/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọc

3621 09:20, 25/12/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọc
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với nền lịch sử, văn hóa lâu đời mà còn bởi một lịch sử gốm sứ vô cùng đặc sắc và độc đáo. Có thể nói gốm sứ Nhật Bản là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất tại xứ sở mặt trời mọc.

Gốm sứ Nhật Bản gắn liền với tên tuổi của nhiều thương hiệu cũng như các nghệ nhân nổi tiếng như Honami Koetsu, Ogata Kenzan…Từ thế kỷ thứ 4, gốm sứ Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều của nghệ thuật gốm sứ đến từ Trung Quốc. Giai đoạn thế kỷ 11 – 16, Nhật Bản nhập khẩu nhiều sản phẩm gốm sứ từ Trung Quốc như sứ men trắng, các loại đĩa màu xanh, đồng thời Nhật Bản cũng nhập khẩu sản phẩm từ Hàn Quốc và Việt Nam.

Sản phẩm gốm sứ Nhật Bản thể hiện rõ nét trong nghệ thuật trà đạo có lịch sử truyền thống lâu đời tại xứ sở hoa anh đào. Cho tới thế kỷ 20, gốm sứ Nhật Bản có nhiều thay đổi với loại hình gốm sứ hiện đại, đương đại, kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với những giá trị hiện đại.

- Dòng gốm Kakiemon

Dòng gốm Kakiemon (柿 右衛門) là một phong cách gốm sứ tráng men của người Nhật Bản. Theo như truyền thống thì loại gốm này được sản xuất tại các nhà máy của thị trấn Arita, thuộc tỉnh Hizen (tỉnh Saga hiện nay) từ giữa thế kỷ 17 trở đi. Gốm sứ Kakiemon được đánh giá cao ở phương Tây bởi chất lượng tuyệt vời của nó và được sao chép rộng rãi bởi các nhà sản xuất sứ chính của châu Âu.

Vào năm 1971, các kỹ thuật làm gốm thủ công này đã được phong tặng danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quan trọng từ chính phủ Nhật Bản; bên cạnh đó, một lò nung gốm ở Arita sử dụng để tạo ra gốm Kakiemon cũng đã được phong tặng là một Di tích lịch sử Quốc gia.

Dòng gốm sứ Kakiemon có xuất xứ từ cái tên của Sakaida Kakiemon (1596 – 1666), và đó cũng là biệt danh của một nghệ nhân gốm tên là Kizoemon sống ở Arita thời xưa. Có một truyền thuyết kể lại rằng trong một buổi chiều, Kizoemon ngắm nhìn những quả hồng trong vườn dưới ánh sáng hoàng hôn và nghĩ rằng nếu có thể tái hiện được sắc màu này trong những tác phẩm gốm của mình thì quả là một điều tuyệt vời. Cuối cùng, trải qua nhiều công cuộc nghiên cứu đến kiệt sức, Kizoemon cũng đã thành công trong việc thực hiện mong muốn cháy bỏng này của mình. Chính vì vậy, ông tự gọi mình là “Kakiemon” có ý nghĩa là “phía sau màu sắc đẹp đẽ của quả hồng”.

Ngoài ra, các sản phẩm sứ của Kakiemon lúc này vượt trội hơn hẳn đồ Kutani vì các sản phẩm có màu sắc vô cùng phong phú với những màu như xanh dương, vàng, tím, đen, đỏ, xanh lục, vàng và bạc. Những màu sắc này lại được kết hợp khéo léo và tinh tế trên sản phẩm và tạo ra một vẻ đẹp sắc sảo và tao nhã đến mê hồn.

+ Các kiểu trang chí của đồ gốm Kakiemon

* Kiểu trang trí thứ nhất: là các hình vẽ chim phượng hoàng hay rồng chịu ảnh hưởng lớn từ đồ gốm sứ Manreki Akae thời nhà Minh; con người, chim, hoa, thú… được thể hiện bằng bút pháp tả chân theo phong cách hơi hướm hội họa Trung Hoa.

* Kiểu trang trí thứ hai: khác hẳn với cách trang trí đồ gốm sứ Akae Trung Hoa. Dường như những nghệ nhân gốm biết nắm bắt linh hồn cỏ hoa, cây lá, chim muông và tái hiện lại chúng trong trang trí mà vẫn thể hiện được dáng vẻ tự nhiên nhất của chúng và đồng thời cũng tạo nên nét riêng biệt trong cách trang trí của đồ Kakiemon với phong cách thuần Nhật.

* Kiểu trang trí thứ ba: thì chịu ảnh hưởng từ gốm sứ Hà Lan thông qua những đồ gốm nhập khẩu vào đây, các nghệ nhân biết cách sắp xếp một cách cân đối các hình vẽ cỏ hoa, những loài chim nhỏ trong những ô nhỏ nhắn và phân bố đều khắp bề mặt.

