/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường

3577 10:03, 21/11/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Sản xuất đồ gốm là một trong những phát minh lớn của loài người trong thời tiền sử. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, nguồn khoáng sản phong phú, người Trung Quốc đã biết chế tạo đồ gốm ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ.

Vào thời kỳ nhà Đường, kỹ thuật sản xuất gốm sứ của Trung Quốc phát triển rất nhanh. Đồ gốm tráng men 3 màu đời Đường là mặt hàng mỹ nghệ đại diện cho sự phát triển đỉnh cao trong giai đoạn này. Chúng mang những đặc điểm nghệ thuật của tranh thủy mặc, tượng năn. Ngoài ra, các sản phẩm gốm còn được phủ nước men lên trên. Sau khi được nung trong nhiệt độ cao, men ba màu hòa vào nhau làm cho người xem cảm nhận được sự rực rỡ nhiều màu.

Đồ gốm tráng men 3 màu đời Đường đã được sản xuất trong suốt triều đại nhà Đường từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ VIII. Những đồ gốm này nổi tiếng với màu sắc rực rỡ và phần lớn chúng được giới quý tộc sử dụng như đồ trang trí trong nhà và thậm chí được dùng để mai táng người chết. Các kỹ thuật làm đồ gốm cổ xưa ở đây đã bị biến mất từ lâu. Vì thế, việc phục chế được những kỹ thuật làm đồ gốm bị mai một này đã trở thành tài sản quý giá của quốc gia.

Ông Cao Thủy Vượng, một thợ gốm Trung Quốc tài giỏi 52 tuổi, là người đã thành công trong việc phục chế kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường. Ông Cao là nghệ nhân duy nhất trên thế giới có thể tạo được đồ gốm tráng men 3 màu đời Đường chính xác đến mức hoàn hảo. Nhờ vào chất lượng của các tác phẩm, ông Cao đã được UNESCO cấp giấy chứng nhận là nghệ nhân mỹ nghệ dân gian vào năm 1996.

- Trong tất cả các kỹ thuật mà ông Cao đã sử dụng có 3 đặc điểm chính.

+ Các vật liệu và cách đúc, nặn đồ gốm

Vật liệu tốt là yếu tố then chốt trong kỹ thuật chế tác đồ gốm. Đá đất sét là một trong những vật liệu chính mà ông đã sử dụng. Ông Cao thích dùng loại đá đất sét màu tối hơn cho các sản phẩm của mình.

Đá đất sét được nghiền nát thành bột rồi được hòa trộn với nước trong trục lăn. Thành phần cấu tạo của các vật liệu được điều chỉnh tùy theo mỗi sản phẩm. Sau đó, nước bùn được xả xuống thùng chứa để lớp đất sét hấp thu nước. Nhờ thế, lớp đất sét trở nên dày hơn, dễ dàng định dạng và đồ gốm ít bị vỡ ra trong lò nung.

Khi làm đồ gốm, điều quan trọng nhất là phải thể hiện được linh hồn và nét đặc sắc của triều đại đời Đường thông qua các hình dạng đồ vật. Các món đồ gốm hình người và con vật là chủ đề chính thường được sử dụng trong gốm tráng men 3 màu đời Đường.

Sức nóng 1000 độ trong lò nung sẽ biến màu đen của đất sét thành màu trắng. Theo ông Cao, đất sét càng trắng thì màu sắc trang trí xuất hiện trên đồ gốm càng đẹp hơn.

+ Nước men

Nước men đã tạo ra màu sắc cho đồ gốm tráng men 3 màu đời Đường. Nước men được bào chế từ những kim loại như côban, kẽm theo những tỉ lệ rất chính xác để tạo ra dung dịch hòa tan.

+ Sự hoàn thiện sản phẩm thế nhưng một số công đoạn của quy trình cuối cùng không thể được tiết lộ

Một kỹ thuật làm đồ gốm đời Đường bị biến mất từ lâu, nay được phục hồi rất hoàn hảo nhờ vào niềm đam mê và lòng nhiệt huyết của ông Cao. Những tác phẩm của ông tiếp tục tỏa sáng và phản chiếu được quá khứ hơn 1000 năm từ món đồ gốm tráng men 3 màu đời Đường đầu tiên được làm ra. Ông Cao luôn hi vọng kỹ thuật này, truyền thống này sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau để nghệ thuật sản xuất đồ tráng men 3 màu đời Đường của Trung Quốc tồn tại mãi mãi.

Uống Trà Thôi
Theo cổ vật tinh hoa
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Kintsugi-nghệ thuật vá gốm bằng vàng tôn vinh vẻ đẹp của sự bất toàn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3494 14:01, 03/10/2024
0 0 197 0.0
Thay vì loại bỏ những món đồ gốm sứt mẻ hư vỡ, người Nhật lại có cách “hồi phục” cho những vật phẩm này bằng những đường ghép nối phủ vàng hay còn gọi là Kintsugi. Đồ gốm sau khi được sửa chữa mang trên mình những lằn chỉ vàng như một dấu ấn đầy vinh quang sau rạn vỡ- một cách tôn vinh vẻ đẹp ...
Gốm Việt cổ và những gam màu thần diệu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3484 09:19, 26/09/2024
0 0 216 0.0
Gốm men vàng, men lục, men trắng ngà, men ngọc, men lam xám, men nhiều màu… trước đây cứ ngỡ là xuất xứ của gốm thời Đường, Tống, Nguyên bên đất Trung Hoa, nay đã được định danh một cách cụ thể về niên đại, nguồn gốc là gốm Việt cổ.

Có nhiều nhận định về vẻ đẹp trong sắc men gốm Việt, riêng với ...
Sản Phẩm Gốm Men Lam – Nghệ Thuật Truyền Thống Đặc Sắc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3480 22:19, 21/09/2024
0 0 203 0.0
Sản phẩm gốm men lam không chỉ mang vẻ đẹp thanh khiết nhờ màu men lam mà khi kết hợp với tài hoa người thợ vẽ gốm còn tạo ra một loại gốm đặc sắc, bắt mắt.Sản phẩm gốm men lam – Nghệ thuật truyền thống đặc đắc

Bên cạnh những loại gốm đã nổi danh từ thế kỷ 15 trở về sau như gốm men trắng, men ...
Gốm Satsuma - Bảo vật quốc gia Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3472 11:55, 15/09/2024
0 0 230 0.0
Satsuma nổi tiếng không chỉ ở độ khó khi làm thai gốm lớn, nung thủ công khéo léo, vẽ kỹ thuật thổ cẩm Moriage với rồng, họa tiết bút lông sống động, nhũ vàng Nishikie tinh tế... Satsuma còn thể hiện sự dân chủ, cởi mở thông qua các triện ấn chứng một thương hiệu gốm lừng danh và gắn kết tên tuổi của các ...
Dấu ấn gốm hoa lam
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3467 07:06, 10/09/2024
0 0 243 0.0
Trong lịch sử phát triển ngàn năm của gốm Việt kể từ sau Bắc thuộc, thời Lê sơ (1428 - 1527) là giai đoạn cực thịnh với những chuyến tàu buôn đưa các sản phẩm gốm Việt ra thế giới.

Nói đến gốm Việt cổ, thời Lý - Trần có gốm hoa nâu, gốm men ngọc làm đại diện, qua đến giai đoạn Lê sơ, gốm Việt có ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!