/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tranh về người liều mạng trái lệnh Tần Thủy Hoàng

3569 09:25, 14/11/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tranh về người liều mạng trái lệnh Tần Thủy Hoàng
Bức "Phục Sinh thụ kinh" ẩn chứa câu chuyện chàng trai thời Tần, Trung Quốc trái lệnh vua Tần Thủy Hoàng, không đốt sách "Thượng thư".

Theo The Paper, tác phẩm thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Osaka, Nhật Bản, được cho mượn triển lãm tại Bảo tàng Cố cung, Trung Quốc cuối tháng 10. Đây là cổ vật "nặng ký" bậc nhất trong số 380 món đồ xuất hiện cùng đợt triển lãm.

Giới nghiên cứu lịch sử, sưu tầm nhận định tranh lụa xuất xứ thời Đường, tuổi đời hơn 1.200 năm, tác giả là nhà thơ Vương Duy (năm sinh chưa xác định, mất năm 761). Tranh miêu tả Phục Sinh đang giảng sách, bấy giờ nhân vật ngoài 90 tuổi, đầu quấn khăn, mặc áo choàng hở phần vai.

Tác phẩm có lời đề của vua thời Nam Tống, con dấu của các nhà sưu tầm nổi tiếng ở những triều đại sau này.

Phục Sinh thụ kinh được gọi là "bức tranh huyền thoại" vì ẩn chứa câu chuyện văn hóa, lịch sử. Người trong tranh - Phục Sinh - chưa rõ năm sinh năm mất nhưng theo một số tài liệu lưu truyền, ông sống đến 100 tuổi, trải qua thời nhà Tần, nhà Hán.

Phục Sinh ham học từ bé, thuộc làu nhiều cuốn sách, am hiểu Thượng thư - cuốn sách của Nho gia về các sự kiện lịch sử. Năm 215 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng (259-210 trước Công nguyên) ra lệnh "đốt sách chôn nho", không ai được phép tàng trữ Thượng thư. Đốt sách chôn nho là sự kiện Tần Thủy Hoàng lệnh đốt bỏ sách vở và chôn sống nhiều nho sĩ, nhằm loại bỏ tư tưởng, học thuyết thời Xuân Thu Chiến Quốc, để phục vụ thống trị của nhà Tần.

Bất chấp hình phạt chém đầu, Phục Sinh giấu sách trong vách nhà, sau đó lưu vong. Khi nhà Tần diệt vong, Lưu Bang gây dựng nhà Hán, Phục Sinh quay lại cố hương, tìm lại cuốn Thượng thư nhưng sách đã bị mất mát nhiều. Ông chép lại nội dung, bắt đầu hành trình thuyết giảng, thu nạp đệ tử.

Thời Hán Văn Đế, nhà vua nghe danh tiếng Phục Sinh, truyền gọi ông vào triều nhưng lúc đó Phục Sinh đã ngoài 90 tuổi, không thể vượt đường xa hiểm trở đến kinh thành. Hán Văn Đế bèn sai người đến chỗ ở của Phục Sinh để ghi chép lại Thượng thư. Nhờ đó, cuốn sách quan trọng của Nho gia được lưu truyền.

Ngoài Vương Duy, một số danh họa khác từng tái hiện sự việc, trong đó có bức Phục Sinh thụ kinh của Đỗ Cẩn (thời Minh), hiện lưu giữ ở Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Mỹ. Trang Wenyi Bao bình luận các họa sĩ không đơn thuần vẽ câu chuyện về bảo vệ, lưu truyền giá trị văn hóa mà còn truyền tải tư tưởng văn minh, qua đề tài Phục Sinh giảng sách.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nhành hoa hé lộ mối nguy của người mẫu trong bức tranh ‘Tháng sáu cháy bỏng’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3217 08:55, 11/03/2024
1 0 2,281 0.0
Người mẫu nằm ngủ trưa ngỡ đang được thư giãn nhưng họa sĩ Frederic Leighton dường như gửi gắm một cảnh báo ngầm phía sau.

Khi Frederic Leighton trưng bày bức Tháng sáu cháy bỏng vào năm 1895 tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh ở London, các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của ...
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3211 09:38, 07/03/2024
0 0 2,121 0.0
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác ...
Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3206 08:56, 04/03/2024
0 0 2,183 0.0
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.

Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt ...
Lý giải dòng chữ kỳ quặc trong bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng toàn cầu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3203 09:44, 29/02/2024
0 0 2,192 0.0
Ở góc trên bên trái của bức tranh ‘Tiếng thét’ do Edvard Munch sáng tác là dòng chữ “Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ!”.

Bức tranh Tiếng thét năm 1893 của Edvard Munch đã có tác động lớn đến văn hóa đại chúng, từng gợi cảm hứng cho các bộ phim như Ở nhà một mình hay Tiếng thét.

Đây vẫn là một trong những ...
Thanh minh thượng hà đồ - Bức tranh được mệnh danh Mona Lisa của Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3200 08:25, 26/02/2024
1 0 2,038 0.0
Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" cổ xưa dài hơn 5 mét là một trong những báu vật quý giá nhất của Trung Quốc.

Theo Ancient Origins, bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" hay "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh" là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 12. Nó mô tả ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!