/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

HỌC-THUYẾT CỦA VƯƠNG DƯƠNG-MINH

3635 17:22, 07/01/2025
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

HỌC-THUYẾT CỦA VƯƠNG DƯƠNG-MINH

Do cái lý-thuyết đã nói ở trên mà Dương-minh lập thành cái tâm-học. Học để biết rõ sự-vật mà thù-ứng cho hợp thiên-lý, tức là hợp với chân-lý. Sự biết ấy do cái tâm của người ta, hễ cái tâm đã sáng thì lo gì vật đến mà không soi rõ được. Vậy nên cái công-phu của sự học cốt ở sự làm cho sáng cái tâm. Kẻ học-giả chỉ lo cái tâm chưa sáng, chứ không lo không biết hết những sự biến-đổi của vật. Người ta lập chí dụng công ở sự học cũng như sự giồng cây vậy. Cây lúc đầu chỉ có mầm chưa có thân, hoặc có thân chưa có cành. Khi có cành rồi mới có lá, có lá rồi mới có hoa, có quả. Lúc đầu mới giồng cây, ta chỉ chăm lo sự tài-bồi bón-tưới, đừng tưởng đến cành lá hoa quả vội. Hễ cây tốt thì tự-khắc có cành lá hoa quả, chỉ lo bỏ quên mất cái công tài-bồi mà thôi. Sự tài-bồi việc học là sự làm cho sáng cái tâm. Tâm như nước, có dơ-bẩn lẫn vào thì nước đục ; hoặc như cái gương, có bụi bám vào thì gương mờ. Cái bẩn, cái bụi ấy là cái tư-dục của người ta. « Sự học của người quân-tử là làm cho sáng cái tâm. Cái tâm vốn không tối, chỉ vì cái tư-dục che đi, cái tập-tục làm hại, cho nên hễ bỏ được cái che và cái hại thì tâm lại sáng, chứ không phải là được ở ngoài cái tâm vậy. » (Văn-lục, IV). Sự học như người tập bắn. Bắn thì phải có cái đích. Cái đích của sự học là cái tâm. Vậy nên sự học của người ta là chỉ cầu ở cái tâm mà thôi. « Quân-tử chi học, cầu dĩ đắc chi ư kỳ tâm 君字之學俅以得之於其心 : cái học của quân-tử là cầu lấy được ở cái tâm của mình. » (Văn-lục, IV)

Cái tâm để làm cốt, thì học bao nhiêu cũng không rối, mà bao giờ cũng hợp cái lý nhất quán. Bởi vậy mới nói rằng : « Đức có cái gốc, mà học có cái cốt-yếu. Không do ở cái gốc, mà phiếm-nhiên tòng sự, thì cao lên là hư-vô, thấp xuống là chi-li, chung-qui thành ra lưu-đãng, mất cái tông-chỉ, nhọc mà không có cái sở-đắc vậy. » (Văn-lục, IV)

Có cái tâm-học, thì cứ theo cái chiêu-minh linh-giác 昭明靈覺 của tâm mà hành-động, chứ không câu-nệ gì cả. Dương-minh thường nói rằng : « Học là quí cái được ở tâm ; tìm ở tâm mà không phải thì dẫu lời của Khổng-tử nói ra, không dám lấy làm phải ; tìm ở cái tâm mà phải thì dẫu lời của kẻ tầm-thường nói ra, không dám lấy làm trái. » (Ngữ-lục, II). Sự học đã chủ ở tâm như thế, thì rất là ung-dung hoằng-đại, không câu-nệ điều gì, và không cố-chấp học-thuyết nào, hễ có điều phải là theo. Có người hỏi rằng : « Đạo Nho và đạo Phật khác nhau thế nào ? » Dương-minh nói rằng : « Không nên tìm cái đồng cái dị của đạo Nho, đạo Phật, tìm cái phải mà học là được vậy. » ; « Thế thì phải với trái biện-biệt ra làm sao ? » ; « Tìm ở tâm mà yên là phải. » (Văn-lục, IV)

