/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tranh về người liều mạng trái lệnh Tần Thủy Hoàng

3569 09:25, 14/11/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tranh về người liều mạng trái lệnh Tần Thủy Hoàng
Bức "Phục Sinh thụ kinh" ẩn chứa câu chuyện chàng trai thời Tần, Trung Quốc trái lệnh vua Tần Thủy Hoàng, không đốt sách "Thượng thư".

Theo The Paper, tác phẩm thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Osaka, Nhật Bản, được cho mượn triển lãm tại Bảo tàng Cố cung, Trung Quốc cuối tháng 10. Đây là cổ vật "nặng ký" bậc nhất trong số 380 món đồ xuất hiện cùng đợt triển lãm.

Giới nghiên cứu lịch sử, sưu tầm nhận định tranh lụa xuất xứ thời Đường, tuổi đời hơn 1.200 năm, tác giả là nhà thơ Vương Duy (năm sinh chưa xác định, mất năm 761). Tranh miêu tả Phục Sinh đang giảng sách, bấy giờ nhân vật ngoài 90 tuổi, đầu quấn khăn, mặc áo choàng hở phần vai.

Tác phẩm có lời đề của vua thời Nam Tống, con dấu của các nhà sưu tầm nổi tiếng ở những triều đại sau này.

Phục Sinh thụ kinh được gọi là "bức tranh huyền thoại" vì ẩn chứa câu chuyện văn hóa, lịch sử. Người trong tranh - Phục Sinh - chưa rõ năm sinh năm mất nhưng theo một số tài liệu lưu truyền, ông sống đến 100 tuổi, trải qua thời nhà Tần, nhà Hán.

Phục Sinh ham học từ bé, thuộc làu nhiều cuốn sách, am hiểu Thượng thư - cuốn sách của Nho gia về các sự kiện lịch sử. Năm 215 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng (259-210 trước Công nguyên) ra lệnh "đốt sách chôn nho", không ai được phép tàng trữ Thượng thư. Đốt sách chôn nho là sự kiện Tần Thủy Hoàng lệnh đốt bỏ sách vở và chôn sống nhiều nho sĩ, nhằm loại bỏ tư tưởng, học thuyết thời Xuân Thu Chiến Quốc, để phục vụ thống trị của nhà Tần.

Bất chấp hình phạt chém đầu, Phục Sinh giấu sách trong vách nhà, sau đó lưu vong. Khi nhà Tần diệt vong, Lưu Bang gây dựng nhà Hán, Phục Sinh quay lại cố hương, tìm lại cuốn Thượng thư nhưng sách đã bị mất mát nhiều. Ông chép lại nội dung, bắt đầu hành trình thuyết giảng, thu nạp đệ tử.

Thời Hán Văn Đế, nhà vua nghe danh tiếng Phục Sinh, truyền gọi ông vào triều nhưng lúc đó Phục Sinh đã ngoài 90 tuổi, không thể vượt đường xa hiểm trở đến kinh thành. Hán Văn Đế bèn sai người đến chỗ ở của Phục Sinh để ghi chép lại Thượng thư. Nhờ đó, cuốn sách quan trọng của Nho gia được lưu truyền.

Ngoài Vương Duy, một số danh họa khác từng tái hiện sự việc, trong đó có bức Phục Sinh thụ kinh của Đỗ Cẩn (thời Minh), hiện lưu giữ ở Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Mỹ. Trang Wenyi Bao bình luận các họa sĩ không đơn thuần vẽ câu chuyện về bảo vệ, lưu truyền giá trị văn hóa mà còn truyền tải tư tưởng văn minh, qua đề tài Phục Sinh giảng sách.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
1 0 1,257 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3643 17:00, 11/01/2025
0 0 876 0.0
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức ...
Tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3642 17:00, 10/01/2025
0 0 502 0.0
Tối ngày 12/6 tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung được bán với giá 78 triệu 200 ngàn nhân dân tệ ( ~ 256,2 tỷ Vnđ) tại nhà đấu giá Gia Đức, Bắc kinh.Phong thu 丰收 (Được mùa)146 - 364 cmMực và màu trên giấy.Sưu tập tư nhân
MORI SOSETSU
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3641 19:00, 09/01/2025
0 0 1,115 0.0
MORI SOSETSUBa con khỉ: không thấy, không nghe, không nói.Năm sáng tác: khoảng 1820.Chất liệu: mực và màu trên lụaBảo tàng nghệ thuật Indianapolis, Hoa Kỳ._______________________Hình tượng ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt mồm bắt nguồn từ câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là "không thấy, không nghe, không ...
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3640 11:42, 08/01/2025
0 0 726 0.0
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938) là một trong những bậc thầy hàng đầu của hội họa Nhật Bản hiện đại. Trong những năm gần đây, sự nổi tiếng của Ōkoku đã vượt ra ngoài phạm vi của những người hâm mộ hội họa truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là đối với các sáng tác về đề tài động vật của ông.Sinh ...
Phép vẽ theo trí nhớ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3629 09:49, 02/01/2025
1 0 563 0.0
Môn học vẽ Dessin (Hình họa) là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt. Môn vẽ Dessin có trong các chương trình giáo dục tiểu học, trung học và cao đẳng. Đây cũng là môn thi bắt buộc của các trường mỹ thuật, kỹ nghệ ở Đông Dương. Thậm chí Trường Vẽ Gia Định (The École de Dessin Gia Định) thành lập năm 1913, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!