/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÂM ĐỐ KỴ HẠI MÌNH HẠI NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ

3583 10:44, 22/11/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TÂM ĐỐ KỴ HẠI MÌNH HẠI NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ

Người Trung Quốc trong quá khứ chịu ảnh hưởng của Nho giáo, tính cách rất hướng nội, và điều này đã làm tăng trưởng tâm đố kỵ rất mạnh mẽ. Trong lịch sử Trung Quốc, đã xuất hiện rất nhiều nhân vật nổi tiếng với tâm đố kỵ. Trong số đó, Bàng Quyên và Chu Du là 2 người có tính cách ganh tỵ tật đố nổi tiếng nhất.

TÂM ĐỐ KỴ HẠI MÌNH HẠI NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ.

Tam Quốc diễn nghĩa là cuốn tiểu thuyết Trung Quốc rất nổi tiếng và là một cuốn sách pha trộn cả những sự kiện có thật lẫn hư cấu về sự đối đầu của ba vương quốc: Ngụy, Thục và Ngô. Cố sự Gia Cát Lượng (chiến lược gia vĩ đại nhất của nhà Thục Hán) ba lần chọc tức Chu Du có lẽ là phần nổi tiếng nhất của cuốn tiểu thuyết. Chu Du là một nhà quân sự và chiến lược tài ba nổi tiếng của nước Ngô. Ông được bổ nhiệm làm đại đô đốc của quân Ngô khi còn rất trẻ, 24 tuổi. Ông kêu gọi Tôn Quyền thành lập một liên minh với nước Thục để chiến đấu chống lại nước Ngụy, nước kiểm soát tất cả miền đồng bằng Bắc Trung Quốc. Mặc dù quân số bị áp đảo, quân Ngô và Thục đã đánh bại quân Ngụy trong trận Đại chiến Xích Bích năm 228 SCN. Chu Du chỉ mới 34 tuổi vào lúc đó.

Tuy nhiên, Chu Du có một khiếm khuyết lớn đó là quá tranh đấu, khiến ông trở nên nóng tính, hẹp hòi, kiêu ngạo, thiếu lý trí, và tồi tệ nhất là cực kỳ ghen tỵ với những người có tài năng hơn mình. Ông coi Gia Cát Lượng, một nhà chiến lược quân sự nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc và là quân sư nước Thục, như kẻ thù không đội trời chung với mình. Trái lại, Gia Cát Lượng được biết đến như một học giả rộng lượng, khiêm tốn, thận trọng và có tầm nhìn. Để đánh bại sức mạnh của vương quốc thứ ba là nước Ngụy, Gia Cát Lượng sẵn lòng hợp tác với Chu Du để giành chiến thắng trong trận chiến Xích Bích. Sau khi thắng trận, thay vì khiêm tốn học hỏi từ Gia Cát Lượng, Chu Du lại luôn kiếm cơ hội để đánh bại hoặc thậm chí tìm cách sát hại Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng luôn khôn ngoan đi trước một bước. Ông luôn luôn có cách ứng phó hoàn hảo khiến Chu Du cảm thấy nhục nhã và tính ngạo mạn của Chu Du bị thương tổn nhiều phen. Trong trận đấu trí thất bại cuối cùng, Chu Du đã rít lên trong tuyệt vọng và chết ngay sau đó. Ngay cả trước khi qua đời, ông đã hoàn toàn bị hủy hoại bởi tâm đố kỵ. Trước khi chết, ông đã than rằng, “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?!”. Thật sự là việc Chu Du không chịu ở vị trí thứ hai và khăng khăng bằng mọi giá luôn muốn mình đứng đầu cho thấy chấp trước nặng nề vào kiêu căng và đố kỵ của ông với tài năng của Gia Cát Lượng.
 

Bàng Quyên (một vị tướng của nước Ngụy trong thời Chiến Quốc) thậm chí còn đố kỵ điên cuồng hơn cả Chu Du. Bàng Quyên và Tôn Tẫn đều là học trò môn binh pháp dưới sự dìu dắt của Quỷ Cốc Tử, một nhà chiến lược binh pháp kiệt xuất sống ẩn dật trên một ngọn núi. Cả hai đều rất tài giỏi, nhưng Tôn Tẫn có phần tài năng hơn.

