rằng chỉ người dưới mới cần dạ với người trên. Chữ ‘dưới’ ở đây được hiểu là người nhỏ tuổi hơn trong xã hội, hay vai em/con/cháu trong gia đình.

Mình ...
Bạn là quân tử hay tiểu nhân?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2123 10:21, 16/09/2022
0 0 12,490 0.0
Bạn là quân tử hay tiểu nhân?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Người Trung Quốc xưa coi quân tử là người gánh trách nhiệm phát huy văn hóa đạo nghĩa của đất nước, thiện hóa dân chúng, bản tính kiên cường, tấm lòng nhân nghĩa rộng lớn. Người quân tử là người có thể gánh vác sứ mệnh và trách nhiệm bảo vệ chân ...
CÁCH SẮP XẾP BÀN GHẾ Ở TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG TÂY
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2110 06:35, 09/09/2022
0 0 14,047 0.0
CÁCH SẮP XẾP BÀN GHẾ Ở TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG TÂY

Trước thập niên 60, mô hình một lớp học của ĐH phương Tây là thầy đứng trên bục, còn học trò thì ngồi phía dưới với các bàn xếp song song, ngang bằng nhau. Thầy đứng trên cao sẽ nhìn xuống và điều hành buổi học. Thầy nói nhiều hơn trò. Thầy hỏi, trò trả ...
Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì nói năng từ tốn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2107 11:24, 08/09/2022
0 0 13,488 0.0
Lời nói do tâm tính - người có tâm tính như nào thì sẽ nói ra những lời như thế. Người có lòng bao dung nói lời nhẹ hàng hòa ái. Người có trong tâm đầy oán hận, lời nói hung hăng cay nghiệt. Người khiêm nhường lời nói có chừng mực. Người tự cao, lời nói khoa trương phách lối.

Đức Phật dạy, nói là một loại ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!