/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)

3643 12:00, 08/01/2025
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức Phật kể rằng:

“Trong thời quá khứ tại thành Ba La Nại, nước Già Thi có năm trăm con khỉ sinh sống tại một khu rừng hoang vắng. Một hôm chúng đi đến một cây Ni câu luật. Dưới tán cây này có một cái giếng. Trong giếng có bóng trăng hiện ra. Con khỉ chúa khi thấy bóng trăng liền nói với đồng bọn: “Mặt trăng hôm nay rơi xuống giếng chết rồi, chúng ta phải vớt nó lên, chớ để thế gian sống trong tăm tối”.

Thế rồi chúng cùng bàn bạc: “Vớt lên bằng cách nào đây?”.

Khỉ chúa nói: “Ta biết cách đem lên. Ta nắm cành cây, các ngươi nắm đuôi ta, nối kết vào nhau thì có thể vớt lên được”.

Thế rồi lũ khỉ liền làm theo lời khỉ chúa, lần lượt nắm vào nhau, nhưng vì đám khỉ quá nặng còn cành cây thì yếu nên chưa kịp với tới nước thì cành cây đã gãy. Và thế là cả đàn khỉ đều rơi vào trong giếng nước.

Bấy giờ, thần cây liền đọc kệ:

“Một bầy thú lẩn thẩn

Ngu si nắm đuôi nhau

Tự mình gây khổ não

Làm sao cứu thế gian ?”.

Bấy giờ, Phật liền nói với các Tỳ kheo:”Con khỉ chúa thuở ấy nay là Đề Bà Đạt Đa, còn bầy khỉ lúc bấy giờ nay là nhóm Lục quần Tỳ kheo. Ngày xưa đã từng tùy thuận nhau mà chuốc lấy khổ não, rồi ngày nay cũng lại như thế”.

Trong kinh Niết Bàn quyển 9 Phật cũng nói:

"Kẻ đại tham làm việc ác mà không tự thấy, vì kẻ ấy có tâm kiêu mạn, tuy làm nhiều điều xấu ác nhưng không biết sợ hãi, cho nên không được thành Phật, ví như đàn khỉ bắt bóng trăng đáy nước".

Ở Nhật Bản các họa gia ảnh hưởng phong cách Thiền họa của Mục Khê Pháp Thường thời Nam Tống đã sáng tác rất nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ câu chuyện kể trên. Các tác phẩm này đa số được thực hiện bằng chất liệu thủy mặc đen trắng, bút mực giản kiệm, tinh thần phóng túng tự nhiên, khắc họa một hoặc một vài con vượn (hoặc khỉ) tay bám vào cành cây, tay vươn dài xuống dưới để vớt bóng trăng. Hình ảnh cái giếng trong chuyện luôn được lược bớt, thay vào đó các họa gia thường chỉ khắc họa một mặt nước thấp thoáng bóng trăng tròn hoặc đơn giản chỉ là một khoảng trống hư vô như trong các tác phẩm của Hasegawa Tohaku, Ito Jakuchu hay thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku).

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2286 08:37, 19/11/2022
0 0 5,666 0.0
Kiệt tác "Salvator Mundi" - từng được đấu giá hơn 450 triệu USD, đắt nhất thế giới - hiện không rõ tung tích.

Sáng 14/10, trên The Times, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra kiệt tác Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh. "Có những lý do khiến tôi ngần ngại ...
Tuyệt tác tranh Phật giáo 600 năm tuổi
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2280 08:40, 15/11/2022
1 0 4,708 0.0
Tranh Phật giáo - ở bảo tàng tư nhân của tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm - được thêu chỉ vàng, tơ ngũ sắc, tuổi đời hơn 600 năm.

Theo Sina, tác phẩm hiện được lưu giữ ở bảo tàng tư nhân Long Museum của tỷ phú Trung Quốc. Tranh được ông mua tại phiên đấu giá do Christies Hong Kong tổ chức năm 2014, với giá xấp ...
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2265 08:45, 05/11/2022
0 0 5,697 0.0
"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là ...
Hội họa thời kỳ Phục Hưng ‘Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi’: Lựa chọn làm quỷ hay làm Thần?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2264 08:44, 04/11/2022
0 0 5,713 0.0
Lựa chọn giữa đức hạnh và lương tri (Virtue), hay sự cám dỗ và suy đồi (Vice) là chủ đề nổi bật trong rất nhiều tác phẩm hội họa thời kỳ Phục Hưng, trong đó có bức họa “Allegory of Virtue and Vice” (“Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi”) của họa sĩ người Ý Lorenzo Lotto.

Câu chuyện về người anh hùng Hercules

Trong ...
‘Thanh Minh thượng hà đồ’: Điều gì ẩn sau một kiệt tác hội họa?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2256 08:38, 31/10/2022
0 0 6,586 0.0
“Thanh minh thượng hà đồ” là một tác phẩm tranh khổ rộng được vẽ bởi họa sĩ Trương Trạch Đoan của thời Bắc Tống, thông qua cách miêu tả truyền thần về hơn 810 nhân vật với nhiều màu sắc khác nhau, đã ghi lại được hình ảnh về cuộc sống thành thị của Trung Quốc vào thế kỷ 12 một cách sống động, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!