- Dòng gốm Imari

Gốm sứ Imari (伊万 里 焼) cũng là một thương hiệu gốm sứ Nhật Bản nổi tiếng tại thị trấn Arita, thuộc tỉnh Saga. Loại gốm sứ này đã được xuất khẩu sang châu Âu rất nhiều từ các cảng biển của Imari trong khoảng từ thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 18. Người Nhật cũng như người phương Tây luôn gọi nó là Imari. Cho đến nay, gốm sứ Imari hoặc gốm sứ Arita vẫn được phát triển và sản xuất liên tục qua nhiều thơi kỳ.

Đặc trưng của dòng gốm này là dòng men gốm sứ cô ban khá giống với dòng men tương tự của gốm sứ Bát Tràng. Với những họa tiết trang trí màu xanh cô ban, người thợ gốm Nhật Bản đã tạo ra những sản phẩm gốm sứ vô cùng độc đáo, đẹp mắt với màu sắc thanh lịch, trang nhã khiến cho dòng gốm này được rất nhiều người yêu thích. Có thể nói gốm sứ Imari luôn là một trong những lựa chọn ưa thích của các đầu bếp Nhật Bản khi trang trí món ăn của mình

Thông thường, gốm sứ Imari được phân ra thành 2 loại chính là Sometsuke và Iro-e.

+ Sometsuke

Là loại gốm lâu đời nhất của thương hiệu Imari. Đặc điểm độc đáo của gốm sứ Sometsuke là nền men trắng và những hoa văn, họa tiết, hình vẽ chỉ có độc nhất màu xanh.

+ Iro-e

Các họa tiết thường có nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau, thông thường là hình phong cảnh, hoa lá, chim chóc, cây cối rất phong phú. Iro-e có lớp men màu phủ lên trên lớp họa tiết trang trí được vẽ và nung trước. Những màu men thường thấy ở gốm sứ Iro-e gồm đỏ, vàng kim, xanh nước biển và xanh lá cây.

- Dòng gốm Satsuma

Dòng gốm Satsuma (薩摩 焼 satsuma yaki) là một phong cách đất nung Nhật bắt nguồn từ vùng Satsuma ngày nay là vùng phía nam Kyushu. Được sản xuất từ những năm 1600, cho đến nay dòng sản phẩm này đã được xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia trên thế giới. Sử dụng cách trang trí rất cầu kì, kiểu cách với nhiều màu sắc phong phú, có những sản phẩm gốm sứ còn sử dụng vàng thật để trang trí khiến sản phẩm gốm sứ độc đáo này trở nên khá sang trọng, đắt tiền.

Dòng gốm Satsuma cũng thường hay đào sâu vào các chủ đề Phật giáo như về các vị la hán, phật di đà, quan âm, di lặc,…

Dòng gốm Satsuma cũng được rất nhiều nghệ sĩ gốm nổi tiếng khác ưa thích và đang dần được phát triển, lan rộng khắp các vùng đất khác của Nhật Bản như Kyoto, Osaka, Kobe, Kagoshima, Tokyo và Kanazawa.

- Dòng gốm Kutani

Dòng gốm sứ Kutani (九 谷 焼 Kutani-yaki) là một phong cách của gốm sứ của Nhật Bản được lập nên bởi Gotō Saijirō, một thành viên của gia tộc Maeda.

Đồ Kutani có cả gốm và sứ. Những sản phẩm được sản xuất ở Kutani được gọi chung là “Kutani ware”.

Có sự khác biệt trong cách sử dụng và xử lý đồ gốm và sứ. Nếu bạn biết bản chất của nó và cách phân biệt nó, bạn sẽ có thể lựa chọn đồ của Kutani dễ hơn rất nhiều.

Nguyên liệu làm gốm là đất sét nung ở nhiệt độ thấp. Nhìn chung, nó có cảm giác kết cấu khá dày. Khi bạn gõ nó bằng ngón tay, nó sẽ phát ra âm thanh trầm, đục.

Màu sắc của đất lộ ra ở dưới đáy sản phẩm. Đây là chỗ để phân biệt đâu là đồ gốm và đâu là đồ sứ dễ dàng nhất.

Nguyên liệu thô để làm đồ sứ là cao lanh (một loại đá) có màu trắng và cứng. Đặc tính: mỏng, nhẹ và bền. Khi bạn gõ vào nó, bạn sẽ nghe thấy âm thanh rất trong và vang.

Đồ gốm sứ Kutani là một trong những đồ gốm sứ màu hàng đầu của Nhật Bản. Đặc trưng và sức hút lớn nhất của nó chính là “vẽ tay”. Những tác phẩm trang trí vẽ tay lộng lẫy đến mức người ta nói rằng không thể nhắc đến Kutani mà không nói đến “vẽ tay trên men”.

”Vẽ tay trên men” là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng bột màu lên men gốm đã được nung và sau đó nung lại ở nhiệt độ thấp. Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi cho đồ gốm Kutani và đồ Arita.

