/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những cây chè cổ thụ - Biểu tượng của sức sống bền bỉ

3571 21:02, 17/11/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Những cây chè cổ thụ - Biểu tượng của sức sống bền bỉ
Nằm giữa những dãy núi hùng vĩ, quanh năm được bao bọc và chìm đắm trong sương sớm, thảm thực vật nơi vùng cao phát triển rất phong phú và đa dạng. Trong lớp rừng đó, những cây chè cổ thụ đã sinh trưởng hàng trăm năm, thậm chí có cây lên đến cả nghìn năm tuổi, trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ và giá trị văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Cây chè Việt Nam được chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng chè đặc sản và vùng chè công nghiệp. Vùng chè đặc sản, còn được gọi là chè cổ, bao gồm những cây chè cổ thụ có thân to, từ một đến hai người ôm, cao từ 10 đến 40 mét. Những cây chè này mọc trải dài khắp các tỉnh từ Đông Bắc đến Tây Bắc, mang lại hương vị và giá trị dinh dưỡng đặc biệt.

Vùng chè công nghiệp bao gồm các giống chè được người Pháp du nhập vào Việt Nam. Các giống chè này đã phát triển và nhân rộng ra nhiều vùng nổi tiếng như Lâm Đồng, Phú Thọ, Mộc Châu và Thái Nguyên. Vùng chè công nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất với quy mô lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sự phân chia này không chỉ phản ánh sự đa dạng trong giống chè mà còn thể hiện sự khác biệt trong phương pháp canh tác và giá trị kinh tế mà mỗi vùng mang lại.

Cây chè cổ thụ, đặc biệt là giống chè Shan tuyết, được biết đến như một phần không thể thiếu trong đời sống của các dân tộc thiểu số như Dao, Mông, Tày và Thái. Những cộng đồng này đã khai thác và trồng chè từ rất sớm, góp phần tạo nên nền văn hóa trà phong phú tại các vùng núi phía Bắc.

Có thể nói, không quốc gia nào sở hữu nguồn nguyên liệu chè cổ thụ phong phú và đa dạng như Việt Nam. Các tỉnh từ Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên đến Thái Nguyên đều nổi tiếng với những vùng chè cổ thụ. Không chỉ những vùng chè đã được các dân tộc như Dao, Mông, Thái, Tày khai thác từ lâu đời, mà còn có những phát hiện mới như rừng chè nguyên sinh ở độ cao 2.200 mét trên đỉnh Phanxipang (Lào Cai) với những cây chè có thân to đến hai người ôm và cao trên 30 mét ở núi Hồng (Thái Nguyên).

Theo đại diện Viện Nghiên cứu Chè Việt Nam, "trên bản đồ ngành chè thế giới, dải chè cổ kéo dài qua các quốc gia như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Giống chè cổ ở các quốc gia này đều có nét tương đồng và được định danh là giống chè Shan tuyết cổ thụ. Việt Nam cũng có vùng chè Shan tuyết rộng lớn, nhưng không thể khẳng định rằng Việt Nam là thủy tổ của ngành chè thế giới. Chúng ta chỉ có thể nói rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của ngành chè toàn cầu."

Bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, có các cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã được xếp vào loại cây di sản. Cả xã Tà Xùa có gần 300 ha cây chè Shan tuyết, trong đó, khoảng 40 ha cây chè Shan tuyết cổ thụ, với 2.500 - 3.000 cây có 100 - 300 tuổi, tập trung ở bản Bẹ; còn hơn 250 ha chè dưới 100 năm tuổi trồng ở các bản Tà Xùa, Chung Chinh. Người cao tuổi ở bản Bẹ kể từ khi lớn lên đã thấy cây chè to lớn lắm và không ai biết rõ cây chè có từ bao giờ. Trước đây bà con thường hái búp chè tươi về sao lên để uống và tặng cho khách quý. Trà là thức uống hằng ngày, gắn bó với đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào dân tộc Mông vùng cao Tà Xùa hàng trăm năm nay, nghề sao chè cũng ra đời từ đó.

Những cây chè cổ thụ có thân cây cao to, vỏ cây rêu mốc, nhiều địa y bám vào, cành vươn xa phải bắc thang trèo lên mới hái được từng búp chè non bỏ vào gùi. Công việc thu hái trên những cây chè cổ thụ tốn nhiều công sức, mỗi cây chè cổ thụ cho hái một năm 3 lứa, mỗi lứa hái được 7-8 kg.

