/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CHUYỆN HI HỮU: THÀNH TỶ PHÚ VÌ MUA ĐƯỢC BỨC TRANH CŨ HƠN 600 NGÀN Ở CHỢ

3692 15:34, 11/03/2025
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

CHUYỆN HI HỮU: THÀNH TỶ PHÚ VÌ MUA ĐƯỢC BỨC TRANH CŨ HƠN 600 NGÀN Ở CHỢ

Chuyện may mắn giàu có đột ngột tuy hiếm nhưng thực tế vẫn tồn tại. Ngoài việc trúng số, một người đàn ông đã có được tài sản khổng chỉ qua một đêm thông qua một bức tranh được mua ở chợ với giá 30 USD.


Vào năm 2016, một người đàn ông đã mua hai món đồ trong buổi bán đồ thanh lý ở Concord, Massachusetts gồm: một chiếc vòng cổ giả ngọc trị giá 1 đô la và một bức tranh (Đức mẹ đồng trinh và đứa trẻ) trị giá 30 đô la. Bạn bè của anh cho biết anh đã cất bức tranh ở nhà và chỉ thỉnh thoảng đưa cho khách xem.

Chủ nhân của bức tranh là bạn của Brainerd Phillipson, người điều hành một hiệu sách hiếm ở Holliston, Massachusetts. Vào năm 2019, doanh nhân và nhà buôn nghệ thuật Clifford Schorer có trụ sở tại Boston đã đến cửa hàng và mua một món quà.

Trong cuộc trò chuyện, Phillipson nói rằng họ bắt đầu nói về nghệ thuật, và sau đó Phillipson đề cập rằng bạn của anh ấy có một bức tranh mà họ nghĩ có thể là Dürer. Chữ ký A.D ở góc bức tranh, là tên viết tắt của Albrecht Dürer, nghệ sĩ nổi tiếng người Đức sinh năm 1471, có thể làm bằng chứng.


Schorer lưu ý rằng các bức tranh của Dürer cực kỳ hiếm và ông tin rằng tất cả chúng đều được tìm thấy. “Là một người hiểu rõ Dürer như bàn tay mình, điều đó là không thể”, anh nói với Philipson.

 

Mười một ngày sau, người chủ đã gửi cho Schorer một bức ảnh của tác phẩm nghệ thuật. Schorer ngay lập tức đã lái xe thẳng đến nhà của người đàn ông.

Người đàn ông và vợ của anh ta sống một cuộc sống khiêm tốn ở đó. Ngồi vào bàn bếp, ông Schorer ngắm nhìn tác phẩm và nói: “Đó là một kiệt tác hoăc là một bức giả mạo giỏi nhất mà tôi từng thấy.”

Schorer đề nghị trả trước cho người đàn ông 100.000 đô la, để anh ta bán bức tranh. Nếu tác phẩm thực sự là giả mạo, Schorer sẽ mất số tiền tạm ứng.

Ba ngày sau, Schorer tới Anh, giao bức tranh cho Jane McAusland, một nhà bảo quản tranh, cố vấn cho các viện bảo tàng, đại lý tranh và nhà đấu giá.

Ba tuần sau chuyến thăm của Schorer, McCauslan nói với anh rằng bức tranh đã được nhuộm bằng trà hoặc cà phê, vì vậy nó trông giống như một món đồ cổ.

McAusland trả lời qua email vào hôm sau, kèm ảnh bức tranh, cho thấy một hình đinh ba chìm, dấu hiệu chỉ có trong tranh vẽ tay của Dürer.


 

Tranh tự họa của Dürer tại tuổi 26, Bảo tàng Prado. 


Dürer thích sử dụng một loại giấy đặc biệt, do người bảo vệ của ông ấy là Jacob Fugger làm. Theo chuyên gia Christof Metzger của Dürer, chỉ xưởng vẽ của Dürer mới quyền sử dụng giấy có hình mờ chữ ký của Fugger.