Thuở ấy có người cho cái tâm-học của Dương-minh giống như Thiền-học bên Phật. Ông sợ người ta hiểu lầm ở chỗ ấy, cho nên ông giải-thích rằng : « Cái học của thánh-nhân không có người, không có ta, không có trong, không có ngoài, cho trời đất vạn vật làm một, để làm tâm ; cái học của Thiền-tông thì khởi ở sự tự-tư tự-lợi mà chưa khỏi phân ra trong ngoài ; đó là chỗ khác nhau vậy. Nay những người học về tâm-tính mà ra ngoài cái nhân-luân và bỏ các sự-vật, thì thật là Thiền-học ; nếu chưa ra ngoài nhân-luân không bỏ các sự-vật mà chuyên lấy tồn tâm dưỡng tính làm cốt, thì chính là cái học tinh nhất của thánh-môn » (Văn-lục, IV). Học-giả nên tế-nhận chỗ ấy mà phân-biệt cho rõ cái tâm-học của Nho-giáo và Thiền-học của Phật-giáo.

 

http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/triet-hoc-dong-phuong/hoc-thuyet-cua-vuong-duong-minh-3-tam-hoc_1459.html

2 0 1,184 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CƠ HỘI NHỎ NHẤT
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3019 07:30, 24/11/2023
0 0 5,710 0.0
Có nhiều người quan niệm "cơ hội" không phải tự đến. Đúng vì con người cần nỗ lực, phấn đấu tìm cơ hội nhưng đôi lúc cơ hội đến hay không còn phải tùy duyên. Nhiều khi mất một cơ hội nào đó làm cho mình tiếc rẻ buồn rầu vì cho đó là một cơ hội tốt mất đi, tìm được một cơ may khác nhưng biết đâu ...
SỰ TU DƯỠNG CỦA MỘT NGƯỜI ẨN CHỨA TRONG 9 CHI TIẾT NÀY
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3017 07:30, 22/11/2023
2 0 6,445 0.0
Một người có đầy đủ hoặc đôi phần 9 đặc điểm này, có thể có được cuộc sống nhẹ nhàng, bình an.Sự tu dưỡng của một người ẩn chứa trong 9 chi tiết này. 1. Đối nhân xử thế có lễ độLễ, là quy phạm lễ nghi cơ bản trong đối nhân xử thế, cũng là thể hiện tu dưỡng đạo đức của một người. ...
BỐN CHỮ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3016 07:30, 21/11/2023
2 0 6,117 0.0
Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn chữ “Lạnh” này không phải chỉ sự lạnh lùng, mà là chỉ tâm thái trầm tĩnh khi đối mặt với con người và sự việc.Lạnh mắt nhìn ngườiNếu muốn giành được ...
BỎ CUỘC LÀ ĐIỀU DỄ LÀM NHẤT
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3015 13:12, 20/11/2023
1 0 6,159 0.0
Bỏ cuộc là điều dễ làm nhất trên đời! Ai cũng có thể bỏ cuộc mà không cảm thấy chút khó khăn nào. Trong thực tế có rất nhiều người bỏ cuộc. Nếu như trên đời này ai cũng bền chí, cần mẫn và có nhiều quyết tâm thì chắc chắn sự thành công của một vài người không phải là đề tài để báo chí ca ngợi ...
Lão Tử dạy: Làm người minh trí phải biết “thủ ngu, thủ tĩnh, thủ nhu”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3006 08:44, 18/11/2023
3 0 8,799 0.0
Lão Tử là một danh nhân thời Xuân Thu, ông cho ra đời tác phẩm “Đạo Đức Kinh” đúc kết những tinh hoa đạo đức lưu lại cho hậu thế. Tác phẩm vô cùng ngắn gọn và hàm súc, đề cập đến những triết lý uyên bác, tinh thâm. Lão Tử khuyên thế nhân phải biết tu thân dưỡng tính, sống thuận theo tự nhiên, không ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!