Bàng Quyên đã xuống núi trước đó và trở thành tướng quân của nước Ngụy trước Tôn Tẫn. Vì biết rằng Tôn Tẫn có tài hơn mình, Bàng Quyên đã lo lắng rằng Ngụy Huệ Vương có thể sẽ trọng dụng và ban cho Tôn Tẫn chức vị cao hơn mình. Vì vậy, Bàng Quyên đã nghĩ ra một kế hoạch xấu xa để vu cho Tôn Tẫn vào tội phản quốc. Kết quả là Tôn Tẫn đã bị Ngụy Huệ Vương khép tội oan. Bàng Quyên đã trừng trị Tôn Tẫn bằng cách cưa hai đầu gối và xăm lên má Tôn Tẫn hai chữ “phản bội”. Để sống sót, Tôn Tẫn đã giả điên. Nhằm xác minh Tôn Tẫn có điên thật không, Bàng Quyên thậm chí đã nhốt Tôn Tẫn trong chuồng lợn và cho ăn phân lợn. Trong một lần sứ giả nước Tề qua nước Ngụy, Tôn Tẫn đã thân hành tới thuyết phục sứ giả. Thấy Tôn Tẫn có tài, sứ giả bèn đưa Tôn Tẫn về nước và Tôn Tẫn trở thành thượng khách của tướng quốc Điền Kỵ, và Tôn Tẫn đã gây ấn tượng với Tề Vương với tài năng và trí tuệ nổi bật của mình. Ông đã giành được sự tôn trọng và tin tưởng của Tề Vương, và được bổ nhiệm làm trưởng cố vấn quân sự cùng Điền Kỵ đồng chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, để tránh sự phát hiện của Bàng Quyên, Tôn Tẫn sẽ ẩn mình trong chiếc xe ngựa che màn.

Năm 354 TCN, Ngụy Vương giao quân cho Bàng Quyên đi đánh nước Triệu. Năm 353 TCN, quân Triệu tổn thất rất nặng nề. Do vậy, Tề đã quyết định giúp Triệu. Một chiến thuật khéo léo mà Tôn Tẫn đã đưa ra là tấn công lãnh thổ Ngụy trong khi quân Ngụy đang bận rộn vây hãm Triệu, điều này buộc quân Ngụy rút lui. Chiến lược đã mang lại thành công cho nước Triệu. Quân Ngụy vội vã rút lui và gặp quân Tề ở giữa đường, mà đỉnh cao là trong trận Quế Lâm, nơi quân Ngụy đã hoàn toàn bị đánh bại. Sự kiện này đã sinh ra câu nói nổi tiếng “Vây Ngụy cứu Triệu”.

 

Năm 341 TCN, Ngụy Vương mang quân sang đánh Hàn, và Tề đã tìm cách để giúp Hàn. Một lần nữa Bàng Quyên và Tôn Tẫn lại gặp nhau trên chiến trường. Tôn Tẫn nghĩ ra chiến lược xuất sắc là tấn công trực tiếp vào các kinh thành của Ngụy vì quân Ngụy đã trở nên kiệt quệ sau một thời gian dài chiến đấu với quân Hàn. Một lần nữa, Bàng Quyên lại phải rút lui khỏi Hàn để cứu kinh thành. Khi Bàng Quyên trở về kinh thành của Ngụy, ông nhận thấy rằng quân Tề đã rút lui. Bị xúc phạm bởi thất bại nặng nề ở trận Quế Lâm và cuộc tấn công của Tôn Tẫn vào kinh thành, Bàng Quyên quyết định truy kích quân Tề. Ông đuổi theo quân đội của Tôn Tẫn trong ba ngày. Mỗi ngày, Bàng Quyên nhìn thấy càng ngày càng ít dấu hiệu của lửa trại trên mặt đất và vui sướng nghĩ rằng một số lượng lớn các binh sĩ Tề đã đào ngũ. Như thế, ông ta đã bước vào một cái bẫy do Tôn Tẫn đặt trong một lối đi hẹp trên một ngọn núi ở Mã Lăng. Quân đội của ông bị bao vây trong một đoạn núi hẹp, không có nơi để ẩn mình hay chạy trốn. Khi Bàng Quyên bị dồn vào đường cùng dưới một gốc cây lớn vào ban đêm, ông thắp một ngọn đuốc và tìm thấy một mảng lớn của thân cây đã bị bóc đi và có khắc dòng chữ “Bàng Quyên chết dưới cái cây này!”. Đây đúng là thời điểm mà Tôn Tẫn đã đợi bấy lâu.

