/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI: TRƯ HÒA THƯỢNG

3582 10:19, 22/11/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI: TRƯ HÒA THƯỢNG

Ngày xưa, ở một ngôi chùa nọ, vị thiền sư trụ trì nuôi một con heo lâu năm. Tuổi heo xấp xỉ tuổi đạo của nhà sư, và cả đại chúng kể từ vị tri sự tăng trở xuống đều phải nhường heo về khía cạnh thâm niên nọ. Do đó vị trụ trì đặt cho heo một biệt danh là Trư Hòa Thượng.

Trư hòa thượng chỉ có việc ăn, nằm và bài tiết (để lấy phân bón cho vườn chùa) nên rất mập mạp đến không ngồi dậy nổi. Tuy nhiên mỗi khi tiếng hồng chung chùa vang lên vào chiều tối hoặc canh khuya, Trư hòa thượng đều cố ngóc đầu dậy một cách mệt mỏi. Nhân đấy mà thiền sư rất yêu mến Trư hòa thượng, thường chỉ cho chúng xem, bảo:

“Các con thấy đó, loài súc sinh cũng có Phật tánh, chớ khinh thường”.

Một hôm thiền sư có việc phải đi xa vài hôm. Ngài cho họp chúng dặn:

“Trong khi ta đi vắng, lỡ Trư hòa thượng có xảy ra chuyện, thì các ông hãy cắt thịt, chia cho láng giềng mỗi nhà một miếng. Hãy nhớ làm theo lời dặn của ta”.

Ðại chúng lấy làm lạ về lời dặn của vị thầy, nhưng không dám hỏi, cứ vâng dạ lệnh tôn ý. Có lẽ họ nghĩ rằng thầy quá lo xa, Trư hòa thượng không bệnh hoạn gì, chưa chắc đến nỗi chết. Nhưng ngờ đâu thầy vừa đi vắng một hôm thì Trư hòa thượng ngã lăn ra chết.

Ðại chúng bây giờ thật khó xử, nếu làm theo lời thầy dặn thì sợ đời dị nghị, nhất là trong khi vắng thầy. Lỡ người ta nghi chúng tăng nhân thầy không có nhà đã làm thịt con heo thì sao? Thầy tri sự sau khi hội ý toàn thể đại chúng, quyết định đem mai táng Trư Hòa thượng sau vườn chùa, rồi thầy về sẽ sám hối sau.

Khi thiền sư trở về, hỏi ra mới biết chúng không làm theo lời dặn. Ngài dạy: “Thế là các ông làm lỡ việc của ta rồi”.


Khi đại chúng thưa hỏi, thiền sư kể: “Trư hòa thượng chỉ còn một kiếp cuối cùng là giải thoát. Trong kiếp cuối ấy, Trư hòa thượng phải chết vì nạn “loạn đao phân thây để trả nghiệp báo của tiền kiếp”. Nhờ có túc duyên mà Trư hòa thượng được thoát nghiệp ấy trong lúc sống. Nhưng nghiệp Báo không thể không trả. Do đó mà ta muốn giúp Trư hòa thượng trả xong định nghiệp bằng cách phân thây ông ta sau khi chết. Ðược vậy khỏi thọ sanh kiếp khác mà giải thoát. Nhưng bây giờ vì các ông không làm theo lời ta, Trư hòa thượng sẽ phải luân hồi trở lại để trả cho xong định nghiệp phân thây ấy”.

Ðại chúng nghe lời thầy dạy đều lấy làm hối hận. Ðại sư an ủi: “Không hề gì, rồi đây các ông lại còn duyên gặp lại Trư hòa thượng ấy”.

Thời gian trôi qua nhanh chóng. Thấm thoát đã hơn 20 năm kể từ ngày Trư hòa thượng qua đời. Một hôm, vị trụ trì mới, đệ tử trưởng kế vị thiền sư sau khi ngài viên tịch, tiếp đón vị quan huyện trẻ vừa tới nhậm chức tại địa phận chùa nhà. Quan đi quanh chùa thăm viếng tỏ ý lưu luyến như một cố nhân. Quan có cảm tình đặc biệt với tất cả đại chúng, và từ đấy mỗi lúc rảnh việc quan, ông lại tới chùa đàm đạo với chư tăng. Mối đạo tình đằm thắm ấy kéo dài một thời gian cho tới một ngày quan huyện bị triệu về kinh đô…
 

