/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)

3643 12:00, 08/01/2025
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức Phật kể rằng:

“Trong thời quá khứ tại thành Ba La Nại, nước Già Thi có năm trăm con khỉ sinh sống tại một khu rừng hoang vắng. Một hôm chúng đi đến một cây Ni câu luật. Dưới tán cây này có một cái giếng. Trong giếng có bóng trăng hiện ra. Con khỉ chúa khi thấy bóng trăng liền nói với đồng bọn: “Mặt trăng hôm nay rơi xuống giếng chết rồi, chúng ta phải vớt nó lên, chớ để thế gian sống trong tăm tối”.

Thế rồi chúng cùng bàn bạc: “Vớt lên bằng cách nào đây?”.

Khỉ chúa nói: “Ta biết cách đem lên. Ta nắm cành cây, các ngươi nắm đuôi ta, nối kết vào nhau thì có thể vớt lên được”.

Thế rồi lũ khỉ liền làm theo lời khỉ chúa, lần lượt nắm vào nhau, nhưng vì đám khỉ quá nặng còn cành cây thì yếu nên chưa kịp với tới nước thì cành cây đã gãy. Và thế là cả đàn khỉ đều rơi vào trong giếng nước.

Bấy giờ, thần cây liền đọc kệ:

“Một bầy thú lẩn thẩn

Ngu si nắm đuôi nhau

Tự mình gây khổ não

Làm sao cứu thế gian ?”.

Bấy giờ, Phật liền nói với các Tỳ kheo:”Con khỉ chúa thuở ấy nay là Đề Bà Đạt Đa, còn bầy khỉ lúc bấy giờ nay là nhóm Lục quần Tỳ kheo. Ngày xưa đã từng tùy thuận nhau mà chuốc lấy khổ não, rồi ngày nay cũng lại như thế”.

Trong kinh Niết Bàn quyển 9 Phật cũng nói:

"Kẻ đại tham làm việc ác mà không tự thấy, vì kẻ ấy có tâm kiêu mạn, tuy làm nhiều điều xấu ác nhưng không biết sợ hãi, cho nên không được thành Phật, ví như đàn khỉ bắt bóng trăng đáy nước".

Ở Nhật Bản các họa gia ảnh hưởng phong cách Thiền họa của Mục Khê Pháp Thường thời Nam Tống đã sáng tác rất nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ câu chuyện kể trên. Các tác phẩm này đa số được thực hiện bằng chất liệu thủy mặc đen trắng, bút mực giản kiệm, tinh thần phóng túng tự nhiên, khắc họa một hoặc một vài con vượn (hoặc khỉ) tay bám vào cành cây, tay vươn dài xuống dưới để vớt bóng trăng. Hình ảnh cái giếng trong chuyện luôn được lược bớt, thay vào đó các họa gia thường chỉ khắc họa một mặt nước thấp thoáng bóng trăng tròn hoặc đơn giản chỉ là một khoảng trống hư vô như trong các tác phẩm của Hasegawa Tohaku, Ito Jakuchu hay thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku).

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Kiệt tác hội họa đắt giá nhất thế giới đang ở đâu?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3464 23:39, 07/09/2024
2 0 2,723 0.0
Sau phiên đấu giá lịch sử đưa bức tranh "Salvator Mundi" trở thành kiệt tác đắt nhất thế giới năm 2017, tác phẩm đã "biến mất" một cách bí ẩn và hiện không ai biết tung tích nó ở đâu.

Theo The Art Newspaper, câu chuyện về "Salvator Mundi" và tung tích của kiệt tác này là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế ...
BÁT ĐẠI SƠN NHÂN 八大山人 (1626 – 1705)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3417 13:33, 09/08/2024
0 0 2,153 0.0
Trong lịch sử hội họa Trung Quốc, có hai danh họa thực sự bị điên theo đúng nghĩa đen. Một là Từ Vị đời Minh, hai là Bát Đại Sơn Nhân đời Thanh. Cuộc đời hai "cuồng họa gia" này thấm đẫm những bi kịch của thời đại, có lẽ điều đó đã tác động đến tâm lý và hành vi khiến họ có những biểu hiện cuồng ...
Những tác phẩm hội họa bí ẩn nổi tiếng trường tồn với thời gian!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3401 09:01, 02/08/2024
0 0 2,032 0.0
Họa sĩ kiệt xuất Hieronymus Bosch (1450 – 1516) người Hà Lan theo phong cách “hậu Gothic”, được biết đến như là đại diện Bắc phái của thời kỳ văn nghệ tiền Phục Hưng. Phong cách nghệ thuật của Bosch thường được mô tả là kỳ bí và ám ảnh. Rất khó hiểu được nội hàm và ý nghĩa trong những tác phẩm của ...
Bức chân dung tự hoạ bị giấu kín 63 năm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3398 15:51, 29/07/2024
1 0 2,048 0.0
Tròn 10 năm sau khi hoạ sĩ người Anh nổi tiếng thế kỷ 20, Norman Cornish qua đời, bức chân dung tự hoạ của ông được tìm thấy ở mặt sau của một tác phẩm nghệ thuật khác.

Nhằm chuẩn bị cho cuộc triển lãm sắp tổ chức, chuyên gia bảo quản tại bảo tàng Anh tháo tấm gỗ ở mặt sau bức tranh của Norman Cornish (1919-2014). ...
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3391 11:22, 23/07/2024
0 0 1,781 0.0
Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan triển lãm tranh về 12 tháng, từng được treo trong cung điện thời vua Càn Long, Trung Quốc.

Theo The Paper, Thập nhị nguyệt nguyệt lệnh đồ được trưng bày ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc từ tháng 7 đến ngày 22/9. Bộ tranh tái hiện khung cảnh trong và ngoài cung đình từ tháng một âm lịch đến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!