Khi ngọn đuốc Bàng Quyên được thắp lên chính là tín hiệu tấn công của quân Tề. Khi Tôn Tẫn nhìn thấy ánh sáng của ngọn đuốc và thấy Bàng Quyên đã đọc dòng chữ trên cây, ông hét lên ra lệnh “Bắn!”. Toàn bộ quân đội bắt đầu bắn hàng chục ngàn mũi tên theo hướng ngọn đuốc trong đêm tối. Bàng Quyên ngã quỵ với hàng trăm mũi tên trên người, ông ta giống như một con nhím trước khi tự sát. Trước khi chết, ông nói, “Hắn sẽ nổi danh sau trận đánh này!”. Đương nhiên, “hắn” được ám chỉ đến chính là Tôn Tẫn. Ngay cả trong giây phút trước khi chết, Bàng Quyên vẫn quá đố kỵ với tài nghệ của Tôn Tẫn.

 

Tâm đố kỵ giống như một con dao có tẩm độc ở cả hai đầu. Nó làm hại đến người khác và cả người cầm dao. Khi một người phát triển tâm đố kỵ với người khác, anh ta sẽ bị ám ảnh bởi sự ghen tỵ của mình. Vì tật đố đến mực ngoan cố, Chu Du và Bàng Quyên đã phải kết liễu cuộc sống của chính mình.

Theo các chuyên gia y tế hiện đại, ghen tỵ có thể gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến tim. Trong văn hóa phương Tây, ý nghĩa đạo đức trong câu chuyện Nàng Bạch Tuyết là ganh tỵ tật đố khiến người ta trở nên độc ác, và sẽ đưa đến một kết cục bi thảm. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng những người bị điều khiển bởi sự ghen tỵ xấu xa để làm hại những người khác khá giống với việc tự dùng súng bắn lên chân của chính mình. Người với tâm đố kỵ sẽ tạo tiếng xấu muôn đời hoặc trở thành chuyện cười cho các thế hệ sau. Những ai muốn đề cao tâm tính của mình nên cảm thấy thực sự hạnh phúc cho những cố gắng, tài năng, vận may và chấp nhận sự thành công của người khác với một trái tim khoáng đãng bao la.

Tác giả: Quán Minh | Dịch giả: Serena D

0 0 1,360 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trong khổ đau ta mới nhận ra hạnh phúc, trong bão tố mới biết thế nào là bình yên
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1990 17:27, 22/07/2022
0 0 14,838 0.0
Trong khổ đau ta mới nhận ra hạnh phúc, trong bão tố mới biết thế nào là bình yên

Có một nhà vua xứ nọ hứa sẽ trao giải cho người họa sĩ nào có thể vẽ được bức tranh diễn tả tuyệt nhất về sự bình yên. Rất nhiều những họa sĩ nổi tiếng đã gửi đến nhà vua những tác phẩm tuyệt vời nhất của họ.

Một ...
LƯƠNG THIỆN VÀ CHÂN THÀNH: 2 THỨ KHÔNG THỂ GIẢ VỜ…
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1987 11:18, 20/07/2022
0 0 13,552 0.0
LƯƠNG THIỆN VÀ CHÂN THÀNH: 2 THỨ KHÔNG THỂ GIẢ VỜ…

1/- Câu chuyện thứ nhất: Chân thành là vô giá

Có ông chủ A của một doanh nghiệp nhỏ luôn muốn được hợp tác làm ăn với ông chủ B của một doanh nghiệp lớn, nhưng đã thất bại không biết bao nhiêu lần.

Lần này, ông chủ A lại bước ra khỏi phòng làm việc ...
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐỌC NHIỀU SÁCH VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐỌC SÁCH
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1986 11:08, 20/07/2022
0 0 28,069 10.0
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐỌC NHIỀU SÁCH VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐỌC SÁCH
______

Đọc nhiều tiểu thuyết, bạn sẽ nhìn thấy biết bao cuộc đời lên voi xuống chó, gặp bao mánh lới xâu xé bẩn thỉu, chứng kiến bao kiểu nhục dục đê hèn, cảm nhận được nỗi xót xa và không cam lòng, hiểu thế nào là bất lực, u ám. Bạn ...
Đừng bỏ rơi chính mình
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1978 06:57, 15/07/2022
2 0 12,830 10.0
Đừng bỏ rơi chính mình
Biết thương mình đúng cách thì đừng làm gì ngược lại với nhân quả, rồi bán rẻ những phẩm chất tốt đẹp trong sáng bên trong chúng ta.

Hầu hết thì ai cũng yêu chiều cái ‘bản ngã’ của mình, nhưng dù có thỏa mãn cái bản ngã này đến tận cùng, thì cuối cùng chúng ta vẫn khổ đau mà ...
TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH…
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1973 14:28, 14/07/2022
1 0 13,986 0.0
TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH…

Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật đẹp, thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.

Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!