/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tác phẩm: Cuộc gặp ở cầu thang tháp canh

3698 08:30, 17/03/2025
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tác phẩm: Cuộc gặp ở cầu thang tháp canh

“Cuộc gặp ở cầu thang tháp canh” (1864) của hoạ sĩ người Ireland Frederic William Burton (1816-1900) là một bức tranh thoạt nhìn có những mảng màu thật đẹp. Màu xanh trên áo váy của người công nương và màu đỏ nhạt của người hiệp sĩ tạo ra một sự hoà quyện thật lý tưởng. Nhưng khi nhìn kĩ hơn nữa, ta chợt nhận ra đây là một câu chuyện tình buồn.

Bức tranh “Cuộc gặp ở cầu thang tháp canh” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật mô tả về nỗi buồn của tình yêu bị cấm đoán. Dựa trên một bài thơ của Đan Mạch từ thời Trung Cổ về công nương Hellelil, người đã yêu chính người hiệp sĩ bảo vệ riêng của mình là Hildebrand được dịch ra tiếng Anh và in vào năm 1855, Burton đã vẽ bức tranh này, mô tả một cảnh bi kịch nhất giữa họ, một quý bà và một người hiệp sĩ mà nàng đang yêu, nhưng cả hai cùng bị giằng xé bởi trách nhiệm, danh dự, địa vị xã hội và bổn phận của mỗi người. Có thể thấy rất rõ, họ đang đau khổ và dằn vặt.

Trong bức tranh ấy, họ không nhìn vào mắt nhau, cũng không ôm nhau một cách tình tứ nhất. Trong khi công nương đang quay đi khi chân bước trên cầu thang xoắn của tháp canh, đầu buồn bã cúi xuống, một tay đang giơ lên như thể che mặt và cố cưỡng lại sự rung động mạnh mẽ của trái tim mình, thì chàng hiệp sĩ vùi mặt mình vào cánh tay kia của nàng, chàng ôm chặt lấy cánh tay ấy mà hôn, mắt nhằm nghiền lại.

Họ đã yêu nhau một thời gian và chàng được giao bảo vệ nàng, nhưng họ đã phải che giấu tình cảm của mình. Nhưng chính khoảnh khắc trong tranh này lại đau đớn nhất. Họ không gặp nhau để nói lời yêu thương mà dường như là để chia tay nhau trong một lời vĩnh biệt. Những bậc thang nàng đang đi lên sẽ chia cách họ và cả hai đều đang rất đau khổ.

Ngôn ngữ của hội hoạ chính là màu sắc, với màu xanh lơ biểu thị địa vị quý tộc, màu đỏ trên áo của chàng chính là sự hy sinh và lòng trung thành, còn thanh kiếm chàng đang mang là một lời nhắc nhở rằng chàng là một chiến binh, và một chiến binh thì không thể đặt tình yêu lên trên bổn phận. Luôn có một ranh giới ngăn cách mà họ không thể vượt qua.

Ở bên trái phía dưới bức tranh, ngay ở chân của nàng là những cánh hoa trắng. Nhưng cũng có thể đó là một cái gì đã bị vỡ. Burton đã khéo léo tạo ra một thông điệp trong hai màu sắc ấy, màu của váy áo xanh và máu trắng của cánh hoa. Trong ngôn ngữ của các loài hoa, hoa hồng đỏ có thể tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng, cho một tình yêu đã trọn vẹn, nhưng màu trắng thì thể hiện việc đạt được khát vọng. Theo cách diễn tả ẩn dụ của Burton, nàng, trong trang phục xanh, màu của Đức Mẹ Đồng Trinh, đã không bao giờ đạt được mong muốn của trái tim mình.

Bức tranh màu nước khổ lớn 0,95 m x 0,60 m và chịu ảnh hưởng của trào lưu Tiền Raphael này hiện đang trưng bày ở Nhà trưng bày quốc gia Ireland ở Dublin. Năm 2012, bức tranh này được bầu là tác phẩm hội hoạ nổi tiếng nhất của Ireland.

Vào một ngày mùa hè năm ngoái, mình đã tới Dublin và tận mắt ngắm nhìn bức tranh. Nó thật sự đẹp về màu sắc, bố cục, và trên tất cả, chính sự sặc sỡ và tươi của màu sắc trong tranh lại ẩn chứa trong đó một nỗi buồn thật sự u ám và bi kịch về hai con người đang yêu…

 

0 0 1,439 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hổ Nhâm Dần qua nét vẽ của các họa sĩ đương đại
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1578 08:45, 03/02/2022
0 0 7,893 0.0
Mấy năm nay, cứ dịp xuân về, lại thấy các họa sĩ đương đại vẽ tranh con giáp. Cái lệ năm nào vẽ con giáp đó đã có từ lâu.

Nhiều người vẫn kể chuyện khi xưa họa sĩ Bùi Xuân Phái thường vẽ tranh con giáp tặng bạn bè. Hay họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để hình thành một mảng ...
Đem tranh quý đi thẩm định bị chê đồ ɢιả, người phụ nữ cười nhẹ hỏi: “Có biết tôi là ai không?”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1573 10:29, 29/01/2022
0 0 10,363 0.0
Đem tranh quý đi thẩm định bị chê đồ ɢιả, người phụ nữ cười nhẹ hỏi: “Có biết tôi là ai không?”
Chương trình ᴛʀuyền hình Kiểm định bảo vật là ᴍột trong những show thẩm định đồ cổ, bảo vật ɴổi tiếng nhất xứ Trung. ᴍột trong những điểm tạo nên tên тυổι cho nó chính là nhà sản xuất ...
“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1572 08:37, 29/01/2022
0 0 8,784 0.0
Một lần, rất tình cờ tôi được anh Ngô Quỳnh Dũng, con trai họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh tặng cho cuốn sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu” do tác giả Nguyễn Huy Thắng và Trần Chính Nghĩa (con trai ông Trần Văn Lưu), NXB Kim Đồng, xuất bản năm 2018. Sách tập hợp nhiều ảnh tư liệu quý về hoạt động ...
NGUYỄN GIA TRÍ – “TÔI LÀ NHÀ TIÊN TRI”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1569 09:09, 25/01/2022
0 0 7,508 0.0
Bố tôi – thi sĩ Lê Đại Thanh là bạn học ngồi cùng bàn với bác Nguyễn Gia Trí hồi còn học tiểu học và trung học thời Pháp thuộc. Bố tôi kể: “Ngay hồi đó, tới giờ vẽ bố chỉ vẽ được một con mèo, trong khi đó ông ấy đã vẽ minh họa được truyện ‘Con yêu râu xanh’. Tranh được treo ở trường. Một thời ...
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1561 11:40, 19/01/2022
0 0 8,270 0.0
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Tranh hổ chỉ có phần lưng và đuôi bị nhiều người chê "như mèo ốm" nhưng giá hơn 32 triệu HKD (4,1 triệu USD).

Theo Artron, bức Hổ là một trong tác phẩm gây tranh cãi nhất của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957). Sau khi được Sotheby's Hong Kong gõ búa với giá 32 triệu ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!