Để xác minh tính xác thực của bức tranh, Schorer đi tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia ở Hoa Kỳ và châu Âu, những người phân tích, nghiên cứu bút ký, kiểm tra hồ sơ về quyền sở hữu trước đây của bức tranh, vv…

Ông nói, trong hơn hai năm, ông đã gặp một nhóm chuyên gia, tất cả, trừ một người trong họ không tin rằng bức tranh là bản gốc. Ông Metzger, người phụ trách chính của Bảo Bảo tàng Albertina tại Vienna. Metzger cho biết những manh mối như giấy, nét vẽ và phong cách của Madonna cho thấy bức tranh không phải là đồ giả.


Hội đồng chuyên gia Bảo tàng Anh tại London tiến hành giám định và tuyên bố bức tranh có tựa đề “Đức mẹ và Đứa trẻ cùng bông hoa trên băng ghế cỏ” này là tác phẩm của Albrecht Dürer.

 

 

Nếu phân tích là chính xác, bức tranh sẽ là một trong những tuyệt tác hiếm có nhất trong lịch sử nghệ thuật, với hầu hết các bức tranh của Dürer hiện đang nằm trong viện bảo tàng và chỉ có 24 bức trong bộ sưu tập tư nhân. Theo ước tính, bức tranh này có thể được bán trên thị trường với giá cao ngất ngưởng là 50 triệu đô la Mỹ!

 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 1,431 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Xu hướng chiết trung trong nghệ thuật
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1602 09:08, 19/02/2022
0 0 8,231 0.0
Chiết trung là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp, nghĩa là được lựa chọn. Thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng trong triết học bởi một dòng các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại không muốn theo một hệ thống tư tưởng nào, thay vào đó họ lựa chọn những học thuyết phù hợp nhất với họ. Nổi bật nhất ...
CHUYỆN ÔNG BA ĐÔNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1596 10:13, 16/02/2022
0 0 7,300 0.0
Với chiếc xe đạp mini mua từ năm nảo năm nào, thoắt cái ông ở chỗ này chỗ nọ. Trong nhà ông, tranh lụa, tranh sơn dầu, sơn mài… chật cả phòng khách. Còn ở phòng vẽ thì ngổn ngang những tranh vừa vẽ xong, tranh còn đang dở cùng những phác thảo màu, đen trắng… Có điều ít khi gặp được ông ở nhà. Ông đi hội ...
Bóc trần sự thật sau nét vẽ nguệch ngoạc trên tranh triệu đô của Cy Twombly
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1589 10:32, 13/02/2022
0 0 7,279 0.0
Nhìn tranh của Cy Twombly, người ta liên tưởng đến nét vẽ nguệch ngoạc của một đứa trẻ 3 tuổi. Nhưng sự thật lại khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Tranh của Cy Twombly ẩn chứa một tâm hồn nghệ thuật kỳ lạ

Gần đây, một số bài viết chia sẻ loạt tác phẩm của cố họa sĩ hoạ sĩ đương đại Cy Twombly (1928-2011), ...
Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng Tám
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1586 13:21, 10/02/2022
0 0 7,228 0.0
Tôi có mấy nhận xét về hội họa hiện đại kể cả một phần trước Cách mạng. Hiện giờ có nhiều người còn cho rằng nghệ thuật hội hoạ dưới thời thuộc Pháp là hoàn toàn vứt đi cả, bọn hoạ sĩ thời đó học theo trường tư sản đồi truỵ Âu châu tư tưởng tự do chủ nghĩa, nghệ thuật vị nghệ thuật, đồi ...
Hổ Nhâm Dần qua nét vẽ của các họa sĩ đương đại
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1578 08:45, 03/02/2022
0 0 7,768 0.0
Mấy năm nay, cứ dịp xuân về, lại thấy các họa sĩ đương đại vẽ tranh con giáp. Cái lệ năm nào vẽ con giáp đó đã có từ lâu.

Nhiều người vẫn kể chuyện khi xưa họa sĩ Bùi Xuân Phái thường vẽ tranh con giáp tặng bạn bè. Hay họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để hình thành một mảng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!