Tin đồn quan huyện bị triệu về kinh đô vì một vụ án phản nghịch, và ngay sau đó bị đem ra chợ phân thây, được loan đi rất nhanh đến chùa. Chư tăng bàng hoàng sửng sốt, thương cho số phận quan huyện nhân từ, người bạn chí thiết của cả đại chúng. Tại sao một con người tốt như quan huyện lại phải chịu một cái chết thê thảm như vậy? Chư tăng ngậm ngùi tự hỏi. Nhất là vị trụ trì người kỳ cựu nhất ở chùa, người ngày xưa đã từng săn sóc Trư hòa thượng từ lúc tập sự xuất gia đến khi Trư chết, và bây giờ là người bạn thân của quan huyện, vị trụ trì buồn bã mất mấy ngày.

Vào một thời tọa thiền, ngài bỗng thấy bóng quan huyện mỉm cười hòa nhã, và một âm thanh nhẹ như hơi gió thoảng bên tai ngài:

“Tôi là Trư hòa thượng ngày xưa, xin đến vĩnh biệt thầy và tạ ơn tri ngộ”.

Vị trụ trì bàng hoàng dụi mắt, nhớ lại tất cả chuyện xưa nay…!

 


Bởi vậy Người xưa mới có câu: 

“Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì”.

善惡到頭終有報,只爭來早與來遲 . 

Nghĩa là: Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi.
 

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

GIÁNG SINH ẤM ÁP
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2982 07:30, 24/12/2023
3 0 4,832 0.0
Mặc dù Giáng sinh mới vừa qua và Giáng sinh năm nay phải chờ thêm hơn 9 tháng nữa nhưng câu chuyện hôm nay tôi mới đọc và đã rất cũ không thể chờ thêm nữa.Dường như là có duyên, vì trong lúc tôi tìm một đề tái khác lại nổi lên một đề tài mà không phải tôi muốn tìm. Có lẽ nó muốn tôi post cho các bạn đọc ...
SỐNG LÂU CÓ PHẢI LÀ CHUYỆN TỐT, BAO NHIÊU NĂM LÀ ĐỦ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3089 18:00, 21/12/2023
1 0 4,725 0.0
Sống bao lâu là đủ? Mỗi người có quan điểm khác nhau, có người cho rằng sống đến 100 tuổi là đi hết cuộc đời, có người cho rằng sống quá lâu chưa hẳn là điều tốt, sống đến 90 tuổi là đủ. Mọi người thường lấy tuổi tác để đo tuổi thọ, nhưng tiêu chuẩn về tuổi thọ như thế nào? Người có ...
CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP LÀ GÌ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3081 07:30, 20/12/2023
0 0 5,351 0.0
CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP LÀ GÌ? Ông già tám mươi chưa chắc đã làm xongĐời Đường, quan Thái thú Hàng Châu là Bạch Cư Dị, cũng là một thi hào nổi tiếng thời bấy giờ, nghe thiên hạ đồn có vị cao tăng đắc đạo hay ngồi thiền trên cây, thường được gọi là thiền sư Ô Sào nên đến thử xem hư thực ra sao. ...
NGUỒN GỐC TẬP TỤC CÂY THÔNG NOËL
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3079 11:37, 19/12/2023
0 0 5,247 0.0
NGUỒN GỐC TẬP TỤC CÂY THÔNG NOËL « Mon beau sapin, Roi des forêts… », cứ mỗi dịp Noel về lời bài hát này do ông Ernst Anschütz, một người Đức sáng tác năm 1824 như lại văng vẳng bên tai. Noel đến người dân Pháp cũng như những nước theo truyền thống Kitô giáo đều hối hả tìm chọn một gốc thông đẹp nhất ...
Thế sự nhiều thay đổi, hạnh phúc cũng không phải do giàu hay nghèo
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3076 12:57, 18/12/2023
2 0 4,574 0.0
Con người vất vả ngược xuôi, lao tâm tổn sức, mong được giàu sang phú quý, nhưng giàu hay nghèo thì trong mệnh cũng đã chú định rồi.Trong những tác phẩm viết về giáo huấn trong gia đình vào thời xưa thì “Viên thị thế phạm” là một cuốn sách rất nổi tiếng, vẫn thường được so sánh với “Nhan thị gia huấn”. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!