Lớp phủ với đặc điểm của Kutani là “màu đỏ, vàng, xanh lá cây, tím, xanh lam”, thường gọi là ngũ sắc, sẽ xuất hiện trong các hiệu ứng màu sắc tuyệt đẹp và họa tiết vẽ truyền thống rất sắc sảo và tinh tế.

- Dòng gốm Fukagawa

Dòng gốm sứ Fukagawa – Seiji có lịch sử hơn 120 năm tồn tại và phát triển. Các sản phẩm gốm sứ trắng gần như trong suốt rất đẹp được sản xuất ra khi được nung ở nhiệt độ cao và rất được ưa chuộng bởi những người yêu thích những thiết kế gốm sứ độc đáo khắp nơi trên thế giới.

Thời xưa, gốm sứ Fukagawa – Seiji thường được sử dụng trong hoàng gia Nhật và được đánh giá rất cao bởi sự độc đáo trong mỗi sản phẩm cũng như chất lượng vô cùng hoàn hảo của dòng gốm sứ này.

- Dòng gốm Banko

Vào thế kỷ thứ 17, tại Tokyo có một người thợ thủ công có tên là Banko chuyên làm gốm sứ với một phong cách độc đáo với hình dáng và họa tiết trang trí chủ yếu là hoa, chim, khỉ, sinh vật biển và con người. Đây là dòng sản phẩm khá đặc biệt và bí ẩn khi hầu như không có nhiều thông tin về nó. Chỉ biết rằng dòng gốm Banko này sử dụng chủ yếu loại men sần không bóng thường sử dụng cho những chiếc bình trà, ấm trà.

Uống Trà Thôi
Theo Quân Trà
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcĐĩa gốm dòng Kakiemon
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcĐĩa gốm Imari
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcDòng gốm Sometsuke với nền men trắng và hoa văn màu xanh
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcDòng gốm Iro-e với màu men đỏ, vàng kim, xanh
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcBát gốm Satsuma
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcDòng gốm Kutani
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcDòng gốm Kutani
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcBát gốm dòng Kutani
Gốm sứ Nhật Bản – các dòng gốm sứ nổi tiếng xứ sở mặt trời mọcDòng gốm Fukagawa thường được sử dụng trong hoàng gia Nhật
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lý giải sự trường tồn của thương hiệu gốm di sản Bordallo Pinheiro
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3609 13:09, 12/12/2024
0 0 138 0.0
Trải qua gần 140 năm, những tác phẩm gốm sứ độc đáo của Bordallo Pinheiro đã chinh phục trái tim của những người đam mê thiết kế, nhà sưu tập và chủ nhà trên toàn cầu

Ngay cả khi đứng trên bờ vực phá sản vào năm 2009, Bordallo Pinheiro đã phục hồi ngoạn mục vào những năm sau đó nhờ đơn đặt hàng liên tục ...
Một cách phân loại hiệu đề trên gốm sứ cổ Trung Hoa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3598 13:00, 03/12/2024
0 0 225 0.0
Hiệu đề trên gốm sứ cổ Trung Hoa, được hiểu rộng là các ký hiệu hay ký tự được vẽ hay viết trên các sản phẩm ấy, tức hoa áp 花押, họa áp 画押 và khoản 款, lạc khoản 落款, khoản thức 款识, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về gốm sứ cổ cũng như các nhà sưu tập cổ vật. Nó có thể ...
Huyền thoại đồ Sài Diêu “VŨ QUÁ THIÊN THANH”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3587 14:14, 25/11/2024
0 0 259 0.0
Sài diêu là một lò sứ danh tiếng lớn thời Ngũ Đại? Trong văn hiến cổ thấy so sánh Sài diêu ngang với 5 đại danh diêu đời Tống: Nhữ, Quan, Ca, Quân, Định. Tương truyền Sài diêu là ngự diêu của vua Thế Tông đời hậu Châu (954 - 959) tên Sài Vinh nên gọi tên lò là Sài diêu. Người đời xưng tụng màu men sứ xanh (thanh ...
Kỹ thuật làm đồ gốm 3 màu đời Đường
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3577 10:03, 21/11/2024
0 0 263 0.0
Sản xuất đồ gốm là một trong những phát minh lớn của loài người trong thời tiền sử. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, nguồn khoáng sản phong phú, người Trung Quốc đã biết chế tạo đồ gốm ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ.

Vào thời kỳ nhà Đường, kỹ thuật sản xuất gốm sứ của Trung Quốc phát triển ...
Bình gốm viết 10.000 chữ 'Thọ' của hoàng đế Khang Hy
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3570 10:11, 15/11/2024
0 0 216 0.0
Chiếc bình do vua Khang Hy, thời Thanh, Trung Quốc, ra lệnh chế tác, hiện có giá vượt 10 triệu USD.

Đầu tháng 11, tài khoản Weibo của Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh đăng ảnh cổ vật Thanh hoa vạn thọ, cho biết theo kết quả nghiên cứu mới, tác phẩm gốm sứ này do vua Khang Hy (1654-1722) ra lệnh xưởng gốm Cảnh Đức Trấn chế ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!