/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Vế đối để đời và cái chết tức tưởi của danh sĩ Ngô Thì Nhậm

3585 09:11, 25/11/2024
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN

( từ)

Vế đối để đời và cái chết tức tưởi của danh sĩ Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm (1746- 1803), là một danh sỹ, nhà văn thời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

Ngô Thì Nhậm xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Bắc Hà, là con của Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, học giỏi và sớm có những công trình về lịch sử. Năm 1768, ông đỗ giải nguyên, rồi tiến sỹ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê – Trịnh và được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778, ông làm Đốc đồng ở Kinh Bắc và Thái Nguyên.

Năm 1788, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, ra chiếu "cầu hiền", Ngô Thì Nhậm đã đầu quân cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được danh sỹ Bắc hà này, Nguyễn Huệ rất mừng mà rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy" và phong cho ông giữ chức Tả thị lang bộ Lại, sau đó thăng làm thượng thư bộ Lại.

Cuối năm Mậu Thân (1788), khi 29 vạn quân Thanh vào nước ta theo lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống với danh nghĩa "phù Lê diệt Tây Sơn", Ngô Thì Nhậm đã hiến kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn (Ninh Bình), góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.

Năm 1790, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ Thượng thư. Tuy làm việc ở bộ Binh nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu, một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.

Sau khi vua Quang Trung mất, ông không được tin dùng và quay về nghiên cứu Phật học.

Năm 1803, Ngô Thì Nhậm và một số quan lại triều Tây Sơn bị đánh bằng roi ở Văn Miếu nhưng do có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên người này đã tẩm thuốc độc vào roi. Sau trận đòn, về nhà Ngô Thì Nhậm chết.

Vế đối để đời và cái chết tức tưởi

Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau. Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử nhưng không được, cộng với những mâu thuẫn trước kia nên từ đó căm giận, nhất quyết trả thù. Đặng Trần Thường vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh.

Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó lại là Đặng Trần Thường.

Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

"Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai".

(Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của Đặng Trần Thường).

Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế".

(Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhậm).

Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly. Quả là lời lẽ và từ ngữ của bậc quốc sĩ, hào khí ngất trời.

Bên cạnh đó, cũng có thuyết nói rằng, nguyên câu đối lại của Ngô Thì Nhậm là:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế".

hoặc là:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế".

Nhưng dù là thuyết nào thì cũng nói lên được hào khí của Ngô Thì Nhậm. Ngược lại, nghe xong câu đối, Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại "thế đành theo thế" (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế) nhưng Ngô Thì Nhậm dửng dưng không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.

img

Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống. Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ, biết mình không qua khỏi, trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường như sau:

"Ai tai Đặng Trần Thường

Chân như yến xử đường

Vị Ương cung cố sự

Diệc nhĩ thị thu trường".

(Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường, quyền thế lắm đấy nhưng như chim yến làm tổ trong nhà sắp cháy rồi tai ương sẽ đến. Gi ống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang rồi bị Cao Tổ giết ở Vị Ương. Kết cục của ngươi cũng thế).

Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử. Xét cho cùng thì Nhậm và Thường đều là những sỹ phu Bắc hà lỗi lạc thời bấy giờ, chỉ là "vòng trần ai, ai dễ biết ai!".

Ngô Hoàng Long (Trí Thức Trẻ)

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lê Quý Đôn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1893 06:04, 12/06/2022
0 0 17,104 0.0
QUẢ BÁO

Lê Quý Ðôn (1726 - 1784) người tỉnh Thái Bình, con của Tiến sĩ Thượng thư Lê Phú Thứ đời Dụ Tông. Tuổi trẻ nổi tiếng là thần đồng. Lên năm tuổi học Kinh Thi, mỗi ngày thuộc cả chục dòng sách. Mười một tuổi, mỗi ngày học Sử ông thuộc tám, chín chương . Mười bốn tuổi đã thông hết Ngũ kinh, Tứ ...
Nàng công chúa Việt Nam bị chồng lạnh nhạt và cách ứng xử cao minh
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
1706 13:38, 01/04/2022
0 0 3,005 0.0
Nàng công chúa Việt Nam bị chồng lạnh nhạt và cách ứng xử cao minh khiến chồng mến phục
Làm dâu nhà tướng, sóng gió buổi đầu
Lấy Đức phục người
Biến cố lớn khiến Trần Quang Khải muôn phần kính yêu vợ

Nhiều người Việt Nam đều biết đến Thượng tướng Thái sư, Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, ...
ĐỒNG CHÍ LÊ ĐỨC THỌ ĐÈ BẸP KISSINGER TRONG MÀN ĐẤU TRÍ ĐẦY CĂNG THẲNG TẠI CUỘC ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS - NƠI QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC
1539 07:10, 07/01/2022
1 0 3,170 0.0
Trở lại Paris sáng 8/1/1973 trên đường đến chỗ họp ở Gifsur Yvette, Cố vấn Lê Đức Thọ kéo ông ra một góc: “Hôm nay toàn đoàn ta không thèm ra cửa đón đoàn Mỹ như thông lệ nữa. Và hôm nay mình sẽ nói mạnh đấy. Mình nói thong thả và cậu cố dịch theo đúng tinh thần”.

Dù đã được dặn trước và đã trực ...
CÁI CHẾT CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
67 14:43, 26/05/2021
0 0 2,704 0.0
Lê Thánh Tông là một trong những vị vua sáng trong lich sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Có nhiều câu chuyện liên quan đên cuộc đời, sự nghiệp và công đức của ông, riêng về nguyên nhân cái chết của vị vua này, trong giới sử học còn những nhận định khác nhau.
Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

Nhân duyên trời ...
Câu truyện về Vua Lê Thánh Tông
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
66 14:39, 26/05/2021
0 0 3,270 1.5
Nhân dịp đầu năm mới, vua Lê Thánh Tông mặc thường phục vi hành để xem xét tình hình dân chúng. Ði tới đâu, nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, trong lòng vui mừng lắm. Riêng nhà nọ, chẳng treo đèn, kết hoa mà cũng chẳng thấy đối liễn gì hết…

Vua lấy làm ngạc nhiên, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!