Tại Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái), có cây chè lớn nhất vùng, được gọi là chè lồ Suối Giàng. Cây chè này có thân to hơn một vòng tay người ôm và được các nhà khoa học xác định có tuổi thọ hơn 300 năm.

Ngoài Suối Giàng, ở các vùng chè cổ khác, tuổi thọ của các cây chè thường được ước lượng dựa trên tuổi đời của người dân địa phương. Tại bản Hấu Chua ven sông Đà, nằm ở ranh giới giữa Điện Biên và Sơn La, ông trưởng bản Hạng A Chư được biết đến với danh xưng “vua chè cổ.” Ông sở hữu một vườn chè cổ thụ với hơn 400 cây, cao từ 8 đến 15 mét, nhiều gốc cây to đến mức hai người ôm không xuể.

Ông Chư chia sẻ: “Bố mình hồi nhỏ đã lấy hạt chè ngoài vườn và trồng lên một cây. Nay đã hơn 80 năm, đường kính của nó chỉ khoảng 30 cm. Vườn nhà mình có vài cây to hơn hai người ôm, mình nghĩ chắc chắn chúng phải hơn 300 tuổi rồi.”

Những cây chè cổ thụ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là biểu tượng văn hóa và lịch sử, thể hiện sự gắn bó lâu dài giữa con người và thiên nhiên trong các cộng đồng dân tộc.

Được biết, nét đặc trưng của những vùng chè cổ thụ là người dân địa phương không tốn công gieo trồng chăm bón, chỉ thu hái theo vụ mùa và phó mặc cho đất trời nuôi dưỡng. Vùng chè cổ thụ thường ở độ cao trung bình từ 1.500 mét so với mực nước biển, quanh năm được mây núi, sương lạnh che phủ, thời tiết khắc nghiệt, giúp cây chè có sức sống mãnh liệt, tạo hương vị đặc trưng.

Những cây chè cổ thụ tại Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên qua hàng thế kỷ.

Uống Trà thôi
Theo tạp chí kinh tế
Những cây chè cổ thụ - Biểu tượng của sức sống bền bỉ
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Uống trà mang lại cho chúng ta sự bình yên và thư thái
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2584 08:35, 19/04/2023
0 0 5,233 9.0
“Tôi thích ở nhà một mình, pha một ấm trà ngon, đọc một cuốn sách mình thích, cứ yên lặng như vậy dạo chơi trong câu chuyện của người đời, trưởng thành trong một thế giới khác của mình. Đây chính là cuộc sống mà tôi mong muốn, là một loại tịch mịch không bi thương cũng không ồn ào, một loại thoải mái ...
Sự khác biệt giữa trà xanh và trà đen là gì?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2578 08:50, 17/04/2023
0 0 4,942 0.0
Bạn có biết rằng mọi người trên toàn thế giới tiêu thụ ba tỷ tách trà mỗi ngày? Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì trà không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, với nhiều lựa chọn trên thị trường, việc tìm mua loại trà phù hợp có thể là một thách thức. Trong đó, trà xanh và trà đen là ...
Công dụng “thần kỳ” của trà trắng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2569 08:24, 13/04/2023
0 0 5,335 0.0
Bạch trà hay còn gọi là trà trắng, là một loại trà có hương vị tinh tế và ít chất caffeine tự nhiên. Là một trong những loại trà ngon, quý hiếm bậc nhất, trà trắng không những có những vị thanh khiết, thuần vị trà cổ thụ quý từ núi cao mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.

Bạch trà một loại trà quý ...
Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, Không
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2562 08:34, 10/04/2023
0 0 4,824 0.0
Trà là tặng phẩm của thiên nhiên, phải dùng nước làm chất vận chuyển, giúp cho người thưởng trà dễ dàng cảm nhận. Vậy trà đạo thực sự là gì? Một lời khó giải thích hết. Nó ẩn mình trong hương vị của trà, đầu tiên là vị “Thanh”, sau là vị đắng, rồi lại đến vị ngọt, cuối cùng mới đến hương ...
Văn hóa uống trà của người trẻ Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2557 08:32, 07/04/2023
0 0 5,634 0.0
Những tưởng trà sẽ bị phai nhòa theo thời gian, lu mờ bên cạnh những loại nước uống có ga, tiếng bật lon kêu tanh tách của cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, giới trẻ ngày nay lại tìm về thú vui thưởng trà mộc mạc. Dù đơn sơ hay cầu kỳ, dù loại cực phẩm hay chỉ là thức uống bình dân, chén trà vẫn mang trong ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!